QUÁ TRÌNH TẠO LẬP VĂN BẢN

Một phần của tài liệu Giáo án tổng hợp ngữ văn 7 (Trang 42 - 46)

I. Mục tiêu cần đạt Học sinh nắm được:

1. Kiến thức: Nắm được các bước của quá trình tạo lập văn bản, để có thể làm tập làm văn một cách có phương pháp và hiệu quả hơn.

2. Kỹ năng: Củng cố lại kiến thức và kĩ năng đã học về liên kết, bố cục và mạch lạc trong văn bản.

3. Thái độ: Ý thức học tập bộ môn.

II. Chuẩn bị

- Thầy: SGK, TL, giáo án - Trò: Soạn bài.

III. Tổ chức các hoạt động

1. Ổn định lên lớp: ( 0,5’ ) 7A……….. 7B………..

2. Kiểm tra bài cũ: ( 6’) (?) Thế nào là mạch lạc trong VB? Những điều kiện để VB có tính mạch lạc? BT3- SBT.

3. Bài mới : ( 34’)

Hoạt động của giáo viên học sinh Nội dung cơ bản Hoạt động 1 ( 18’ ) PP vấn đáp, thuyết trình

? Khi nào người ta có nhu cầu tạo lập văn bản Tạo lập văn bản khi có nhu cầu phát biểu ý kiến hay viết thư cho bạn, viết bài báo tường cho lớp hoặc viết bài tập làm văn.

- Nhu cầu tạo lập văn bản có thể bắt nguồn từ bản thân có thể do yêu cầu chủ quan của mỗi người.

(?) Khi làm văn, các em đã thực hiện những bước nào?

- THD Tìm ý Lập dàn ý Viết thành văn.

(?) Để tạo lập văn bản, cần phải xác định rõ 4 vấn đề? Đó là những vấn đề nào?

- Viết cho ai? (đối tượng giao tiếp) - Viết về cái gì?

- Viết để làm gì? (mục đích giao tiếp) - Viết như thế nào? (Cách thức tạo lập VB)

GV: Định hướng được 4 vấn đề trên thì người viết sẽ định hướng được cách diễn đạt, dùng từ ngữ cho phù hợp (Nếu bỏ qua vấn đề nào trong 4 vấn đề đó thì không thể tạo ra được văn bản)

(?) Sau khi xác định 4 vấn đề trên cần phải làm gì để tạo lập văn bản.

- Tìm hiểu đề, xác định phạm vi, giới hạn đề, tìm ý, lập dàn bài.

I. Các bước lập văn bản 1, Phải định hướng chính xác:

- Viết cho ai?

- Viết về cái gì?

- Viết để làm gì? (mục đích giao tiếp) - Viết như thế nào? - Viết cho ai?

2, Tìm ý, sắp xếp ý:

- Theo 1 bố cục rành mạch và hợp lý.

(?) Đọc câu hỏi 4- SGK - Thảo luận:

- Yêu cầu viết thành văn cần đạt được những yêu cầu sau: đúng chính tả, đúng ngữ pháp, dùng từ chính xác, sát với bố cục, có tính kiên kết, mạch lạc, lời văn trong sáng.

- Riêng yêu cầu với VB tự sự cần biết cách kể chuyện hấp dẫn.

- GV nhận xét ưu khuyểt điểm chủ yếu của học sinh trng các bài làm văn để học sinh có hướng phấn đấu cụ thể hơn

(?) Câu hỏi 5 (SGK- T45)

- Trong sản xuất bao giờ cũng có bước kiểm tra sản phẩm có thể coi văn bản cũng là một sản phẩm và do đó sau khi hoàn thành cần kiểm tra lại xem có đúng không? Bố cục và cách diễn đạt có gì sai sót không và sửa chữa, bổ sung lỗi nhỏ.

(?) Vậy, theo em khi tạo lập văn bản cần qua những bước nào

Hs đọc GN T46

Hoạt động 2 ( 16’) PP thảo luận nhóm Gv hướng dẫn hs về nhà làm bài 1 và 3 Gv phân hai nhóm làm hai bài 2 và 4 Nhóm 1 – bài 2

Nhóm 2 – bài 4

- GV hướng dẫn học sinh làm- sửa.

Lưu ý : Hình thức văn bản là bức thư, nhân xưng ngôi thứ nhất : con

GV đọc đoạn văn mẫu : Bố kính yêu !

3, Viết thành văn:

- Diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành những câu, đoạn văn chính xác, trong sáng, mạch lạc và liên kết chặt chẽ với nhau.

4, Kiểm tra, sửa chữa, bổ sung văn bản.

Ghi nhớ ( SGK )

II. Luyện tập:

1/ BT 1- T46 2/ BT 2- T46

A, Bạn đã không chú ý rằng mình không thể chỉ thuật lại công việc học tập và báo cáo thành tích học tập.

Điều quan trọng nhất là mình phải từ thực tế ất rút ra những kinh nghiệm học tập để giúp các bạn khác học tập tốt hơn.

B, bạn đã xác định không đúng đối tượng giao tiếp. Bản báo cáo này được trình bày với học sinh chứ không phải với thầy cô giáo.

3/ BT 4 - T47

- Đối tượng hướng tới ; người bố, con viết cho bố

- Mục đích : bày tỏ sự ân hận, mong bố th lỗi

Đọc thư của bố con rất xúc động và ân hận. Bố đã giúp con nhận ra lỗi của mình. Hành động thiếu lễ độ với mẹ trước mặt cô giáo của con thật đáng trách. Con rất buồn về hành động này và suy nghĩ rất nhiều. Bố ơi, con biết mình sai và con cũng ân hận lắm. zcon mong bố và mẹ hãy tha thứ cho con.

Bố mãi là người bố đáng kính của con. Con hứa với bố mẹ là con sẽ không bào giờ vô lễ như vậy nữa.

Con thật sự mong được bố mẹ tha thứ…

Con yêu của bố mẹ ! En-ri-cô

- Đề tài : viết về việc trot thiếu lễ độ với mẹ và suy nghĩ của mình trước lỗi lầm đó

- Các ý chính :

+ kể sơ lược về hành động thiếu lễ độ của mình với mẹ

+ suy nghĩ của mình sau khi nhận thư bố

+ bày tỏ sự ân hận, lòng kính trọng yêu thương bố mẹ

+ hứa sẽ không bao giờ có hành động như thế…..

4. Củng cố: ( 3,5’) - Đọc thêm (SGK T47) - Các bước tạo lập văn bản.

5. HDVN: ( 1’)

- Làm BT4- SGK T47, BT1,2- SBT T24 - Chuẩn bị bài sau.

- Viết bài Tập làm văn số 1 (ở nhà) Rút kinh nghiệm :

………

………

* HƯỚNG DẪN VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 1 ( làm ở nhà ) A. Lập ma trận:

Chủ đề kiểm tra

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng

Văn tự sự kết hợp với miêu tả

Kể về một lần mắc lỗi với bố mẹ

1 câu 1 câu

10 điểm Tỷ lệ 100%

10 điểm B. Đề bài:

Em hãy kể lại một lần mắc lỗi với bố mẹ

C. Đáp án và thang điểm:

* Yêu cầu:

I, Kỹ năng:

- Kiểu bài (tự sự+ miêu tả và biểu cảm)

- Bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

II, Nội dung:

- Thể hiện nỗi ân hận vì đã mắc lỗi và bài học rút ra cho bản thân.

- Bố cục:

+ Mở bài: giới thiệu chung về lỗi mắc phải ( hỗn láo, bỏ học đi chơi, nói dối...) + Thân bài: Kể lần lượt chi tiết về lần mắc lỗi

+ Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu suy nghĩ của bản thân.

Tiêu chuẩn cho điểm:

- 8-10 điểm: Đáp ứng được những yêu cầu trên, văn viết rõ ràng, lưu loát, có cảm xúc.

Có thể còn vài lỗi nhỏ.

- 6-7 điểm: Đáp ứng cơ bản những yêu cầu trên- Bố cục rõ ràng. Diễn đạt tương đối tốt một vài chỗ còn lúng túng trong diễn đạt.

- 5 điểm: Bài làm tỏ ra hiểu đề. Bố cục rõ. Diễn đạt chưa lưu loát, đôi chỗ còn lủng củng.

Cảm xúc hạn chế. Mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- 2-4 điểm: Bài làm sơ sài, lủng củng, cảm xúc hạn chế. Mắc một số lỗi về chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

- 1 điểm: Sai lạc cơ bản về nội dung cũng như phương pháp.

Tuần 4

Ngày soạn :02/9/2014 Ngày dạy : 18/9/2014

Tiết 13

Một phần của tài liệu Giáo án tổng hợp ngữ văn 7 (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(299 trang)
w