MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢN

Một phần của tài liệu Giáo án tổng hợp ngữ văn 7 (Trang 26 - 30)

I . Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức:HS cần có những hiểu biết bước đầu về mạch lạc trong văn bản và sự cần thiết phải làm cho văn bản có tính mạch lạc,không đứt đoạn hoặc quẩn quanh.

2. Kỹ năng: Chú ý đến sự mạch lạc trong các bài tập làm văn.

3. Thái độ Có ý thức học tập nghiêm túc II . Chuẩn bị

1.GV : SGK + SGV + giáo án 2. HS : Đọc và soạn bài

III . Tổ chức các hoạt động

1. Ổn định lớp : ( 1’) 7A………… 7B……….

2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’)

2.1. Vì sao khi xây dựng văn bản,cần phải quan tâm tới bố cục?

2.2. Để văn bản có bố cục rành mạch rõ ràng phải có các điều kiện nào?

2.3. Một bài văn thường có mấy phần?Kể tên các phần?

3.Bài mới.( 34,5’)

Hoạt động của thầy và trò Nội dung lưu bảng

Hoạt động 1 ( 20’) Pp phân tích mẫu, thuyết trình

GV gọi HS đọc mục 1a để tìm hiểu mạch lạc trong văn bản và trả lời câu hỏi.

Xác định mạch lạc có những tình chất gì theo mục 1a?

Mạch lạc là:

_ Trôi trảy thành dòng,thành mạch.

_ Tuần tự đi qua khắp các phần các đoạn trong văn bản.

_ Thông suốt liên tục,không đứt đoạn Thế nào là mạch lạc trong văn bản?

Đọc mục 2a SGK trang 31 và trả lời câu hỏi SGK.

a.Một văn bản như truyện “cuộc chia tay của những con búp bê”có thể kể về nhiều sự việc,nói về nhiều nhân vật.Nhưng nội dung truyện luôn

I.Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản.

1. Mạch lạc trong văn bản.

Trong văn bản : mạch lạc là sự tiếp nối các câu,các ý theo một trình tự nhất định.

2. Các điều kiện để văn bản có tính mạch lạc.

bám sát đề tài luôn xoay quanh một sự việc chính với nhân vật chính.

Chủ đề liên kết các sự việc trên có thành một thể thống nhất không?

b. “Cuộc chia tay của những con búp bê”thì mạch văn đó chính là cuộc chia tay:hai anh em Thành và Thủy buộc phải chia tay.Nhưng hai con búp bê của các em,tình anh em của các em thì không thể chia tay.Không một bộ phận nào trong thiêng truyện lại không liên quan đến chủ đề đau đớn và tha thiết đó.Mạch lạc và liên kết có sự thống nhất với nhau.

Các đoạn văn ấy có mối liên hệ với nhau như thế nào?

c. Một văn bản có thể mạch lạc thì:các đoạn trong đó liên hệ với nhau về không gian,thời gian,tâm lí ,ý nghĩa,miễn là tự nhiên hợp lí.

Thế nào là văn bản có tính mạch lạc?

Hoạt động 2 ( 14,5’) Pp thảo luận nhóm Hai nhóm thảo luận

Tìm hiểu tính mạch lạc trong bài tập

Một văn bản có tính mạch lạc là:

- Các phần các đoạn các câu trong văn bản địều nói về một đề tài,biểu hiện một chủ đề chung xuyên suốt.

- Các phần các đoạn các câu trong văn bản được tiếp nối theo một trình tự rõ ràng,hợp lí,trước sau hô ứng nhau nhằm làm cho chủ đề liền mạch và gợi được nhiều hứng thú cho người đọc(người nghe).

II. Luyện tập.

Bài 1/32

a) Tính mạch lạc trong văn bản “ Mẹ tôi”

Truyện xoay quanh nội dung chủ đạo, đó là lời căn dặn của người cha đối với con : tình yêu thương và lòng kính trọng cha mẹ tình cảm thiêng liêng cao quý hơn cả…. Nội dung này được triển khai một

Cảm nhận về tính mạch lạc trong “cuộc chia tay của nhựng con búp bê”

cách hợp lí và mạch lạc : người cha nhắc đến lỗi của đứa con, tiếp đó người cha khéo léo nhắc về những kỉ niệm, nhắc về tình yêu thương sâu sắc mà người mẹ đã và đang dành cho con để đứa con nhận ra lỗi lầm của mình. Bài văn kết thúc bằng những lời nói kiên quyết của người cha khi căn dặn và nhắc nhở đứa con của mình

b)

Ý tứ chủ đạo xuyên suốt toàn đoạn văn của Tô Hoài:sắc vàng trù phú đầm ấm của làng quê vào mùa đông,giữa ngày mùa.Ý tứ ấy dẫn dắt theo dòng chảy hợp lí,phù hợp.

Câu đầu giới thiệu bao quát về sắc vàng trong thời gian(mùa đông,giữa ngày mùa)và trong không gian(làng quê).Sau đó tác giả nêu lên biểu hiện của sắc vàng trong không gian và thời gian đó.

Hai câu cuối là nhận xét,cảm xúc về màu vàng.

Mạch văn thông suốt bố cục mạch lạc.

Bài 2/34 Ý tứ chủ đạo của câu chuyện xoay quanh cuộc chia tay của hai anh em và hai con búp bê.Việc thuật lại qúa tĩ mỉ nguyên nhân dẫn đến cuộc chia tay của hai ngừơi lớn có thể làm ý chỉ đạo bị phân tán không giữ được sự thống nhất,do đó làm mất sự mạch lạc của câu chuyện.

4 .Củng cố : (4’)

4.1. Thế nào là mạch lạc trong văn bản?

4.2. Thế nào là văn bản có tính mạch lạc?

5. HDVN ( 1’)

Học thuộc bài cũ ,đọc soạn trước bài mới “Ca dao, dân ca…

Rút kinh nghiệm :

………

………

Tuần 3

Ngày soạn :25/8/2014 Ngày dạy : 01/9/2014

Tiết 9

CA DAO, DÂN CA

Một phần của tài liệu Giáo án tổng hợp ngữ văn 7 (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(299 trang)
w