BẠN ĐẾN CHƠI NHÀ

Một phần của tài liệu Giáo án tổng hợp ngữ văn 7 (Trang 118 - 123)

( Nguyễn Khuyến )

I- Mục tiêu cần đạt:

Sau khi học xong bài này Hs nắm được:

1. Kiến Thức: Thấy được tình bạn hồn nhiên, đậm đà của Nguyễn Khuyến 2. Kỹ nằng: Hiểu được bước đầu về thể thơ thất ngôn bát cú

3. Thái độ: Biết trân trọng tình bạn không thê thiếu được trong mỗi con người, II- Chuẩn bị:

- Thầy: SGK, SGV, rèn kỹ năng - Trò: SGK, vở ghi

III – Tổ chức các hoạt động

1. HĐ1: (0,5) Ổn định tổ chức 7A……….. 7B...

2. HĐ2: (5) KTBC:

(?) Đọc thuộc lòng bài thơ “ Qua Đèo Ngang”. Nêu cảm nhận của em về cảnh đèo Ngang.

3. HĐ3: (35,5’ )) Bài mới.

Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cơ bản

Hoạt động 1 ( 10’) PP vấn đáp, thuyết trình (?) Nêu những hiểu biết của em về tác giả NK ? - NK được gọi là “ Tam Nguyên Yên Đổ”

- Là người thông minh, học giỏi đỗ cao - Là nhà thơ lớn của dân tộc

- Nội dung thơ văn: Viết về thôn quê VN  Nhà thơ của làng cảnh VN.

Gv hướng dẫn đọc  đọc mẫu  Gọi học sinh đọc Ngắt nhịp 4/3

- Tìm hiểu các chú thích (SGK T105) (?) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? (?) Nội dung bài thơ ?

- Viết về tình bạn cao quý, đẹp đẽ của nhà thơ

(?) Nhận dạng thể thơ?

(?) Thông thường thể thơ này có cấu trúc 4 phần (đề- thực- luận- kết) nhưng theo em bài thơ này có cấu trúc như vậy không?

I- Đọc và tìm hiểu chung 1. Tác giả:

- Nguyễn Khuyến (1835-1909) - Là nhà thơ lớn của dân tộc

- Nội dung thơ văn: Viết về thôn quê VN  Nhà thơ của làng cảnh VN.

2. Tìm hiểu chung a/ Đọc – Tìm hiểu CT

* Đọc

* Hiểu chú thích b/ Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác : - Làm trong thời kỳ nội chiến, ông đã từ bỏ công danh trở về sống thanh bạch nơi vườn cũ

- Thể thơ

- Thất ngôn bát cú đường luật

* Cấu trúc 1-6-1

- Câu 1: Lời chào.

- C2  7: Mong muốn và khả năng tiếp bạn

- Câu 8: Quan hệ giữa vật chất và tình cảm  Khẳng định tình bạn trong sáng

Hoạt động 2 ( 22,5’) PP gợi mở, bình giảng (?) Câu 1 nêu nội dung gì?

(?) Trong câu 1, tác giả nêu nên mấy chi tiết đáng chú ý? Ý nghĩa của những chi tiết đó?

(?) Câu thơ có gì giống với lời nói thường ngày?

(?) Quan hệ giữa chủ nhà với khách ?

(?) Hình dung về thái độ và tâm trạng của Nguyễn Khuyến khi bạn đến chơi:

(?) Em hình dung thế nào về tình bạn của họ ? - Tình bạn thắm thiết, bền chặt chung thủy (?) Nhận xét cách ngắt nhịp câu 1? Tác dụng?

- Câu thơ tách làm 2 vế: Đã bấy lâu nay / bác tới nhà

Lấy sự xa cách lâu nay để tôn thêm niềm vui gặp gỡ

Gv: Người bạn NK nhắc tới là 1 người tri âm (tới thăm khi ông về ở ẩn, không phải khi làm quan) (?) Lệ thường khi bạn ở xa tới thăm, khách quý tới nhà ta phải thiết dãi thật thịnh soạn để tỏ tình thâm nhưng ở đây, sau lời chào NK đã đưa 1 tình huống như thế nào?

- 1 tình huống oái oăm: không có ai sai bảo, không thể mua được thức ăn ngon để đãi bạn  Đây là lời phân bua rất hữu tình, cũng là khởi đầu nụ cười vui giữa đôi bạn già

(?) Ta thấy mong muốn tiếp khách của tác giả như thế nào ?

II – Phân tích

1. Câu đầu: Giới thiệu tình huống - Đã bấy lâu nay  Thời gian xa cách tỏ ý chờ đợi bạn đến chơi dã từ lâu

- Bác – xưng hô thân mật, chứng tỏ khách là chỗ thân tình, gần gũi - Thân mật

-> Như một lời chào hỏi tự nhiên

=> Đón bạn hồ hởi thân tình, không lễ nghi cách biệt

2. Sáu câu tiếp theo: Mong muốn và khả năng tiếp bạn

Trình bầy hoàn cảnh:

+Trẻ đi vắng không có người sai bảo

+ Chợ thời xa không thể mua thức ăn ngon

Muốn tiếp khách một cách đàng hoàng nhưng tình huống oái oăm, khó xử

- Giải pháp dùng cây nhà lá vườn:

(?) Trong tình huống khó xử ấy thì tình huống đặt ra trước mắt chủ nhà là gì?

- Thức ăn: Động vật: cá, gà

- Cây nhà, lá vườn: rau, cải cà, bầu, mướp

 Tất cả đều có nhưng ở dạng tiềm ẩn (?) Nghệ thuật tác giả sử dụng ở 5 câu thơ?

- Phóng đại, cường điệu sự đối lập giữa cái giầu có giả tưởng với sự thiếu thốn đạm bạc trước mắt  cả hai đều đẩy tới mức tối đa

+ Ao đầy cá nhưng “ ao sâu nước cả”  không đánh bắt được

+ Gà đầy vườn nhưng “ Vườn ... thưa ...”  không đuổi được

+ Rau cỏ sẵn  nhưng chưa ăn được (Ngôn ngữ phong phú: chửa ra cây, cà mới nụ, rụng rốn, đương hoa..)

+ Thậm chí: “Miếng trầu lá đầu câu chuyện” cũng không có nốt

(?) Nghệ thuật đó có tác dụng gì?

- Tạo ra nụ cười hóm hỉnh mà thân mật, tế nhị mà sâu sắc

- Nói qua với bạn để vui đùa với bạn để tỏ tình thân mật với bạn

(?) NK là một vị quan về ở ẩn nhà có 5 gian ruộng 7 sào không tới mức không có gì để tiếp bạn song với cách nói quá như vậy ta hiểu được gì về cuộc sống con người và tình cảm bạn bè của tác giả?

- Yêu mến cuộc sống bình dị chốn làng quê - Trọng tình nghĩa hơn vật chất

- Tin vào sự cao cả của tình bạn

(?) Nhận xét cách dùng hình ảnh, từ ngữ trong đoạn thơ?

Cá, gà, rau, quả...

Nghệ thuật: Phóng đại, cường điệu, đối lập ( Giầu sang, giả tưởng ><

Thiếu thốn, đạm bạc)

 Muốn tiếp đãi bạn “Cây nhà lá vườn” nhưng không thể vì mọi thứ đều ở dạng tiềm ẩn.

+ Không than nghèo

+ Tạo ra nụ cười hóm hỉnh, thân mật với bạn hiền

* Tác giả là một người hóm hỉnh không khách sáo, trọng tình nghĩa hơn vật chất, tin vào sự cao cả của tình bạn yêu cuộc sống nơi làng quê dân dã

- Hình ảnh quen thuộc bình dị

- Từ ngữ dễ hiểu, phonh phú, giầu sức biểu cảm

 Vẽ ra 1 cảnh sống thanh bình, hạnh phúc chốn làng quê Việt Nam.

GV bình ý kiến trên (Ý kiến xây dựng) (?) Câu kết khẳng định điều gì?

(?) Theo em, nhà thơ quan niệm như thế nào về tình bạn?

- Tình bạn đẹp vượt trên lễ nghi vật chất bình thường chỉ cần tấm lòng đến với nhau là đủ.

(?) Phân tích sự đặc sắc của cụm từ “ ta với ta”

- ĐT “ta” vừa là đại từ người xưng số ít vừa là số nhiều  Vừa để chỉ mình vừa để chỉ bạn, ta với ta tuy 2 là 1 hòa vào nhau trong 1 tình bạn thống nhất.

(Ý nghĩa toàn bài dồn vào ba từ cuối)

(?) So sánh với cụm từ “ Ta với ta” ở “Qua đèo Ngang”

(?) Như vậy sự đối lập rõ nhất ở 6 câu thơ trên với câu thơ cuối này là gì?

- 6 câu trên: không có gì mâu thuẫn với câu cuối: Có tình bạn là một thứ lớn lao

- 3 từ “ta với ta” kết thúc bài thơ để lại 1 dư vị ngọt ngào thân thiết của tình bạn chân thành

Hoạt động 3 ( 2,5’) PP thuyết trình

(?) Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ?

.

.- NK đã dồn ép và mở rộng cấu trúc muôn thủa của thơ đường  tạo một khám phá bất ngờ

- Từ ngữ: Phong phú, độc đáo hàm ý sâu sắc - Ngôn ngữ bình dị tự nhiên

- Giọng thơ: Vui đùa hóm hỉnh

3. Câu kết: Khẳng định quan niệm tình bạn của nhà thơ.

- Tình bạn phải chân thành thắm thiết, cao đẹp vượt lên mọi lễ nghi vật chất thông thường.

- Ta với ta: nhà thơ và bạn, tuy 2 là 1  sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách

IV – Tổng kết 1.Nghệ thuật

- Cấu trúc thơ độc đáo (1-6-1)

- Ngôn ngữ thơ giản dị, tinh tế - Tình huống oái oăm

- Nghệ thuật cường điệu phóng đại, đối lập

2. Nội dung

Tình cảm đậm đà thắm thiết.

- Tình huống oái oăm, khó xử

- Nghệ thuật cường điệu, phóng đại đối lập (?) Nội dung bài thơ ?

Học sinh đọc GN SGK T105

4. HĐ4: Củng cố ( 3’) - Đọc thêm T106 – SGK - Câu hỏi BT1 T107- SGK - Ta với ta:

+ Qua đèo Ngang: Hòa hợp nội tâm

+ Bạn đến chơi nhà: Hòa hợp 2 con người lánh đạo về trong, không nhập cuộc với thói đời đen bạc

5. HĐ5: HDVN: ( 1’) - Học bài và làm bài tập

- Chuẩn bị: Viết bài TLV số 2 ở lớp Rút kinh nghệm

………

………...

Soạn : 01/10/2014

Dạy : 09 /10/2014

Tiết 30 + 31

Một phần của tài liệu Giáo án tổng hợp ngữ văn 7 (Trang 118 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(299 trang)
w