Mục tiêu cần đạt: ( như tiết 49 )

Một phần của tài liệu Giáo án tổng hợp ngữ văn 7 (Trang 216 - 220)

II- Chuẩn bị:

- Thầy: SGK, SGV, tham khảo bài giảng.

- Trò: soạn bài.

III- Tổ chức các hoạt động

1. Ổn định tổ chức: (0,5’) Lớp 7a...

2. Kiểm tra bài cũ: (6’)

(?) Đọc thuộc lòng khổ 1 đến khổ 6?

(?) Tiếng gà trưa đã khơ dậy những kỉ niệm ấu thơ nào trong tâm hồn người chiến sĩ trên đường hành quân xa?

3. Bài mới: (33,5’)

Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cơ bản

Hoạt động 1 ( 26,5’) PP gợi mở, bình giảng

(?) “Tiếng gà trưa” dẫn tác giả quay về những năm tháng tuổi thơ với bao kỉ niệm xúc động. Đó là những kỉ niệm nào?

II/ Phân tích

1. Âm thanh tiếng gà trưa khơi nguồn cảm xúc

2. Những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ được khơi dậy từ tiếng gà trưa a) Những kỉ niệm tuổi thơ

- Đàn gà, ổ trứng.

- Hình ảnh người bà đôn hậu với bao lo toan vất vả.

(?) Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả ổ trứng và những con gà của tác giả?

- Một bức tranh đẹp với nghệ thuật phối sắc thần tình: gam màu sáng tươi,mát dịu của bức tranh gà;

màu hồng của trứng gà trong ổ rơm có “đốm trắng”

của con gà mái hoa mơ, có màu nắng của con gà mái vàng.

- Điệp từ “này” diễn tả kỉ niệm sống động khiến cho ta hình dung thấy tay bà, tay cháu đang chỉ, đang đếm những con gà mái tìm mồi trong sân, trong vương nhà.

(?) Những sắc màu của gà và trứng đã gợi tả những vẻ đẹp riêng nào trong cuộc sống của làng quê?

- Vẻ đẹp tươi sáng, đầm ấm, hiền hòa, bình dị.

(?) Không gian nhắc đến kỉ niệm thơ dại nào của cháu?

(?) Chi tiết bà mắng cháu gợi cho em suy nghĩ gì?

- Tình cảm chân thực, giản dị mà bà dành cho cháu.

(?) Qua các chi tiết ấy em hình dung về người bà như thế nào? Cảm nhận của em về người bà từ hình ảnh bà chắt chiu từng quả trứng trên tay?

- Bà khum tay soi trứng, nâng niu từng quả trứng, chắt chiu dành dụm để cho gà ấp giống như bà đã dành dụm, chắt chiu mọi thứ tình cảm vật chất và tinh thần cho người cháu yêu quý của bà.

(?) Ở khổ tiếp, tác giả cho thấy bà đã lo lắng điều gì?

Nỗi lo ấy gợi cho em cảm nghĩ gì?

- Lo mùa đông tới đàn gà bị toi Nỗi lo chân thật của người bà nơi làng quê, trong cuộc sống còn những khó khăn, nỗi lo ấy còn thể hiện tình yêu thương giản dị, thầm lặng của người bà quê hương.

- Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng đẹp như tranh.

- Một kỉ niệm về tuổi thơ dại: tò mò xem trộm gà đẻ bị bà mắng.

- Hình ảnh người bà đầy lòng thương yêu, chắt chiu, dành dụm chăm lo cho cháu.

- Niềm vui và mong ước của tuổi

(?) Khổ 5 và 6: cho biết niềm vui và mong ước gì của tuổi thơ?

Gv: Tục ngữ có câu “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới” người cháu làm sao có thể quên được những bộ quần áo bà đã mua cho mỗi lần bán gà.

Tình thương cháu của bà đã tạo nên hạnh phúc tuổi thơ.

- Những chi tiết sống động ta thấy được cả tiếng sột soạt của bộ quần áo mới, cả động tác khum tay soi trứng của bà.

(?) Những kỉ niệm, những hình ảnh tuổi thơ ấy bộc lộ điều đáng quý nào trong tâm hồn tác giả?

- Một tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của một em nhỏ và tình cảm yêu quý đối với bà của đứa cháu

tác giả nâng niu, trân trọng những kỉ niệm tuổi thơ với những hình ảnh dung dị, đời thường (liên hệ

“bầu…trứng”

? Tìm những chi tiết nói về hình ảnh người bà trong kí ức của người chiến sĩ

(?) Tại sao bà mắng cháu? Tiếng bà mắng cháu bộc lộ tình cảm gì?

- Bà trách mắng cháu cũng là vì yêu thương cháu.

(?) Niềm vui cháu được quần áo mới chứng tỏ gì ở bà?

- Dành trọn vẹn tình yêu thương chăm sóc cho cháu: dành dụm chi chút đẻ cuối năm bán gà, may cho cháu quần áo mới.

(?) Nhận xét về hình ảnh người bà?

Gv: Trong kỉ niệm tuổi thơ, hình ảnh người bà hiện lên là người bà nghèo nhưng hiền thảo, hết lòng vì con cháu, chịu đựng, nhẫn nại hy sinh.

(?) Những chắt chiu, lo toan của bà được bù lại

thơ: được bộ quần áo mới từ tiền bán gà ước muốn ấy đi cả vào giấc ngủ tuổi thơ.

b) Hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu

- Hình ảnh người bà:

+ có tiếng bà vẫn mắng…

->Quan tâm, bảo ban, nhắc nhở cháu

+ Tay bà khum soi trứng/ Dành từng quả chắt chiu

+ Bà lo đàn gà toi/ Mong trời đừng sương muối…

-> Tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo,dành trọn vẹn trình yêu thương chăm lo cho cháu.

Hình ảnh người bà vừa gần gũi, bình dị vừa rất đỗi thiêng liêng.

- Tình bà cháu: sâu nặng, thắm thiết.

Bà chắt chiu chăm lo cho cháu, cháu

bằng những niềm vui của cháu. Chi tiết đó gợi cho em cảm nghĩ gì về tuổi thơ và tình cảm bà cháu?

- Tuổi thơ gắn liền với niềm vui bé nhỏ trong sáng:

vui vì có quần áo mới nhưng còn vui hơn vì tình cảm ấm áp bà dành cho cháu.

(?) Tại sao tình cảm bà cháu và hình ảnh người bà thành kỉ niệm không phai trong tâm hồn người cháu?

- Đó là tình cảm chân thật nhất, ấm áp nhất của tình cảm ruột thịt.

- Đó còn là tình cảm gia đình, tình cảm quê hương, tình cảm cội nguồn khồng thể thiếu trong cuộc đời mỗi con người.

(?) Nhận xét về sự phá cách của thể thơ ngũ ngôn cổ điển trong đoạn thơ này? Dụng ý của tác giả?

- Khổ thơ nhiều hơn 4 câu, vần không chặt chẽ, phối hợp nhiều vần trắc.

 Diễn tả trọn vẹn hơn cảm xúc mạnh, vần trắc tạo nên sự xốn xang trong lòng về nhiều kỉ niệm

(?) Đọc 2 khổ cuối? Tiếng gà trưa được lặp lại lần cuối với dụng ý gì?

- Đưa người cháu trở về thực tại, suy tư về cuộc đời hôm nay.

(?) Từ âm thanh đó, người cháu suy nghĩ gì về cuộc sống hôm nay?

- Một cuộc sống hạnh phúc.

(?) Vì sao có thể nghĩ “tiếng gà trưa- mang bao nhiêu hạnh phúc”

- Tiếng gà trưa và ổ trứng hồng là hình ảnh của cuộc sống chân thật, bình yên và no ấm.

- Tiếng gà trưa thức dậy bao tình cảm bà cháu, gia đình, quê hương.

- Đó là âm thanh bình dị của làng quê đem lại niềm yêu thương cho con người.

(?) Câu thơ nào nói lên hình ảnh ổ trứng gà vẫn đeo đuổi trong tâm hồn đứa cháu? – Giấc ngủ hồng sắc trứng.

yêu thương kính trọng và biết ơn bà.

3. Những suy tư gợi lên từ tiếng gà trưa

- Suy tư về hạnh phúc bình thường mà quý giá.

- Suy tư về cuộc chiến đấu hôm nay với mục đích chiến đấu cao cả nhưng

(?) Nhận xét sự lặp lại từ “vì” ở khổ cuối?

- Khẳng định niềm tin chân thật và chắc chắn của con người về mục đích chiến đấu hết sức cao cả nhưng cũng hết sức bình thường.

(?) Vì sao người cháu thấy hạnh phúc?

- Người cháu làm được việc có ích cho quê hương đất nước. Cháu đi chiến đấu bảo vệ Đất nước, bảo vệ xóm làng- nơi ấy có bà, có gà, có những kỉ niệm tuổi thơ.

- Người cháu chiến đấu vì tiếng gà tuổi thơ, người bà, vì xóm làng vì Đất nước Tình yêu Đất nước bắt nguồn từ tình yêu những cái nhỏ nhất (liên hệ với I. Êrenbua).

Hoạt động 2 ( 7’) PP vấn đáp, thuyết trình (?) Nghệ thuật đặc sắc của bài thơ?

(?) Những tình cảm sâu sắc nào trong bài thơ được thể hiện?

- Học sinh đọc ghi nhớ SGK- trang 151.

Gv yêu cầu hs làm bài tập 2

cũng hết sức bình thường, giản dị.

 Tình yêu quê hương, Đất nước.

Một phần của tài liệu Giáo án tổng hợp ngữ văn 7 (Trang 216 - 220)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(299 trang)
w