CA DAO, DÂN CA NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH
Tiết 10 NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU
I. Mục tiêu cần đạt Học sinh nắm được:
1. Kiến thức: Nắm và hiểu được ND, ý nghĩa và 1 số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của ca dao qua những bài ca dao thuộc chủ đề tình yêu quê hương đất nước, con người.
2. Kỹ năng: Thuộc và biết thêm những bài khác cùng chủ đề.
3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh tình yêu quê hương đất nước con người.
II. Chuẩn bị
Thầy: SGK, SGV, Ca dao- Dân ca Việt Nam Trò: SGK, bài soạn, sách bài tập.
III. Tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức: (1’)Lớp 7A………. 7B……….
2. Kiểm tra bài cũ: (7’) Đọc thuộc lòng bài ca dao 1 & 4 về tình cảm gia đình? ND và NT chung?
3. Bài mới (32’)
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cơ bản Hoạt động 1 ( 7’) PP vấn đáp
GV hướng dẫn học sinh đọc văn bản
GV đọc mẫu bài 1 -> gọi học sinh đọc những bài tiếp- nhận xét- sửa.
- Tìm hiểu các chú thích.
Hoạt động 2 ( 22’) Pp gợi mở, thuyết giảng Hs đọc lại bài 1
? Bài ca gồm mấy phần, là lời của ai với ai - Bài ca dao có 2 phần:
+ Phần đầu là câu hỏi của chàng trai.
+ Phần sau là lời đáp của cô gái.
Hình thức hát đối này rất phổ biến trong ca dao- dân ca.
(?) Tại sao nói bài 1 là 1 lời hát đối đáp.
- Chàng trai đố, cô gái trả lời về các địa danh.
(?) Câu đó của chàng trai nói đến những địa danh nào? Có nêu những đặc điểm chính của đối tượng không
- Người hỏi biết chọn nét tiêu biểu của từng địa danh để hỏi, người đáp hiểu rất rõ và trả lời đúng ý của người hỏi, câu hỏi bí hiểm bao nhiêu thì lời đáp lại sắc sảo bấy nhiêu.
(?) Qua những lời đáp ấy, em cảm nhận được điều
I. Đọc - Tìm hiểu chung 1. Đọc
2. Hiểu chú thích
II. Phân tích 1. Bài 1:
- Là lời hát đối đáp của chàng trai và cô gái về những địa danh và đặc điểm của từng địa danh.
- Đó là những địa danh (ở nhiều thời kì) của vùng Bắc Bộ: Thành HN, sông Lục Đầu, sông Thương, núi Đức Thánh Tản, đền Sòng…với những đặc điểm địa lý tự nhiên và những dấu vết lịch sử văn hóa nổi bật.
-> Làm hiện lên một đất nước tươi
gì về đất nước ta
- Người đọc như được du lịch qua một vùng rộng lớn của Đồng Bằng Bắc Bộ.
(?) Hỏi- đáp như vậy, chàng trai- cô gái muồn biểu hiện điều gì? Họ là những người như thế nào - Thể hiện sự hiểu biết cũng như niềm tự hào, tình yêu đối với quê hương đất nước.
- Chàng trai- cô gái cùng chùng sự hiểu biết, chung những tình cảm như thế.
- Chàng trai cô gái là 2 người lịch lãm, tế nhị.
GDBVMT :
? Qua bài ca dao em có thái độ gì với những địa danh được nhắc đến
Yêu mến, tự hào, giữ gìn và bảo vệ...
(?) ND bài ca dao số 4 nói về cảnh đẹp ở đâu? Về ai?
( Cảnh đẹp của cánh đồng lúa và vẻ đẹp của người thiếu nữ thôn quê )
? Em có nhận xét gì về cấu trúc và cách sử dụng từ ngữ của hai câu đầu
? Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng
? Qua những biện pháp nghệ thuật trên em cảm nhận như thế nào về cánh đồng
GVBG :
Như vậy hai dòng thơ đều kéo dài ra khác với dòng thơ bình thường. Việc sử dụng những từ láy gợi hình kết hợp phép đối xứng, điệp ngữ, đảo ngữ đã vẽ ra trước mắt người đọc một cánh đồng bao la, rộng lớn mang một vẻ đẹp trú phú, tràn đầy sức sống
(?) Hình ảnh cô gái trong 2 dòng cuối được miêu tả như thế nào
- Cô gái đươc so sánh với “chẽn lúa…mai” -> nét tương đồng: Trẻ trung, phơi phới và sức sống đang xuân.
GV: So với cánh đồng lúa bao la bát ngát cô gái quả là mảnh mai, nhỏ bé nhưng chính bàn tay những con người nhỏ bé ấy đã làm ra “ Cánh đồng lúa bát ngát mênh mông”. Giữa cánh đồng lúc ta vẫn nhận ra cô
đẹp, đáng tự hào.
-> Qua đó, bày tỏ niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước của nhân dân ta.
* Nghệ thuật: Cấu trúc là lời hát đối đáp.
2. Bài 4:
* Hai câu đầu Nghệ thuật:
+ 2 dòng đầu kéo dài sử dụng điệp ngữ,đảo ngữ và phép đối xứng .
=> Gợi ra sự rộng lớn, bao la và vẻ đẹp trù phú, đầy sức sống của cánh đồng
* Hai câu cuối
+ Hình ảnh cô gái trẻ trung, phơi phới, đáng yêu.
-> Phù hợp miêu tả cánh đồng bao la bát ngát.
+ Phép so sánh:
- Thân em- chẽn lúa.
gái thật đáng yêu.
- Ở 2 dòng đầu, ta mới chỉ thấy cánh đồng bao la chứ chưa thấy cái hồn của cảnh. Đến 2 dòng cuối, cái hồn của cảnh đã hiện lên. Đó chính là con người, là cô thôn nữ mảnh mai, nhiều duyên thầm, và đầy sức sống.
(?) Bài ca là lời của ai? Người ấy muốn thể hiện tình cảm gì? Nghệ thuật thể hiện
- Là lời chàng trai ngợi ca cánh đồng, ngợi ca vẻ đẹp của cô gái -> Đây là cách bày tỏ tình cảm của chàng trai với cô gái.
(?) Em có biết cách hiểu nào khác về bài ca này và có đồng ý với cách hiểu ấy không?
- Bài ca là lời cô gái trước cánh đồng mênh mông, cô gái nghĩ về thân phận mình. Cô như “chẽn …mai”
-> Đẹp cái đẹp của thiên nhiên tươi tắn tẻ trung, đầy sức sống, nhưng rồi sẽ ra sao?
-> Nỗi lo âu của cô gái thể hiện rõ nhất ở từ “phất phơ” và ở sự đối lập “ Nắng sớm thì rất đẹp những cánh đồng thì rất rộng mà chẽn lúa thì nhỏ nhoi vô định giữa biển lúa không bờ, chẽn lúa phất phơ trong cánh đồng quá rộng này cũng như dải lụa đào phát phơ giữa chợ không biết số phận của mình sẽ được an bài như thế nào đây.
(?) Bốn bài ca dao có nét chung gì về nghệ thuật?
- Bài 1, 3 : Lục bát biển thể.
- Bài 4: ( Thơ tự do- 2 dòng đầu)
(?) Tình cảm chung thể hiện qua bốn bàica dao là gì?
GV: Lưu ý học sinh: Sự phân chia chủ đề trong ca dao chỉ là tương đối, mang tính tương đối: tình yêu quê hương đất nước gắn với những tình cảm khác và ngược lại
Hoạt động 3 ( 3’) PP thuyết trình
? Khái quát những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung của chùm ca dao trong bài
III. Tổng kết:
1. Nghệ thuật:
- Thơ lục bát và lục bát biến thể.
- Thể thơ tự do, phép so sánh.
2. Nội dung:
- Cảnh đẹp quê hương Đất nước.
- Tình yêu và niềm tự hào về tình
yêu quê hương đất nước con người.
4. Củng cố: ( 4’) - Đọc thêm- SGK T40, 41
(?) Qua phần học, em có suy nghĩ gì về quê hương đất nước Việt Nam?
5. HDVN: ( 1’) - Sưu tầm các bài ca dao về quê hương em - Chuẩn bị bài: Từ láy.
Rút kinh nghiệm :
………
………
Tuần 4
Ngày soạn : 28/8/2014 Ngày dạy : 03/9/2014
Tiết 10