Xem xét lại việc biên soạn đề

Một phần của tài liệu Giáo án tổng hợp ngữ văn 7 (Trang 169 - 177)

Soạn : 17/10/2014

Dạy : 25 /10/2014

Tiết 40

Hướng dẫn đọc thêm : BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ

(Mao ốc vi thu phong sở phá ca) - Đỗ Phủ- I. Mục tiêu cần đạt:

Sau khi học xong bài này Hs nắm được:

1. Kiến thức: HS cảm nhận được tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả của nhà thơ Đỗ Phủ. Bước đầu thấy được vị trí và ý nghĩa của những yếu tố miêu tả tự sự trong thơ trữ tình.

2. Kỹ năng: Thấy được những đặc điểm, biện pháp của Đỗ Phủ qua những dòng thơ miêu tả và tự sự.

3. Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương tha thiết.

II. Chuẩn bị:

Thầy: SGK, SGV, giáo án.

Trò: Chuẩn Bài soạn, vở ghi, SBT.

III. Tổ chức các hoạt động

1. (0,5’)Ổn định tổ chức: Lớp 7a:

2. (5’) Kiểm tra bài cũ: (?) Học thuộc lòng bài thơ : “Hồi hương ngẫu thư

(Hạ tri Chương) và cho biết cảm xúc của tác giả?

3. (36,5’) Bài mới

Hoạt động của Gv và Hs Yêu cầu cần đạt

Hoạt động 1 ( 12’) PP thuyết trình

*GV gọi học sinh đọc.

(?) Nêu những nét khái quát về tác giả:

- Như chú thích SGK.

- Giáo viên bổ sung:

+ Cả cuộc đời, Đỗ Phủ sống trong buồn thương, đau khổ.

+ Thơ ông được mệnh danh là “Thi sử” vì đã phản ánh sâu rộng, chân thực hiện thực xã hội đời

Đường

+ Thơ ông chan chứa lòng yêu nước thương dân, chống bất công tàn ác.

+ Được người đời suy tôn là “Thánh thơ” (Thi thánh), Nguyễn Du từng ca ngợi ông là “Thiên cổ văn chương thiên cổ sư” (Bậc thầy muôn thuở của văn chương muôn đời.

Giáo viên hướng dẫn gọi học sinh đọc ( 4 đoạn) Tìm hiểu chú thích 1 Cho học sinh nhận xét, bổ

I/ Đọc và tìm hiểu chung 1. Tác giả ( 712 – 770 )

- Là nhà thơ nổi tiếng đời Đường của Trung Quốc, quê ở tỉnh Hà Nam - Cả cuộc đời Đỗ Phủ sống trong buồn thương, đau khổ.

- Thơ ông chan chứa lòng yêu nước thương dân, chống bất công tàn ác.

2.Tìm hiểu chung a. Đọc – Hiểu chú thích b. Tác phẩm

sung.

(?) Hoàn cảnh sáng tác bài thơ :

- Cuối năm 759, đầu 760, Đỗ Phủ được bạn bè và người thân giúp đỡ, dựng được ngôi nhà tranh bên cạnh khe Cán Hoa ở phía Tây Thành Đô. Qua bao năm lưu lạc, bây giờ Đỗ Phủ mới có được ngôi nhà có thể ngồi trong đó xem cá lượn dưới hồ, chim bay qua cửa sổ, nghe ve kêu trên cành. Song Đỗ Phủ mới ở nhà mới chưa được vài tháng thì bị gió thu phá nát.

(?) Bài thơ làm theo Đương Luật hay cổ thể?

Giáo viên : Chữ “ca” trong bài thơ chỉ một loại thơ có nguồn gốc sâu xa từ một điệu dân ca cổ nhiều nhà thơ Đường đều viết thể ca này. (Trường hiện ca- Bạch Cư Dị; Thu phố ca- Lý Bạch)

(?) Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?

- Bài thơ có thể chia 2 phần (hoặc 4 phần) + Phần 1: 18 câu đầu (3 khổ- 3 đoạn nhỏ) + Phần 2: 5 câu sau.

 Kết cấu chặt chẽ, phần trước là nguyên nhân của phần sau.

(?) Nêu nhận xét của em về số câu, số chữ ở mỗi khổ thơ lí giải tại sao có hiện tượng đó.

- Không giống nhau về số câu, số chữ.

+ P1.2.4: có 5 câu (số câu lẻ) ít thấy trong thơ cổ Trung Quốc.

+ P3: 8 câu (khá bất thường) miêu tả chi tiết những khổ cực, bất hạnh, rét buốt, đêm dài không ngủ được vì nhà dột, do không còn mái che. Bởi nỗi thao thức khiến cho ý thơ nhiều hơn, dài hơn.

+ Khổ cuối có nhiều câu thơ kéo dài (ít thấy)

Phù hợp để diễn tả ước mơ hoài bão của nhà thơ.

- Hoàn cảnh sáng tác : được viết lúc tình hình xã hội rối ren(760)

-> Thấm đượm tính nhân đạo.

- Thể thơ: Cổ phong.

- Bố cục: 4 phần.

+ K1: Cảnh nhà Đỗ Phủ bị gió thu phá nát

+ K2: Kể việc trẻ con cướp tranh.

+ K3: Tả nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa (nhà dột) + K4: Ước mơ cao cả của Đỗ Phủ.

(?) Cách gieo vần có gì đặc biệt?

- Đoạn 2,3: nói về những khổ cực, ấm ức, dằn vặt ( dùng vần trắc nhiều).

- Đoạn cuối: gieo vần B ở 3 câu liền (gian, hoan, bàn)  cho thấy nhà thơ như được cùng người sống trong ngôi nhà hạnh phúc mà ông tưởng tượng ra.

 Kết luận: ở đây, nhà thơ không bị công thức, khuôn khổ gò bó… Nội dung biểu đạt quyết định hình thức.

(?) Xác định phương thức biểu đạt ở mỗi phần - Bài thơ k/h biểu cảm với miêu tả và tự sự

( Biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp)

 Sự phân chia ranh giới giữa các phần chỉ là sự tương đối

Hoạt động 2 ( 21) PP gợi mở, bình giảng

(?) Nhà thơ nói mình phải chịu nhiều nỗi khổ nào?

- Nhà bị phá nát(tốc mái) - Mái bị lấy mất

- Mưa dột  không ngủ được

(?) Nhà ĐP bị gió thu phá trong hoàn cảnh thời tiết nào?

- Tháng 8 thu cao gió thét già  Mưa to, gió lớn, bão lốc)

(?) Nhà bị phá như thế nào? Tác giả chú ý miêu tả chi tiết hình ảnh gì? Tại sao chọn chi tiết ấy để miêu tả ?

- Lần lượt từng tấm mái tranh bị bóc đi Nhà thơ ngơ ngác nhìn bất lực

- Đau đớn xót xa dõi theo chiều hướng bay của những tấm tranh:

+ Tranh bay sang sông + Mảng cao … mảng thấp..

- phương thức biểu đạt.

K1: Miêu tả + tự sự K2 : Tự sự + biểu cảm K3 : Miêu tả + biểu cảm K4 : biểu cảm trực tiếp

II. Phân tích

1. Giá trị nội dung a. Nỗi khổ của nhà thơ

* Cảnh nhà bị gió thu phá nát - Thời gian tháng tám

- Hoàn cảnh thời tiết mùa thu: mưa to gió rét.

- Nhà: bị gió đánh tốc mái tranh tan tác, tiêu điều

(?) Hình ảnh những tấm tranh bay đi ấy gợi lên cảnh tượng gì?

- Tan tác tiêu điều.

(?) Em hình dung như thế nào về căn nhà của Đ.Phủ.

- Nhà đơn sơ không chắc chắn - Nhà của chủ nghèo

(?) Hình dung tâm trạng của tác giả lúc đó?

G: K1: Nói lên nỗi khổ do khách quan( thiên tai) còn K2 là nỗi khổ do hoàn cảnh con người đem đến (?) Cảnh cướp tranh diễn ra như thế nào?

- Những nhà trước mặt xô cướp giật Cắp tranh đi tuốt vào lũy tre

(?) Cảnh tượng đó cho thấy cuộc sống xã hội thời ĐP như thế nào?

(?) Vì sao bọn trẻ lại dám ngang nhiên như thế?

- Khinh chủ nhà già yếu, trơ tráo coi thường đạo lý, pháp luật

(?)Hình ảnh , tâm trạng Đ.P khi bị cướp tranh?

- Môi khô miệng…gào chẳng được …lòng ấm ức.

Hình ảnh Đ.Phủ già yếu đáng thương.

- Tâm trạng: ấm ức.

(?) Những nỗi “ấm ức” trong lòng Đ.Phủ lúc này?

- Xót xa cho thân phận nghèo khổ của mình của những người cùng cảnh ngộ.

- Cay đắng về nhân tình thế thái.

- Căm ghét xã hội rối loạn.

 Như vậy sau thiên tai nhà thơ lại gặp “ Đại tặc”

Đó là những lũ hạ lưu, Nhũng “ tiểu tướng” sản phẩm của một xã hội đại loạn.

(?) Theo em nỗi khổ của Đ.Phủ ở đây có phải đơn thuần là bị mất mát của cải không ?

Khi nhà bị tốc mái, gió ngừng, nhà thơ lại gặp “đại

- Tâm trạng Đ..Phủ: lo lắng, tiếc nuối, bất lực.

* Cảnh lũ trẻ cướp tranh.

- Trẻ con xô nhau cướp giật từng mảnh tranh ngay trước mắt nhà thơcuộc sống khốn khổ đáng thương.

- Hình ảnh Đỗ Phủ: Già yếu đáng thương bất lực.

- Tâm trạng ấm ức.

> Đằng sau sự mất mát về của cải là nỗi đau về nhân tình thế thái (cuộc sống cùng cực đã làm thay đổ tính cách trẻ thơ)

tặc” đó là những lũ hạ lưu, những “tiểu tướng”, sản phẩm của một xã hội đại loạn.

(?) Khi nhà bị tốc mái,gió ngừng nhà thơ lại lâm vào tình cảnh nào?

- Trời mưa gió rét thâu đêm mà mái nhà đã bị gió phá nátgió nặngmây đen che phủ,trời đất tối như bưngmưa ập xuống kéo dài suốt đêm (?) –Mưa gió tới trong đêm khiến gia đình Đ.Phủ phải chịu thêm những nỗi khổ nào? Được miêu tả cụ thể như thế nào?

- Chăn cũ, bị con đạp rách(nát) không đủ ấm.

- Nhà dột, mưa ướt lạnh, đêm đen trong nhà như ngoài trời không ngủ được.

Cảnh ngộ đáng thương: nghèo khổ, bất hạnh (?) Tại sao tác giả viết: “Từ trải cơn loạn ít ngủ nghê”

- Việc không ngủ được, ngồi co ro trong đêm rét để suy nghĩ không hoàn toàn do nhà bị phá mà quan trọng hơn là Đỗ Phủ đang nghĩ đến đất nước, nhân dân  Đây là tấm lòng lo đời, thương đời đáng trân trọng.

(?) Câu hỏi tu từ cuối đoạn có tác dụng gì?

- Vừa diễn tả nỗi đắng cay của nhà thơ (nhà dột, mưa còn đến bao giờ) nỗi khổ đêm nay có phải cuối cùng không?

- Vừa ngầm lên án, tố cáo giai cấp thống trị quá hèn kém để xẩy ra nạn binh đao khiến cho nhân dân không sao tránh khỏi nạn binh đao  nhân dân sống lầm than  mong xã hội đổi thay

Giáo viên: Nếu không có 5 dòng thơ cuối  Bài thơ vẫn có giá trị biểu cảm cao  5 dòng cuối có ý nghĩa gì ?

* Nỗi khổ của gia đình Đỗ Phủ trong đêm mưa

- Thời gian: đêm

- Hoàn cảnh: Mưa đổ xuống mau hạt, kéo dài suốt đêm

- Bao nhiêu nỗi khổ dồn dập tới:

+ Nhà dột khắp nơi.

+ Chăn cũ lát  ướt lạnh + Không ngủ được.

+ Lo lắng về loạn lạc.

+ Tâm trạng: Đau đớn xót xa cho đất nước, cho nhân dân

 Ngoài nỗi khổ vật chất Đỗ Phủ còn có nỗi đau nhân thế.

b. Ước vọng của nhà thơ - Ước có một ngôi nhà to rộng

“Muôn ngàn gian” thật vững chắc

(?) Tác giả mơ ước điều gì qua những lời thơ nào?

- Ước được nhà rộng…. hân hoan.

Gió mưa chẳng những vững như thạch bàn (?) Mục đích của ước mơ?

(?) Mơ ước ấy đã cho em hiểu thêm gì về Đỗ Phủ?

- Mơ ước tuy mang mầu sắc ảo tưởng song rất đẹp và bắt nguồn từ cuộc sống: vì căn nhà bị phá nát

 ước nhà rộng muôn ngàn gian

(?) Tinh thần nhân đạo cao cả của Đỗ Phủ được đúc kết ở hai câu cuối như thế nào? Từ đó cho ta hiểu gì về ĐP

- Than ôi! Bao giờ .. cũng được

 Nghệ thuật: Than ôi! (thán từ) + Lời nói biểu cảm trực tiếp bộc bạch tình cảm ước mơ, khát vọng của mình.

 Cho thấy:

+ Đ.Phủ không nghĩ cho riêng mình mà chỉ lo nghĩ cho người khác.

+ Là nhà thơ có tấm lòng nhân đạo cao cả, có thể quên đi nỗi cực khổ của bản thân để hướng tới nỗi cực khổ của đồng loại

+ Ở đây lòng vị tha đã đạt tới mức xả thân, sẵn sàng hi sinh vì người khác.

(?)Ước vọng của ĐPhủ đẹp đẽ, cao cả nhưng tại sao tác giả lại mở đầu bằng hai tiếng “than ôi!”

- Do Đ.Phủ không tin ước vọng ấy có thể trở thành hiện thực trong xã hội bế tắc bất công lúc đó.

 Tiếng than chính là lời phê phán, tố cáo mạnh mẽ và sâu sắc.

(?) Qua phân tích P3 cho biết ý nghĩa của việc có thêm P3, vị trí của P3?

- Cụm từ “riêng lều ta nát”

 Mệnh đề: để che chở cho kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, đem lại niềm vui cho họ.

 Ước mơ cao cả chứa chan lòng vị tha và tinh thần nhân đạo

Than ôi!.... cũng được.

+ Đặt nỗi khổ của người khác lên trên nỗi khổ của mình.

+ Sẵn sàng hy sinh, chấp nhận cái khổ của mình để mọi người được hạnh phúc.

 Ước vọng cao cả đẹp đẽ,

* ĐP là nhà thơ có tấm lòng nhân đạo cao cả

+ Tinh thần xả thân + Quay lại chủ đề bài thơ

(Nói chuyện nhà cửa)  bố cục bài thơ hoàn chỉnh - Nhờ có P3: Nỗi khổ đau của một người và gia đình trở thành tấm gương phản chiếu nỗi khổ đau của muôn người muôn nhà  Nâng tầm tư tưởng bài thơ.

(?) Em học tập được gì về nghệ thuật biểu cảm của nhà thơ?

- K/h biểu cảm với tự sự + miêu tả

- Có thể biểu cảm trên cơ sở tự sự + miêu tả (?) Cảm nhận sâu sắc của em về nghệ thuật văn bản?

- Phản ánh thực trạng xã hội - Thể hiện khát vọng cao cả

 Lên án, tố cáo xã hội đương thời

(?) Liên hệ văn học Việt Nam cũ có bài thơ nào có tâm trạng nhân đạo như ĐP ?

- Hồ Chí Minh: “Cháu bé trong nhà lao Tân.Dương”

“ Phu làm đường”

“ Người bạn tù thổi sáo”:

Hoạt động 3 ( 3,5’) PP vấn đáp

? Khái quát những nét chính về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

Hs nêu, gv nhấn mạnh nội dung ghi nhớ

2. Giá trị nghệ thuật

Kết hợp biểu cảm với tự sự miêu tả.

III. Tổng kết

Bài thơ thể hiện nỗi khổ cực của gia đình Đỗ Phủ trong buổi loạn li. Qua đó bộc lộ tình thần nhân đạo cao cả của nhà thơ

* Ghi nhớ ( Sgk )

4. (2’) Củng cố: (?) Đọc diễn cảm hai phần cuối (?) CH 2 – T134 – SGK ?

- Nhà thơ không chỉ vì một sự bất hạnh của mình mà than khổ, mất ngủ, ông nhìn thấy nỗi thống khổ của bao nhiêu kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ đều rách lát tả tơi.

- Tình cảm lo nước thương dân và muốn thay đổi hiện thực đen tối trong thơ ĐP mãi mãi rung động lòng người mọi thời đại

5. (1’) Hướng dẫnvề nhà - Học bài cũ .

- Chuẩn bị bài “ Từ đồng âm”

Rút kinh nghiệm

………

……….

Soạn : 20/10/2014 Dạy 7A : 27 /10/2014

Một phần của tài liệu Giáo án tổng hợp ngữ văn 7 (Trang 169 - 177)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(299 trang)
w