NHỮNG CÂU HÁT CHÂM BIẾM

Một phần của tài liệu Giáo án tổng hợp ngữ văn 7 (Trang 49 - 52)

I. Mục tiêu cần đạt:

Học sinh nắm được:

1. Kiến thức: Nắm được nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca thuộc bài ca châm biếm.

2. Kỹ năng: Thuộc nhiều bài ca dao trong văn bản, sưu tầm những bài ca dao cùng chủ đề.

3. Thái độ: Ý thức học tập bộ môn.

II. Chuẩn bị:

- Thầy: SGK, SGV, bài soạn.

- Trò: SGK, vở ghi.

III. Tổ chức các hoạt động

1.Ổn định tổ chức (0,5’ ) 7A……….. 7B………

2.Kiểm tra bài cũ: (6’)

(?) Đọc thuộc 3 bài ca dao thuộc chủ đề than thân?

(?) Nêu nội dung và cách biểu hiện tình cảm của bài ca dao số 3?

3. Bài mới (34,5’)

Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cần đạt

Hoạt động 1 ( 6’) PP đọc mẫu GV hướng dẫn đọc- đọc mẫu Gọi học sinh đọc- nhận xét

(?) Tìm hiểu các chú thích T51, 52

Hoạt động 2 ( 24,5’) Pp gợi mở, bình giảng (?) Đọc bài ca dao số 1- Chú ý chú thích (?) (2), (4)?

(?) Đối tượng châm biếm của bài cao dao là ai Chú tôi- một người nông dân.

(?) “Chú tôi” là người như thế nào?

- Hay tửu hay tăm nghiện rượu.

- Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa nghiện nhiều thứ, lường biếng.

(?) “Hay” có nghĩa là giỏi. Vậy chú tôi giỏi những gì? Những cái giỏi đó có cần thiết và đáng khen không?

- Giỏi rượu chè, giỏi ngủ không ai khen.

(?) Chú tôi ước ao những gì?

- Ước những ngày mưa để khỏi phải ra đồng làm lụng, ước đêm có nhiều canh để ngủ cho đầy giấc ước mơ kì quặc và phi lí

I.Đọc- Tìm hiểu chú thích

II. Phân tích 1. Bài 1:

(?) Qua việc giới thiệu, tác giả dân gian nhằm mục đích gì?

- Giễu cợt, châm biếm

(?) Vậy nội dung cơ bản của bài ca dao này là gì GV: “Chú tôi” là một người đặc biệt. Bài ca như một lời mối lái để cầu hôn. Thế mà một người vừa lắm tật vừa lười biếng thì sao có “cô yếm đào” nào dám lấy. Bởi vậy giới thiệu nhân duyên cho ai người ta phải nói tốt, nói thuận cho người đó.

Theo em, cách nói của bài ca dao này là cách nói như thế nào?

(?) Hai câu đầu của bài ca dao có nhiệm vụ gì?

- Vừa để bắt vần, vừa để chuẩn bị cho việc giới thiệu nhân vật.

(?) Hình ảnh “cô yếm đào” trẻ trung, xinh đẹp, giỏi giang” so với “chú tôi” như thế nào

- Đối lập nhau.

(?) Nghệ thuật đối lập này có ý nghĩa như thế nào?

- Ý nghĩa đả kích, phê phán tăng lên mạnh mẽ hơn.

(?) Đọc bài ca dao số 2

(?) Bài ca chế giễu hàng người nào trong xã hội?

- Thầy bói.

(?) Chế giễu bằng cách nào?

- Nói nhại lời của người thầy bói với người đi xem bói.

(?) Thầy bói phán những gì?

- Những chuyện rất hệ trọng về số phận mà người đi xem bói (là nữ) rất quan tâm: Giàu- nghèo, cha mẹ, chồng con…

- Cách phán của thầy là nói dựa, nước đôi. Thầy nói rõ ràng, khẳng định như đinh đóng cột, còn người đi xem bói thì chăm chú lắng nghe: những điều thầy nói là hiển nhiên, lời phán trở nên thành vô nghĩa, ấu trĩ, nực cười.

(?) Bài ca còn phê phán những hiện tượng nào trong xã hội?

- Hiện tượng mê tín dị đoan mù quáng của những người ít hiểu biết, tin vào sự bói toán phản khoa

- Nội dung:

+ Đả kích hạng người nghiện rượu chè và lười biếng.

- Nghệ thuật:

+ Dùng hình thức nói ngược:

“hay” chê

+ Sự đối lập:

Cô yếm đào xinh tươi>< chú tôi lười biếng, nghiện ngập tăng sự đả kích phê phán.

2. Bài 2:

- Nội dung:

+ Phê phán những kẻ hành nghề mê tín dốt nát lừa bịp lợi dụng lòng tin của người khác để kiếm tiền.

+ Châm biếm, đả kích sự mê tín dị đoan.

- Nghệ thuật:

học.

(?) Bài ca đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì

(?) Tìm những bài ca dao có nội dung tương tự?

- Tiền buộc…lo vào mình.

- Nhất hào…

Quê mày có động..

Nhà mày có quái trong nhà…

Có con chó đực cắn ra đằng mồm…

Hoạt động 3 ( 4’) Pp vấn đáp, thuyết trình (?) Cả bốn bài ca dao đều có chung nội dung gì?

(?) Những thói hư tật xấu đó ngày nay còn không?

- Ta nên đả phá như thế nào?

(?) Những biện pháp nghệ thuật chủ yếu?

Gv hướng dẫn hs làm bài tập

+ Nói nhại lời thầy bói.

+ Nói phóng đại cách nói nước đôi để lật tẩy chân dung, tài cán, bản chất của thày bói.

III. Tổng kết – Luyện tập

1. Nội dung: châm biếm, đả kích những thói hư tật xấu trong Xh.

2. Nghệ thuật: ẩn dụ, nói quá, nói ngược, nói nhại.

* Ghi nhớ ( SGK/ tr 53 )

4. Củng cố (3’)

(?) BT 2: Điểm giống?

+ Đều có nội dung châm biếm, đối tượng châm biếm, những nhân vật, đối tượng bị châm biếm đều là những hạng người đáng bị chê cười về tính cách, bản chất.

+ Sử dụng một số hình thức gây cười.

+ Tạo ra tiếng cười cho người nghe, người đọc.

5. HDVN (1’)

- Học bài cũ, sưu tầm các câu ca dao châm biếm - Soạn bài : Đại từ

Rút kinh nghiệm :

………

………

Ngày soạn :04/9/2014 Ngày dạy : 10/9/2014

Một phần của tài liệu Giáo án tổng hợp ngữ văn 7 (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(299 trang)
w