I Mục tiêu cần đạt: - Học sinh nắm được:
1. Kiến thức: Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số hình thức tiêu biểu (hình ảnh, ngôn ngữ) của những bài ca về chủ đề than thân.
2. Kỹ năng: Thuộc những bài ca dao trong văn bản.
3. Thái độ: Thương cảm cho những người nông dân trong xã hội cũ.
II. Chuẩn bị
- Thầy: soạn giáo án, đọc tài liệu tham khảo.
- Trò: soạn bài.
III. Tổ chức các hoạt động
1. Ổn định tổ chức: ( 0,5’) 7A………….. 7B……….
2. Kiểm tra bài cũ: ( 7’)
(?) Đọc những bài ca dao về tình yêu quê hương đất nước? Cho biết nội dung và nghệ thuật đặc sắc của bài ca dao số 4.
3. Bài mới : ( 32,5’)
Hoạt động của Gv và Hs Nội dung cơ bản
Hoạt động 1 ( 6’) PP vấn đáp
GV hướng dẫn đọc- đọc mẫu Gọi học sinh đọc.
- Tìm hiểu chú thích (SGK T48)
Hoạt động 2 ( 23,5’) Pp gợi mở, bình giảng (?) Câu hỏi 1- SGK T49
(?) Đọc bài ca dao số 2
(?) Những biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong bài ca?
- Lặp “thương thau” 4 lần: là tiếng than biểu thị sự thương cảm xót xa ở mức độ cao.
Ý nghĩa:
+ Mỗi lần sử dụng là một lần diễn tả nỗi thương, thương cho số phận mình và những người cùng cảnh ngộ.
+ Sự lặp lại còn có ý nghĩa kết nối và mở ra những nỗi thương khác nhau: mỗi lần lặp lại thì tình ý của bài lại được tăng lên.
(?) Ngoài phép lặp tác giả còn sử dụng biện pháp tu tù nào? Mỗi hình ảnh ẩn dụ có ý nghĩa gì?
I. Đọc và tìm hiểu chú thích
II. Phân tích 1. Bài 2 - Nghệ thuật:
+ Phép lặp: tô đậm mối thương cảm, xót xa cho cuộc đời cay đắng của người lao động.
+ Hình ảnh ẩn dụ: mỗi con vật biểu thị cho một loại người, một nỗi khổ.
Con tằm: Là hình ảnh của những con người suốt đời bị kẻ khac bòn rút sức lực.
Con kiến: những thân phận nhỏ nhoi
(?) Bài ca dao là lời than cuả ai? Cho những nỗi khổ nào?
- Trong ca dao, tác giả dân gian có thói quen khi nhìn sự vật thường có liên hệ đế cảnh ngộ của mình, vận vào thân phận mình đồng cảm tự nhiên với những con vật bé nhỏ, tội nghiệp mà họ cho là cũng có số kiếp thân phận khốn khổ như mình.
(?) Bài ca dao số 3 sử dụng biện pháp nghệ thuật gì đặc sắc?
GvMr: Trong dân ca Nam Bộ, hình ảnh trái (bần, mù u, sầu riêng) thường gợi đến cuộc đời,, thân phận cay đắng.
+ Hình ảnh so sánh được mô tả bổ sung chi tiết:
trái bần bé mọn bị “gió dập sóng dồn” xô đẩy quăng quật trên sông nước mênh mông, không biết
“tấp vào đâu”. Nó gợi đến những số phận chìm nổi, lênh đênh vô định cảu người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
- Từ “thân em”- những bài ca bắt đầu bằng cụm từ này thường nói về thân phận, nỗi khổ đau của người phụ nữ trong xã hội cũ; Gợi sự đồng cảm sâu sắc: Nỗi khổ lớn nhất của phụ nữ là số phận bị phụ thuộc, không được quyền quyết định bất cứ điều gì, không có quyền hành gì.
(?) Bài ca nói về nội dung gì?
(?) Qua đây, em thấy người phụ nữ trong xã hội phong kiến có số phận như thế nào?
suốt đời vất vả, xuôi ngược, làm lụng mà vẫn nghèo khó.
Con hạc: Những cuộc đời phiêu bạt lận đận và những cố gắng vô vọngcủa người lao độngtrong xã hội cũ.
Con cuốc: những thân phận thấp cổ bé họng, những nỗi khổ đau oan tráo không có ai thấu hiểu, không được lẽ công bằng nào soi tỏ.
-> Nỗi khổ nhiều bề của nhiều thân phận trong xã hội cũ.
- Nội dung: là lời của người lao động thương cho thân phận của những người khốn khổ và cũng là của chính mình trong Xã hội cũ: Đó là số phận:
2. Bài 3:
- Nghệ thuật:
+ Hình ảnh so sánh: Thân em- Trái bần
gợi liên tưởng đến thân phận nghèo khó.
+ Từ “thân em” (mô típ trong ca dao) chỉ thân phận đắng cay, tội nghiệp.
- Nội dung:
+ Nói về cuộc đời, thân phận bé nhỏ của người phụ nữ trong xã hội xưa.
+ Là tiếng nói than thân, phản kháng
- Cực khổ, bất bình đẳng với nam giới.
(?) So sánh liên hệ với người phụ nữ trong xã hội hiện nay?
- Học sinh trả lời.
Hoạt động 3 ( 3’) PP thuyết trình
(?) Cả 3 bài ca dao trên đều có đặc điểm chung gì về nội dung và nghệ thuật
- Học sinh đọc GN- SGK- T49
của người phụ nữ bình dân.
III. Tổng kết 1/ Nghệ thuật:
- Sử dụng cách nói dân gian: thân cf, thân em, con cò, thân phận
- Sử dụng các so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, tượng trưng, phóng đại, điệp từ, điệp ngữ
2/ Nội dung:
- Nội dung than thân.
- Phản kháng xã hội.
3/ Ý ngĩa văn bản
Một khía cạnh làm nên giá trị của ca dao là thể hiện tinh thần nhân đạo, cảm thông, chia sẻ với những con người gặp cảnh ngộ đắng cay, khổ cực
* Ghi nhớ - SGK/ T49 4. Củng cố ( 4’)
- Cảm nhận chung của em về những bài ca dao vừa học - Tìm những bài ca dao khác cùng chủ đề.
5. HDVN ( 1’)
- Học và làm các bài tập
- Chuẩn bị bài: Những câu hát châm biếm Rút kinh nghiệm :
………
………
Ngày soạn : 03/9/2014 Ngày dạy : 08/9/2014
Tiết 14