Để tối ưu hóa việc phối trộn Biodiesel nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, ta có thể tiến hành tối ưu hóa việc phối trộn trên những phần mềm chuyên nghiệp như Lingo… Đồng thời với việc phối trộn Biodiesel vào Diesel thương phẩm, ta có thể xem xét việc phối trộn đồng thời những phụ gia như phụ gia chống oxy hóa, phụ gia tẩy rửa, phụ gia cải thiện các tính chất ở nhiệt độ thấp…
Trên thực tếBiodiesel tổng hợp từcác nguồn phi dầu mỏ nói chung và Biodiesel tổng hợp từ dầu Jatropha nói riêng là nhiên liệu đãđược nghiên cứu và sử dụng trên thế giới từ lâu tuy nhiên ở nước ta do một số lý do khách quan như do công nghệ tổng hợp và xử lý còn hạn chế nên việc đưa Biodiesel vào sử dụng trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, để nguồn nhiên liệu này được sử dụng một cách rộng rãi và có thể coi là nguồn nhiên liệu thay thế cho dầu mỏ trong tương lai, ta cần có
một cách nhìn đúng đắn và quan tâm hơn đến nguồn nhiên liệu này cũng như thực hiện có hiệu quả các dựán về nhiên liệu sinh học đang được triển khai hiện nay.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian làm việc, với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy cô giáo và các anh trong phòng thí nghiệm Công ty xăng dầu khu vực V. Chúng em đã hoàn thành đề tài của mình.
Với đề tài: “Nghiên cứu khả năng phối trộn tối ưu Biodiesel tổng hợp từ dầu
Jatropha vào nhiên liệu Diesel thỏa mãn tiêu chuẩn TCVN 5689: 2005” chúng em đã giải quyết một số vấn đề sau:
Xác định các đặc trưng kỹ thuật của Diesel thương phẩm và Biodiesel được tổng hợp từdầu Jatropha.
Xác định các đặc trưng kỹ thuật của hỗn hợp nhiên liệu sau khi phối trộn dựa vào TCVN 5689: 2005, từ đó tìm ra tỷ lệ phối trộn tối ưu.
Xác định thành phần khói thải của Diesel gốc và mẫu hỗn hợp phối trộnvới tỷ lệ tối ưu nhằm khẳng định tính ưu việt về mặt bảo vệ môi trường của nhiên liệu Biodiesel.
Qua thời gian nghiên cứu, chúng em có thêm nhiều kiến thức bổ ích như nắm được các chỉ tiêu chất lượng của Diesel, hiểu biết về nhiên liệu sinh học, nguyên lý hoạt động, khả năng thao tác trên các thiết bị. Đây sẽ là vốn kiến thức và kinh nghiệm quý giá, giúp đỡ cho công việc sau này của chúng em rất nhiều.
Một lần nữa chúng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các anh trong phòng hóa nghiệm Công ty xăng dầu khu vực V. Xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo ThS Lê Thị Như Ý, ThS. Nguyễn Đình Thống đã tận tình giúp đỡ chúng em hoàn thành đồ án này.
Đà Nẵng,ngày 03 tháng 06 năm 2011
Nhóm sinh viên thực hiện
Trần Mai Giang- Trần Văn Nhàn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 http://daukhi.vietnamnet.vn/vn/tin-moi/727/opec-du-bao-nhu-cau-dau-tho- the-gioi-se-tang-deu.html
2 ThS.Trương Hữu Trì (2003), Sản phẩm Dầu mỏ thương phẩm, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng.
3 ThS.Kiều Đình Kiểm (2005), Các sản phầm dầu mỏ và hóa dầu, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
4 GS.TSKH Bùi Văn Ga (2003),Ô tô và ô nhiễm môi trường, Đại họcBách khoa Đà Nẵng.
6 PGS.TS Nguyễn Minh Duệ, TS Nguyễn Thị Mai Anh (2006), “Biodiesel: Hiện tại và tương lai“, Khoa Công nghệ lọc hoá dầu, Đại Học Bách Khoa Thành Phố Hồ Chí Minh.
7 http://www.energyrevolution,co,za/Biodiesel/Biodiesel-history
8 Phùng Thị Cẩm Vân (2004), “ Đồ án tốt nghiệp: Đánh giá khả năng về nguyên liệu sản xuất diesel sinh học ở Việt Nam và đề xuất giải pháp cải thiện chất lượng của diesel sinh học”, Khoa Công Nghệ Chế Biến Dầu và Khí, Trường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng.
9 http://daukhi.vietnamnet.vn/vn/dong-chay-vang-den/1805/kinh-nghiem- trien-khai-cac-du-an-nha-may-nhien-lieu-sinh-hoc.html.
10 KS Trần Bình Trọng (2008), “Đẩy mạnh hợp tác Asean nhằm phát triển nhiên liệu sinh học, Hội khoa học kinh tế Việt Nam, Hà Nội.
11 http://congnghedaukhi.com/Chinh-sach-cua-nha-nuoc-Viet-Nam-ve-phat- trien-nhien-lieu-sinh-hoc-t3345.htm
12 Quyết định số 1156 /2009/QD-DKVN, Tập đoàn dầu khí Việt Nam, Phê duyệt kế hoạch và chương trình triển khai các dự án Nhiên liệu sinh học của tập đoàn dầu khí Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìnđến năm 2025. 13 Tiêu chuẩn Việt Nam (2005), “Tiêu chuẩn Việt Nam về Diesel (TCVN
5689:2005)”.
14 Tiêu chuẩn Việt Nam (2005), “Tiêu chuẩn Việt Nam về nhiên liệu Biodiesel (TCVN 6776:2005).
15 Divya Bajpai and V.K.Tyagi (2009), Biodiesel: Source, Production, Composition, Properties and Its Benefits, Department of Oil and Paint
Technology, Harcourt Butler Technological Institute.
16 G.Et Diwani, N.K.Attia, S.I.Hawash (2009), Development and Evaluation of Biodiesel Fuel and by-products from Jatropha oil, Chemical Engineering and
Pilot Plant Department, National Research Center, Dokki, Egypt. 17 http://www.plantoils.in/portal/jatropha/
18 http://www.tin247.com/ban_cach_day_manh_trong_cay_jatropha_lay_ nhien_lieu_xanh-12-21322692.html
19 Bộ Thương mại. Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam. “Các phương pháp thử ASTM”. Hà Nội, 1995.
20 J.HolmGren, R.Marinangeli.(2008). Converting Pyrolysis Oils to Renewable Transport Fuels: Challenges & Opportunities.
21 J.HolmGren, R.Marinangeli.(2008). Consider Upgrading pyrolysis oil into renewable fuels UOP.95–103 .