Bản chất quá trình cháy

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel (Trang 32 - 33)

Nhiên liệu sau khi được phun vào xy lanh không tự cháy ngay mà phải có thời gian để oxy hóa sâu các hydrocarbon trong nhiên liệu tạo hợp chất oxy trung gian, có khả năng tự bốc cháy. Khoảng thời gian đó gọi là thời gian cảm ứng hay thời gian cháy trễ. Thời gian cảm ứng càng ngắn càng tốt, lúc đó nhiên liệu sẽ cháy điều hòa. Nếu thời gian cảm ứng kéo dài thì một phần nhiên liệu chưa kịp bị oxy hóa, trong khi một phần khác đã bị oxy hóa và sẽ bốc cháy khiến cả khối nhiên liệu bị cháy theo cùng một lúc ở điều kiện bắt buộc. Tốc độ cháy này rất lớn làm cho áp suất trong xylanh tăng đột ngột làm hao tốn công suất động cơ và gây hư hại cho động cơ.[3]

Nguyên lí cơ bản của động cơ Diesel là dựa trên nhiệt nén làm bốc cháy nhiên liệu. Nhiên liệu được tiêm vào buồng nén mà ở đó không khí đãđược nén tới 1 áp lực từ 41,5 ÷ 45,5 kg/cm2 và đạt tới nhiệt độ ít nhất là 5000C. Nhiệt độ này đủ để làm bốc cháy nhiên liệu và khí dãn nở làm tăng áp lực lên tới trên 70 kg/cm2. Áp lực này tác động lên piston và làm động cơ chuyển động.

Trong chu trình làm việc của động cơDiesel, nhiên liệu tự bốc cháy trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tới hạn, không cần mồi lửa từ bugi. Vì thế tính chất quan trọng của nhiên liệu Diesel là chất lượng cháy của nó. Đầu tiên, nhiên liệu phải có khả năng dễ dàng cháy ở nhiệt độ nén đủ thấp để đảm bảo sự cháy, thậm chí khi xuất phát ở điều kiện nhiệt độ thấp. Thứ hai, thời gian giữa khi tiêm nhiên liệu vào xilanh và cháy phải không được quá dài hay quá nhiều dầu trong xylanh khi sự cháy

xảy ra và như thế áp suất cao không cân bằng sẽ sinh ra và động cơ hoạt động không tốt.

Khi chất lượng cháy được thử trong một động cơ Diesel chuẩn thì kết quả được biểu thị bằng chỉ số xêtane.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)