Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel (Trang 122 - 123)

Q trình thực nghiệm nhằm mục đích khảo sát các tính chất của các mẫu Diesel sau khi phối trộn với Biodiesel tổng hợp từ dầu Jatropha. Đồng thời khảo sát hàm lượng Biodiesel lớn nhất có thể pha vào Diesel thương phẩm mà vẫn đạt được các tiêu chuẩn theo TCVN 5689: 2005.

Từ những kết quả thực nghiệm như trên ta rút ra được những nhận xét như sau: -Khi phối trộn Biodiesel vào Diesel thương phẩm theo các tỷ lệ 5-10-15-20-25- 30% thể tích, các chỉ tiêu về tỷ trọng, điểm chớp cháy cốc kín, độ nhớt động học tại 40oC, hàm lượng lưu huỳnh, độ ăn mòn mảnh đồng, nhiệt độ cất 90% thể tích, hàm lượng tro, chỉ số CI đều thỏa mãn TCVN 5689:2005 về nhiên liệu Diesel thương phẩm. Tuy nhiên, hàm lượng nước tăng đáng kể khi tăng hàm lượng Biodiesel, mặt khác hàm lượng cặn carbon cũng tăng theo tỷ lệ phối trộn. Do đó cần lựa chọn tỷ lệ Biodiesel tối đa phối trộn với Diesel để đảm bảo chỉ tiêu về hàm lượng nước và hàm lượng cặn carbon. Trong phạm vicủa đề tài này, hàm lượng Biodiesel tối đa có thể phối trộn được với Diesel 0.05 và Diesel 0.25 mà vẫn đảm bảo được chỉ tiêu về hàm lượng nước là 11%.

-Hàm lượng lưu huỳnh của Biodiesel khá nhỏ, do đó khi phối trộn ta thu được hỗn hợp với hàm lượng giảm đáng kể. Hàm lượng lưu huỳnh càng giảm khi tỷ lệ Biodiesel phối trộn càng lớn. Đây chính là điểm ưu việt khi sử dụng nhiên liệu Biodiesel cho động cơ Diesel.

Theo lý thuyết, chỉ số xêtan của Biodiesel phải cao hơn chỉ số xêtan của Diesel, tuy nhiên, sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi thu được chỉ số xê tan của Biodiesel lại thấp hơn đáng kể so với Diesel thương phẩm, đó là do các biện pháp xử lý, làm sạch Biodiesel sau khi tổng hợp chưa thật hiệu quả.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel (Trang 122 - 123)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)