1.4. Tổng quan về Biodiesel
1.4.5.2. Tại Việt Nam
Năm 2004, Phân viện khoa học vật liệu tại TP Hồ Chí Minh đã nghiên cứu thành cơng “Cơng nghệ sản xuất dầu Biodiesel từ dầu mỡ động thực vật”. Trong đó,
nhóm nghiên cứu của TS Nguyễn Đình Thành đã ra mắt “Công nghệ sản xuất dầu Diesel sinh học từ nguồn dầu phế thải và mỡ cá basa”.
Tháng 1/2004, công ty Agifish – An Giang bắt đầu nghiên cứu sản xuất dầu Diesel sinh học từ mỡ cá tra, cá basa. Đến tháng 12/2005 thì cơng trình hồn tất. Từ tháng 1/2006 đến nay sản phẩm đãđược nhiều cơ sở chạy máy dầu sử dụng.
Cuối năm 2006, công ty TNHH Minh Tú (Quận Ơ Mơn, Cần Thơ) đã nghiên cứu thành cơng quy trình sản xuất dầu Diesel sinh học từ mỡ cá tra, cá ba sa. Công ty dự định đầu năm 2007 sẽ đưa nhà máy vào sản xuất ở quy mô thương mại nhưng
không được cấp giấy phép. Nguyên nhân chính là do Việt Nam chưa có một tiêu chuẩn nào về nhiên liệuDiesel sinh học.
Năm 2007, PGS-TS Hồ Sơn Lâm cùng các cộng sự thực hiện đề tài nghiên cứu cấp Viện KH-CN Việt Nam“Hồn thiện cơng nghệ sản xuấtDiesel sinh học từ dầu thực vật Việt Nam ở quy mơ pilot có cơng suất 100kg/ngày”. Sau khi sản xuất thử
thành cơng trong PTN, nhóm nghiên cứu bắt đầu mua máy móc, vật liệu lên lắp ráp tại vườn cao suở Bình Dương để sản xuất. Vừa tận thu nguồn hạt cao su phế phẩm làm nguyên liệu đầu vào, vừa lấyDiesel sinh học thành phẩm chạy máy cày, máy kéo.
Năm 2007 , một nhóm nghiên cứu ở Phịng Cơng nghệ Tế bào Thực vật thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới, TP. Hồ Chí Minh, đang thử nghiệm trồng cây Jatropha để sản xuất NLSH. Mỗi ha cây Jatropha có thể chế biến được từ 2.500 - 3.000 lít dầu Diesel sinh học một năm. Đề tài nghiên cứu nói trên đã được công bố ngày 26/9/2007.
Tại An Giang, nhận thức được tiềm năng to lớncủa cây Jatropha, một số tổ chức đã và đang tiến hành lập đề tài dự án trồng khảo nghiệm và thử nghiệm tại một số địa phương. Đáng kể là đề tài trồng thử nghiệm diện tích 1 ha được bố trí tại huyện Tri Tơn do trường Đại học An Giang thực hiện. Hiện tại, cây đang được chăm sóc trong vườn ươm và đang được tiếp tục theo dõi.
Năm 2007, Dự án “Sản xuất thử nghiệm xây dựng quy trình cơng nghệ, thiết kế
và chế tạo hệ thống thiết bị sản xuất nhiên liệu Diesel sinh học từ dầu ăn phế thải với công suất 2 tấn/ngày” của Trung tâm Cơng nghệ Lọc Hóa Dầu, Đại học Bách khoa TP HCM (TTLHD) đãđược Sở KHCN TP HCM cấp kinh phí nghiên cứu. Hệ thống đã đi vào sản xuất thành cơng, cơng suất ổn định nhưng gặp khó khăn trong khâu thu mua nguyên liệu.
Tháng 3/2007, Trường Đại Học Thành Tây (Trung Quốc) đã trồng thử được 1ha Jatropha ở Hoài Đức, Hà Tây, sử dụng giống được tuyển chọn từ Trung Quốc (đặt tên là JA2-07), sau 6 tháng đã cho quả rất sai. Tháng 8/2007, Trường đã phối hợp với Công ty cổ phần Minh Sơn (Hà Nội), Công ty TNHH Núi Đầu (Lạng Sơn) trồng được 150 ha Jatropha, trong đó có 120ha ở Lạng Sơn, 30 ha ở Sơn La.[9]
Ngày 22/10/2008 Hội Nông dân Việt Nam đã phối hợp với UBND thành phố Hồ Chí Minh và Hiệp Hội Doanh nghiệp và Trang trại Nông dân Nông thôn Việt Nam tổ chức hội thảo “Định hướng phát triển cây Jatropha làm nguyên liệu sinh học ở
Jatropha là loại cây phù hợp với điều kiện khí hậu đất đai ở Việt Nam, nhất là những vùng đất nghèo nàn.
Bộ NN&PTNT đã tuyển chọn và giao cho Viện KHLN Việt Nam thực hiện đề tài“Nghiên cứu gây trồng phát triển cây Cọc rào (Jatropha Curcas)”. Qua khảo sát
tại các tỉnh Đồng Nai, Đắc Lắc, Ninh Thuận, Bình Thuận và Phú Thọ, đề tài đã thu thập được 8 xuất xứ hạt hiện có tại Việt Nam và tuyển chọn được 29 cây trội, đã xây dựng thiết lập vườn tập hợp các giống, cây trội và tiến hành khảo nghiệm các xuất sứ tại Đại Lải, Ninh Thuận và Phú Thọ.
Năm 2008, TS. Trương Vĩnh và các cộng sự ở ĐH Nơng Lâm TP.HCM vừa có những kết quả nghiên cứu cho thấy tảo biển Chlorella có nhiều triển vọng ứng dụng tại VN, là nguồn sản xuất Diesel sinh học phong phú mà không xâm hại an ninh lương thực như những loại cây trồng lấy dầuDiesel sinh học khác.
Tại hội nghị Techmark Thái Bình Dương từ ngày 28/11 đến 1/12/2007, Hợp đồng giữa Công ty cổ phần nhiên liệu Sinh học Quốc gia và Tập đoàn ECO CACBON (Pháp) về việc liên kết hợp tác thực hiện dự án “Sản xuất nhiên liệu Diesel sinh học trên diện tích 10.000ha, tổng giá trị 140 tỷ đồng”. [10]
Tháng 6/2008, Bộ trưởng Bộ NN và PTNT phê duyệt đề án “Nghiên cứu, phát triển và sử dụng sản phẩm cây cọc rào ở VN giai đoạn 2008-2015 và tầm nhìn đến 2025”, đặt mục tiêu trong giai đoạn 2008-2010 trồng thử nghiệm, khảo nghiệm và
sản xuất ở các vùng sinh thái khác nhau. Dự tính quy mơ diện tích Jatropha khoảng 30.000ha, năm 2015 mở rộng khoảng 300.000ha và năm 2025 đạt tới 500.000ha.[11]
Đối với Việt Nam, việc sản xuất Biodiesel có thể có những hạn chế nhất định, vì diện tích đất nơng nghiệp hạn hẹp nên khả năng mở rộng đất trồng cây nguyên liệu có nhiều khó khăn, các cây nguyên liệu sản xuất nhiên liệu sinh học đều là những cây lương thực chính yếu, cây làm thức ăn chăn ni, có liên quan đến an ninh lương thực, do đó cần phải xem xét cẩn trọng. Hơn nữa việc phát triển mạnh việc trồng cây sắn, ngô trên đất dốc sẽ gây ra xói mịnđất. Cho nên việc định hướng phát triển Diesel sinh học sẽ có nhiều thuận lợi hơn. Trong các lồi cây có khả năng để sản xuất Diesel sinh học thì Jatropha được chú ý hơn cả do dễ trồng, biên độ sinh thái rộng, khả năng chống chịu tốt, và hiệu suất thu dầu cao.