Nghĩa kinh tế, xã hội của cây Jatropha

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel (Trang 64 - 65)

Phát hiện quan trọng nhất là lấy hạt làm nguyên liệu sản xuất dầuDiesel sinh học. Dầu Jatropha có ưu điểm: Tính chất hóa–lý rất thích hợp để làm Biodiesel, dầu không ăn được nên không có tranh chấp dùng làm thực phẩm, hàm lượng dầu cao (30÷35%), chu kỳ thai khác lên đến 40 năm, 1 hécta cây Jatropha trồng sau 1 năm cho 200 ÷ 300 kg hạt, năm thứ 2 lên đến 1 tấn, sau 5 nămcho 3 ÷ 8 tấn, năng suất cao nhất có thể đạt 10 tấn hạt/ha tùy theo loại đất. Ngoài việc trồng theo đồn điền, có thể tập trung trồng 2 bên đường quốc lộ, đường sắt…

Mặc dầu Diesel sinh học được sản xuất từ nhiều loại nguyên liệu: cải dầu, hướng dương, đậu tương, dầu cọ, mỡ động vật…, nhưng sản xuất từ Jatropha Curcas vẫn có giá thành rẻ nhất, chất lượng tốt, tương đương với dầu Diesel hóa thạch truyền thống. 1ha Jatropha Curcas L tạo ra giá trị khoảng 4.200 USD/năm

(hơn 60 triệu đồng/ha/năm), lợi nhuận thu được sẽ phân phối cho nông dân sản xuất nguyên liệu và nhà đầu tư công nghiệp chế biến dầu.

Hạt của Jatropha còn có thể làm thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu…. Còn cây Jatropha có thể làm hàng rào.

Jatropha là cây lâu năm, phủ đất cực kỳ tốt, tuổi thọ 50 năm, sinh trưởng phát triển được ở hầu hết các loại đất xấu, đất nghèo dinh dưỡng, đất sỏi đá. Bởi vậy cây Jatropha trồng trên các vùng đất dốc sẽ được coi là cây “lấp đầy” lỗ hổng sinh thái ở các vùng sinh thái xung yếu miền núi, sớm tạo ra thảm thực bì dày đặc chống xói mòn, chống cháy, nâng cao độ phì của đất. Ngoài ra, trồng cây Jatropha tạo nhiều việc làm và thu nhập khả quan cho đồng bào các dân tộc, tạo thu nhập và có thị trường ổn định.[17]

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)