Phương pháp xác định tạp chất dạng hạt trong nhiên liệu Diesel

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel (Trang 99 - 101)

2276

2.12.1. Ý nghĩa

Các chất rắn hoặc bán rắn dạng hạt có kích thước nhỏ, đơi khi xuất hiện như cặn bùn hoặc cặn lắng, có thể lơ lửng hoặc không lơ lửng trong nhiên liệu, là kết quả của sự nhiễm bẩn do bụi khí, các sản phẩm của sự ăn mịn, sự khơng ổn định của nhiên liệu, hoặcsự xuống cấp của lớp lót bảo vệ bồn chứa.

Khối lượng của tạp chất dạng hạt trong nhiên liệu là một yếu tố quan trọng, tùy thuộc theo kích thước và bản chất của từng loại hạt, hệ thống lọc nhiên liệu nhanh và các lỗ nhỏ khác trong hệ thống có thể bị bịt kín. Phương pháp này đưa ra phương thức đánh giá khối lượng tạp chất hiện có trong mẫu nhiên liệu.

2.12.2. Tóm tắt phương pháp

Lấy khoảng 1 lít nhiên liệu được lọc chân khơng qua một hoặc nhiều bộ màng có kích thước 0,8 µm. Mỗi bộ màng bao gồm màng thử bằng nylon và màng điều chỉnh bằng nylon đã cân bì. Khi mức tạp chất dạng hạt thấp, một bộ lưới đơn thường là đủ, khi sự nhiễm bẩn cao hoặc tốc độ lọc thấp thì cần hai hoặc nhiều bộ lưới để lọc hoàn toàn trong một thời gian vừa phải.

Sau khi lọc xong, màng được rửa bằng dung môi, làm khô và đem cân. Mức độ tạp chất dạng hạt được xác định từ sự tăng khối lượng màng thử nghiệm liên quan đến màng điều chỉnh và được báo cáo theo đơn vị là g/m3.

2.12.3. Thiết bị và dụng cụ

Cân phân tích có độ lệch chuẩn 0,01 mg hoặc thấp hơn.

Lị sấy, duy trìở nhiệt độ 90 ± 5oC. Đĩa petri có nắp đậy, đường kính 125 mm.

Hình 2.11. Thiết bị đo hàm lượng tạp chất dạng hạt trong nhiên liệu Diesel theo tiêu chuẩn ASTM D 2276.

Kẹp có lưỡi phẳng.

Một hệ thống lọc gồm: phễu , bình hứng, hệ thống tạo chân khơng. Ống đong chứa được ít nhất hơn 1 lít chất lỏng, có vạch chia từng 10 ml.

2.12.4. Cách tiến hành

Làm sạch xung quanh nắp đậy bình chứa mẫu bằng dung dịch tẩy rửa, tráng lại bằng nước vòi rồi bằng iso-propanol đãđược lọc. Lắc kỹ bình chứa mẫu khoảng 30 giây, sau đó mở nắp bình chứa và lau sạch các rãnh trên miệng bình bằng dung mơi rửa đã lọc.

Rót mẫu từ bình chứa vào phễu chứa mẫu, sau khi dừng rót mẫu thì bật bơm chân khơng.

Lắc bình chứa khoảng 5 giây rồi rót tồn bộ phần mẫu cạn còn lại vào trong phễu chứa mẫu.

Sau khi hồn tất q trình lọc, tắt bơm chân khơng khơng và ghi lại chính xác thể tích của mẫu lọc.

Rửa bình chứa mẫu 4 lần bằng dung môi rửa, mỗi lần dùng 50 ml để chuyển hết các tạp chất dạnh hạt còn lại vào màng lọc, bật lại bơm chân khơng.

Dùng bình tia phun dung mơi để rửa mặt trong của phễu chứa mẫu và các điểm nối giữa phễu và bình thu mẫu. Sử dụng khoảng 250 ml dung môi rửa.

Tháo phễu chứa mẫu ra khỏi hệ thống lọc, dùng bình tia dung mơi rửa đã lọc để xịt rửa nhẹ nhàng phần mép màng lọc sao cho toàn bộtạp chất dồn vào tâm của màng lọc. Bật bơm chân không vài giây để hút hết phần dung môi rửa trên màng lọc.

Dùng kẹp lấy các màng lọc ra ngoài, đặt chúng trong đĩa petri sạch và đậy nắp lại. Sấy đĩa petri chứa các màng lọc trong lò sấy khoảng 30 phút ở nhiệt độ 90 ± 5oC, sau đó lấy đĩa ra và đặt gần khu vực cân phân tích trong 30 phút nữa để nhiệt độ và độ ẩm của màng lọc đạt cân bằng với nhiệt độ và độ ẩm của mơi trường. Cân từng màng lọc chính xác đến 0,01 mg.

2.12.5. Tính tốn kết quả

Hàm lượng các tạp chất dạnghạt có trong mẫu nhiên liệu theo cơng thức sau: A=[(W2–W1) –(W4 –W3)]/ V

Trong đó:

W1, W2 là khối lượng của màng lọc phân tích trước và sau khi lọc, đơn vị mg, W3, W4 là khối lượng củamàng lọc kiểm tra trước và sau khi lọc, đơn vị mg, V là thể tích của mẫu đã lọc, đơn vị l.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)