Quá trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel (Trang 104 - 106)

Việc pha dầu thực vật từ Jatropha vào trong Diesel ngoài mục đích giải quyết vấn đề năng lượng khi nguồn dầu mỏ khai thác ngày càng cạn kiệt dần, thêm vào đó là giá dầu không ngừng biến động, mà còn giải quyết được các vấn đề về mơi trường và khí hậu trái đất hiện nay. Vì thế xu hướng thế giới là tăng dần tỷ lệ dầu thực vật trongDiesel đi đến thay thế hoàn toàn Diesel bằng nhiên liệuBiodiesel.

Với mục đích của đề tài nghiên cứu này là xác định được tỷ lệ phối trộn tối ưu Biodiesel vào Diesel với nguồn nhiên liệu đã có, đảm bảo các chỉ tiêu của nhiên liệu Diesel.Như chúng ta đã biết hiện nay trên thị trường nước ta đang bán hai loại Diesel đó là DO 0.05 và DO 0.25 theo tiêu chuẩn Euro II. Do đó chúng tơitiến hành phối trộn Biodiesel tổng hợp từ dầu Jatropha với Diesel thương phẩm với các tỷ lệ như sau:

DO Nhiên liệu Diesel gốc

BO Biodiesel B5 5% V Biodiesel+ 95% Diesel B10 10% V Biodiesel+ 90% Diesel B15 15% V Biodiesel+ 85% Diesel B20 20% V Biodiesel+ 80% Diesel B25 25% V Biodiesel+ 75% Diesel B30 30% V Biodiesel+ 70% Diesel

Quá trình tiến hành thực nghiệm nhằm xác định tỷ lệ Biodiesel trong Diesel đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN5689:2005).[1]

Quá trình thực nghiệm gồm các bước sau: - Chuẩn bị mẫu.

- Pha chế.

- Tiến hành xác định các đặc trưng kỹ thuật của DO, BO và các hợp chất theo tỷ lệ phối trộn khác nhau.

3.1.1. Chuẩn bị mẫu

- MẫuDiesel: mẫu Diesel 0.05 và mẫu Diesel 0.25 của Công ty xăng dầu Khu Vực V.

- Mẫu Diesel và mẫu dầu thực vật được lưu giữ ở nhiệt độ phòng.

3.1.2. Pha chế

Tiến hành pha chế Biodiesel vào Diesel theo các tỷ lệ 5-10-15-20-25-30 vào bìnhđịnh mức 1 lít. Mẫu sau khi pha được lưu ở nhiệt độ phòngđể kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng.

3.1.3. Tiến hành xác định các chỉ tiêu chất lượng

Sau khi pha xong tiến hành xác định các chỉ tiêu theo yêu cầu kỹ thuật về nhiên liệu Diesel TCVN 5689: 2005:

1. Hàm lượng lưu huỳnh, ppm. Sử dụng phương pháp thử ASTM D 4294 2. Nhiệt độ cất0C, 90% thể tích. Sử dụng phương pháp thử ASTM D 86 3. Điểm chớp cháy cốc kín0C. Sửdụng phương pháp thử ASTM D 83 4. Độ nhớt động học ở 400C cSt. Sửdụng phương pháp thử ASTM D 445 5. Cặn cacbon của 10% cặn chưng, % khối lượng. Sử dụng phương pháp thử ASTM D 4530.

6. Hàm lượng tro, % khối lượng. Sử dụng phương pháp thử ASTM D 482 7. Điểm đông đặc,0C. Sửdụng phương pháp thử ASTM D 97

8. Hàm lượng nước, ppm. Sửdụng phương pháp thử ASTM E 203

9. Ăn mòn mảnh đồng ở 500C, 3 giờ. Sửdụng phương pháp thử ASTM D 130 10. Khối lượng riêngở 150C, kg/m3. Sửdụng phương pháp thử ASTM D 1298 11. Từ đó tính tốn được chỉ số xêtan CI. Sử dụng phương pháp thử ASTM D 4737.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)