Tính toán và báo cáo kết quả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel (Trang 80)

Độ nhớt động học được tính theo công thức: V= t. C V: độ nhớt động học mm2/s( cSt)

t: thời gian chảy, s; C: hệ số kiểm định của nhớt kế mm2/s

Báo cáo kết quả: chính xác đến 0,1 % giá trị trung bìnhđo được. Độ sai lệch:

Tái diễn Trùng lặp Dầu thông dụng tại 40 và 100oC 0,0076X 0,0026X

Mazut tại 50oC 0.0074X 0,0015X

X: giá trị trung bình của các lần đo được.

2.4. Xác định hàm lượng cặncarbon theo tiêu chuẩn ASTM D 189

2.4.1. Phạm vi

Phương pháp này bao gồm việc xác định lượng cặn carbon còn lại sau khi bay hơi và nhiệt phân dầu, và đưa ra một vài chỉ dẫn về xu hướng tạo cốc. Phương pháp này áp dụng cho các sản phẩm dầu mỏ tương đối khó bay hơi, bị phân hủy một phần khi chưng cất ở áp suất thường.

Một số thuật ngữ thường dùng:

Cặn Carbon dùng trong phương pháp ASTM D189 để chỉ lượng căn carbon hình thành sau khi bay hơi hoặc nhiệt phân các sản phẩm dầu. Cặn không phải chứa hoàn toàn carbon mà nó là cốc và có thể tiếp tục bị biến đổi bởi quá trình nhiệt phân.

2.4.2. Ý nghĩa và sử dụng

Giá trị cặn carbon của nhiên liệu cháy được dùng như là một sự ước lượng sơ bộ về xu hướng tạo cặn của nhiên liệu trong buồng đốt dạng ống và dạng nồi hơi. Nếu

không có mặt các phụ gia thì cặn carbon của nhiên liệu Diesel sẽ xấp xỉ bằng cặn của buồng đốt.

2.4.3. Tóm tắt phương phápPhương pháp Ramsbottom: Phương pháp Ramsbottom:

Cân mẫu thử vào một bình cốc hóa thủy tinh có một mao quản mở rồi đặt vào lò nung kim loại và duy trì nhiệt độ 550oC. Mẫu nhanh chóng được đốt nóng tới nhiệt độ mà tại đó tất cả các thành phần dễ bay hơi sẽ bốc hơi hết ở dạng nguyên trạng hoặc bị phân hủy một phần, phần cặn nặng còn lại trong bình thủy tinh tiếp tục chịu phản ứng cracking và cốc hóa. Trong giai đoạn cuối của quá trình đốt nóng, phần cặn cốc hoặc cặn carbon tiếp tục bị phân hủy chậm hoặc bị oxy hóa nhẹ do không khí có thể lọt vào trong bình. Sau khi đốt, lấy bình ra khỏi lò, làm nguội trong bình hútẩm và cân lại. Phần cặn còn lại trong bình được tính phần trăm khối lượng mẫu thử và được gọi là cặn carbon Ramsbottom.

Qui trìnhđể xác định các tính chất vận hành đặc biệt của lò nung là có một ống kiểm tra chứa cặp nhiệt điện cho biết mối liên quan giữa nhiệt độ và thời gian.

2.4.4. Thiết bị

Một số thông số kỹ thuật của thiết bị: Hãng sản xuất: Tanaka Scientific Nước sản xuất: Japan

AC 220V- 50Hz. Nhiệt độ 500oC ± 2.

Bình cốc hóa bằng thủy tinh chịu nhiệt. Trước khi dùng, kiểm tra đường kính của mao quản để chắc chắn rằng độ mở lớn hơn 1,5 mm và không quá 2 mm. Chọn một que có đường kính 2 mm chọc qua mao quản.

Loại bỏ những bình nào không thể gài được que và những bình có lỗ mao quản lớn hơn 2 mm.

Bình kiểm tra bằng thép không gỉ, chứa một cặp nhiệt điện đùng dể xác định các đặc tính của lò phù hợp với các yêu cầu của phương pháp. Bình kiểm tra có mặt mờ và không được đánh bóng nữa. Bình đãđược đánh bóng có các đặc tính nhiệt khác với bình có bề mặt mờ. Phải có một máy đo nhiệt dùng nhiệt điện để theo dõi nhiệt độ thực với độ chính xác ± 1oC.

Bơm tiêm nạp mẫu bằng thủy tinh loại 5 hoặc 10 ml, gắn với kim tiêm có đường kính ngoài 1,5 mm để đưa mẫu vào trong bình cốc hóa thủy tinh.

Lò cốc hóa bằng kim loại cứng có các lỗ với đường kình trong 25,45 mm và chiều sâu tâm lỗ là 76 mm, được sắp xếp sao cho phù hợp với việc đốt nóng ở nhiệt độ đồng đều 550oC. Đáy lỗ có hình bán cầu phù hợp với đáy của bình cốc hóa thủy tinh.

Các thiết bị đo nhiệt độ: một cặp nhiệt điện bằng sắt constantan có thể di chuyển được với một thiết bị piromet rất nhạy hoặc những thiết bị chỉ nhiệt độ thích hợp khác được đặt ở tâm phần gần đáy của lò và được sắp xếp để đo nhiệt độ của lò sao cho có thể thực hiện được phép thử đặc tính của lò.

Cần định chuẩn cặp nhiệt điện hoặc các thiết bị đo nhiệt độ theo một cặp nhiệt điện tiêu chuẩn hoặc một chuẩn so sánh tương tự, một lần trong tuần khi lòđược sử dụng thường xuyên, tần suất định chuẩn tùy thuộc vào kinh nghiệm.

Kiểm tra đặc tính của thiết bị.

2.4.5. Qui trình tiến hành

Đặt bình cốc hóa thủy tinh mới vào lò cốc hóa ở 550oC trong khoảng 20 phút để khử hết các tạp chất hữu cơ và nước. Đặt vào trong bình một bộ phận hút ẩm kín có CaCl2trong 20÷ 30 phút rồi cân chính xác tới 0,1 mg.

Chú ý: không được dùng lại bình cốc hóa thủy tinh vì kết quả bị sai lệch. Đối với phép thử thông thường có thể dùng bình mới không cần nung trước nếu chúng chắc chắn không bị bẩn. Những bình như vậy ít nhất cũng cần đốt trong lò 150oC trong bình chống ẩm rồi cân.

Khi tiến hành thử, điều quan trọng là phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt các điều kiện nhiệt độ đã chọn.

Lắc thật kỹ mẫu cần thử nghiệm, hâm nóng đến 50±10oC nếu cần để làm giảm độ nhớt của nó. Làm cẩn thận sao cho không có cặn bám trên bề mặt ngoài hoặc bên trong cổ bình. Cân lại bình và mẫu chứa bên trong chính xác đến 1mg.

<6 4,0±0,1

6,0÷14,0 1,0±0,1

14,0÷20,0 0,5±0,1

Đặt bình cốc hóa vào lỗ đã chuẩn hóa của lòở nhiệt độ kiểm tra và để yên trong 20±2 phút. Dùng kẹp kim loại gắp bình ra khỏi lò khi còn nóng.

Sau khi gắp bình ra, làm nguội nó trong bình chống ẩm dưới cùng các điều kiện (kể cả thời gian cân) như đã dùng trước khi nạp mẫu vào bình. Khi lấy cốc ra khỏi bình hútẩm, kiểm tra xem nó đã thật sự hết các tạp chất còn bám lại.

2.4.6. Tính toán và báo cáo kết quả

Tính toán cặn carbon của mẫu và của phân đoạn chưng cất 10% như sau: Cặn carbon= ( A.100)/W

Trong đó:

A: khối lượng cặn carbon, gam. W: khối lượng mẫu, gam.

Báo cáo giá trị thu được là phần trăm cặn Carbon Ramsbottom, hoặc phần trăm phân đoạn chưng cất 10% cặn carbon Ramsbottom.

2.5. Xác định điểm đông đặc theo tiêu chuẩn ASTM D 97

2.5.1. Ý nghĩa

Điểm đông đặc của mẫu dầu là một chỉ số về nhiệt độ thấp để ứng dụng trong thực tế.

2.5.2. Tóm tắt phương pháp

Sau khi gia nhiệt sơ bộ, làm nguội mẫu với tốc độ xác định và cứ sau một khoảng nhiệt độ là 3 oC lại kiểm tra tính chất chảy của mẫu một lần. Nhiệt độ thấp nhất mà tại đó quan sát thấy sự chuyển động của mẫu thìđược ghi là điểm đông đặc

2.5.3. Thiếtbị và dụng cụ

Một số thông số kỹ thuật của thiết bị:

Bìnhđo:

Hình trụ, bằng thủy tinh trong, đường kính ngoài khoảng 33,2 mm đến 34,8 mm và cao 115 mm đến 125 mm. Đường kính trong của bình nằm trong khoảng 30,0 mm đến 32,4 mm, sao cho chiều dày thành bình không được lớn hơn 1,6 mm. Bình phải có vạch để đánh giá chiều cao mẫu 54 mm ± 3 mm kể từ đáy bên trong bình.

Hình 2.5. Thiết bị đo điểm đông đặc theo tiêu chuẩn ASTM D 97

Nhiệt kế, phù hợp với các yêu cầu qui định đã nêu trong ASTM E1.Đôi khi xảy ra hiện tượng phân ly cột chất lỏng trong nhiệt kế và có thể không phát hiện được sự phân ly đó,do vậy phải kiểm tra nhiệt kế ngay trước mỗi phép thử, và chỉ có thể sử dụng các nhiệt kế này nếu đảm bảo độ chính xác trong khoảng ± 1oC.

Nút lie, vừa với bìnhđo, có lỗ giữa để cắm nhiệt kế.

Vỏ bọc, không thấm nước, hình trụ, bằng kim loại, đáy bằng; vỏ bọc có chiều cao khoảng 115 mm ± 3 mm, có đường kính trong bằng từ 44,2 mm đến 45,8 mm. Vỏ bọc được đặt theo chiều thẳng đứngtrong bể làm lạnh sao cho phần nhô ra khỏi chất làm lạnh không lớn hơn 25mm, và có thể làm lạnh dễ dàng

Đĩa đệm bằng lie hoặc nỉ, dày 6mm, đặt vừa trong bọc.

Vòng đệm, dày khoảng 5 mm vừa khít vòng quanh bên ngoài bình đo và hơi lỏng bên trong vỏ bọc. Vòngđệm này có thể bằng cao su, da hoặc vật liệu thích hợp khác, đủ đàn hồi để bám chặt vào bìnhđo và đủ cứng để giữ nguyên hình dạng của nó. Mục đích của vòngđệm này là để ngăn ngừa bìnhđo tỳ vào vỏ bọc.

Một bể hoặc nhiều bể, có khả năng duy trì được nhiệt độ cần thiết, có giá đỡ chắc chắn để giữ vỏ bọc ở vị trí thẳng đứng. Duy trì nhiệt độ cần thiết của bể bằng máy lạnh, nếu có, hoặc bằng hỗn hợp làm lạnh thích hợp. Thông thường sử dụng các hỗn hợp làm lạnh để hạ nhiệt độ sau:

Để hạ nhiệt độ xuống đến

Nước đá và nước; 9oC

Nước đá nghiền và các tinh thể muối natri clorua -12oC Nước đá nghiền và các tinh thể muối natri clorua -27oC Axeton hoặc naphta dầu mỏ được làm lạnh đế -12oC Trong cốc kim loại có nắp đậy chứa hỗn hợp muối băng -57oC

2.5.4. Cách tiến hành

Rót mẫu vào bình đo đếnvạch mức hoặc đến mức. Khi cần, gia nhiệt mẫu trong bể nước đến khi dầu đủ độ lỏng thì rót vào bình đo. Nên biết rằng một vài loại vật liệu khi được gia nhiệt đến nhiệt độ cao hơn 45oC trong khoảng 24 giờ trước khi thử, không cho các kết quả điểm đông đặc giống như khi bảo quản tại nhiệt độ phòng trong 24 giờ trước khi tiến hành thử.

Đậy bình đo bằng nút lie đã cắm nhiệt kế dùng đo điểm đông đặc cao. Trong trường hợp điểm đông đặc cao hơn 36oC, sử dụng nhiệt kế có dải đo cao như ASTM 61C. Điều chỉnh vị trí của nút lie và nhiệt kế sao cho nút lie vừa khít chặt, nhiệt kế và bình phải đồng trục và bầu nhiệt kế phải được nhúng sao cho đầu mao quản nằm dưới bề mặt mẫu 3 mm.

Đối với phép đo điểm đông đặc, mẫu trong bình cần được xử lý sơ bộ như sau: Mẫu có điểm đông đặc trên – 33oC. Không khuấy, gia nhiệt mẫu đến nhiệt độ trên điểm đông đặc dự kiến 9oC, nhưng ít nhất là 45oC, nhiệt độ duy trì trên điểm đông đặc dự kiến 12oC, nhưng đảm bảo ít nhất là 48oC. Chuyển bình đo vào bể nước duy trìở nhiệt độ 24oC và bắt đầu quan sát điểm đông đặc.

Mẫu có điểm đông đặc bằng và thấp hơn – 33oC. Gia nhiệt mẫu, không khuấy, đến 45oC trong bể được duy trì ở nhiệt độ 48oC và làm nguội mẫu đến 15oC trong bể nước duy trì nhiệt độ ở 6oC. Tháo bỏ nhiệt kế đo điểm đông đặc và điểm vẩn đục cao ra và đặt vào đó là nhiệt kế đo điểm đông đặc và điểm vẫn đục thấp.

Kiểm tra độ sạch và khô của đĩa đệm, vòng đệm và bên trong bình đo. Đặt đĩa vào đáy của vỏ bọc. Lắp vòng đệm quanh bình đo ở vị trí cách đáy 25 mm. Lồng bìnhđo vào vỏ bọc. Không được đặt bìnhđo trực tiếp vào chất làm lạnh.

Sau khi mẫu đãđược làm lạnh đủ để tạo ra các tinh thể sáp paraffin, hết sức cẩn thận để không làm khuấy động khối mẫu cũng như không làm dịch chuyển nhiệt kế trong mẫu, sự khuấy động mạng xốp của các tinh thể sáp sẽ dẫn đến kết quả thấp và không chính xác.

Các điểm đông đặc được biểu thị bằng số nguyên và là bội số dương hoặc âm của 3oC. Bắt đầu là kiểm tra ngoại quan của mẫu, khi nhiệt độ của mẫu là 9oC cao hơn điểm đông đặc dự kiến. Tại mỗi phép thử, số đọc của nhiệt kế là bội số của 3oC dưới nhiệt độ bắt đầu, tháo bìnhđo ra khỏi vỏ bọc. Để làm mất hơi ẩm ngưng tụ hạn chế khả năng quan sát, dùng vải sạch thấm cồn lau sạch bề mặt bình. Nghiêng bình đo vừa đủ để xem chắc chắn có sự chuyển động của mẫu trong bình đó hay không. Toàn bộ thao tác tháo, lau và lắp lại bình không quá 3 giây.

Nếu mẫu vẫn chảy khi nhiệt độ đạt tới 27oC thì chuyển bìnhđo vào bể tiếp theo có nhiệt độ thấp hơn, theo qui định sau:

Mẫu đang ở + 27oC, chuyển sang bể 0oC. Mẫu đang ở + 9oC, chuyển sang bể - 18oC. Mẫu đang ở- 6oC, chuyển sang bể- 33oC. Mẫu đang ở- 24oC, chuyển sang bể- 51oC. Mẫu đang ở- 42oC, chuyển sang bể- 69oC.

Ngay khi nghiêng bình, mẫu trong bình đo không chảy, giữ bình đo nằm ngang trong vòng 5 giây,đo bằng đồng hồ bấm giây chính xác và quan sát kĩ. Nếu có bất kì chuyển động nào thì lập tức chuyển bình đo vào vỏ bọc và lặp lại phép đo sự chảy ở nhiệt độ tiếp theo, thấp hơn 3oC.

Tiếp tục tiến hành phép thử đó cho đến khi đạt tới điểm, mà tại đó khi đặt bình nằm ngang trong 5 giây, mẫu trong bìnhđo không chảy. Ghi số đọc quan sát được trên nhiệt kế.

Một vài tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép đánh giá phép thử đạt/không đạt, hoặc nhiệt độ tại điểm đông đặc không chia hết cho 3oC. Trong trường hợp đó, đo điểm đông đặc theoqui trình sau: bắt đầu kiểm tra ngoại quan mẫu khi nhiệt độ của mẫu cao hơn nhiệt độ đông đặc tiêu chuẩn qui định là 9oC. Tiếp tục quan sát tại các khoảng nhiệt độ là 3oC, đến khi đạt được nhiệt độ đông đặc tiêu chuẩn qui định. Báo cáo kết quả là mẫu đạt hoặc không đạt tiêu chuẩn.

2.6. Xác định điểm chớp cháy cốc kín theo tiêu chuẩn ASTM D 83/3828

2.6.1. Ý nghĩa

Nhiệt độ chớp cháy là số đo về xu hướng của mẫu thử tạo thành hỗn hợp dễ cháy với không khí trong các điều kiện kiểm soát của phòng thí nghiệm. Đây chỉ là

một trong những tính chất phải cân nhắc trong việc đánh giá tổng thể về nguy hiểm cháy của nhiên liệu.

Điểm chớp cháy được sử dụng trong các qui định an toàn và vận chuyển để chỉ rõ và phân loại vật liệu dễ cháy và có thể cháy. Cần tham khảo thêm các qui địnhcụ thể về các định nghĩa phân loại nhiên liệu.

Phương pháp thử này có thể sử dụng để xác định đặc tính của vật liệu, sản phẩm hay hỗn hợp khi tiếp xúc với nhiệt và nguồn gây cháy trong các điều kiện phòng thí nghiệm được kiểm soát nhưng không sử dụng cho mục đích miêu tả hoặc đánh giá nguy cơ cháy của chúng trong điều kiện thực tế. Tuy vậy, kết quả thử nghiệm theo phương pháp này có thể sử dụng như một yếu tố trong tổng thể các yếu tố cần thiết trong việc đánh giá nguy cơ cháy và tính nguy hại khi cháy trong điều kiện sử dụng cụ thể.

2.6.2. Tóm tắt phương pháp

Cốc thử bằng đồng thau có kích thước xác định. Đổ mẫu thử vào cốc đến vạch mức bên trong, dùng nắp có kích thước qui định đậy lại, sau đó gia nhiệt cốc và khuấy mẫu với tốc độ qui định theo qui trình.Đưa trực tiếp nguồn gây cháy vào cốc theo các khoảng thời gian đều đặn, đồng thời đừng khuấy mẫu, tiến hành như vậy cho đến khi sự xuất hiện chớp cháy. Báo cáo điểm chớp cháy .

2.6.3. Thiết bị và dụng cụThiết bị cốc kín Pensky-Martens (thủ Thiết bị cốc kín Pensky-Martens (thủ công). Hãng sản xuất: Herzog Model: TB/04/CK AC 220/240V, 50/60 Hz Công suất: 600W Kích thước: 420* 330* 430mm Trọng lượng: 11kg Bao gồm cốc thử, nắp, cửa sập, dụng cụ khuấy, nguồn gia nhiệt, ngọn lửa mồi, bể không khí và tấm đậy.

Dụng cụ đo nhiệt độ.

Dùng nhiệt kế có khoảng đo phù hợp với ASTM E hoặc dùng dụng cụ đo bằng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng phối trộn biodiesel (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)