1.4. Tổng quan về Biodiesel
1.4.8.1. Mỡ cá Basa
Mỗi năm Đồng Bằng Sông Cửu Long tiêu thụ khoảng 400.000 tấn cá basa, cá tra nguyên liệu. Trong đó, mỡ cá khoảng 60.000 tấn (chiếm 15%), số lượng này càng ngày càng nhiều theo từng năm. Trước đây, khi chưa sử dụng mỡ cá để sản xuất Diesel sinh học, mỡ cá được tận dụng bán cho cơ sở sản xuất mỡ bôi trơn, thức ăn chăn nuôi nhưng đầu ra, giá cả còn khá bấp bênh nên lắm khi dư thừa gây ơ nhiễm. Trong khi đó mỡ cá là một nguồn nguyên liệu có thể dùng để sản xuất Diesel sinh học với năng suất lớn, giá rẻ hơn so với dầu Diesel truyền thống.
Từ 1.000 kg mỡ cá có thể sản xuất được 800kg Diesel sinh học và 100kg Glycerine.
Một số đơn vị đã sản xuất thành công Diesel sinh học từmỡcáởVN:
Năm 2004, Phân Viện Khoa Học Vật Liệu tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu thành công công nghệ sản xuấtDiesel sinh học từ mỡ động vật.
Công ty cổ phầnxuất nhập khẩu thuỷ sản An Giang –Agifish.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Minh Tú phường Phước Thới, quận Ơ Mơn, Cần Thơ và nhiều cơ sở sản xuất nhỏ lẻ khác.
Như vậy việc sản xuấtDiesel sinh học đã làm tăng giá trị sử dụng cho cá tra, cá basa, tức là làm tăng thu nhập cho người dân, tạo ra nguồn năng lượng mới bổ sung cho nguồn năng lượng truyền thống đang dần cạn kiệt và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên, việc sản xuất Diesel sinh học từ mỡ cá cũng gặp phải các khó khăn như giá mỡ cá không ổn định và nguồn cung thất thường. Việc thu mua mỡ cá thường xuyên phải cạnh tranh với các doanh nghiệp chế biến thức ăn, thực phẩm và các doanh nghiệp sản xuất mỡ bôi trơn.
Do vậy sản xuất Diesel sinh học từ mỡ cá basa và cá tra là một giải pháp tạm thời nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu mỡ cá, giảm ô nhiễm môi trường, tăng thêm thu nhập cho người dân.