Nhiệt kế, phù hợp với các yêu cầu qui định đã nêu trong ASTM E1.Đôi khi xảy ra hiện tượng phân ly cột chất lỏng trong nhiệt kế và có thể khơng phát hiện được sự phân ly đó,do vậy phải kiểm tra nhiệt kế ngay trước mỗi phép thử, và chỉ có thể sử dụng các nhiệt kế này nếu đảm bảo độ chính xác trong khoảng ± 1oC.
Nút lie, vừa với bìnhđo, có lỗ giữa để cắm nhiệt kế.
Vỏ bọc, khơng thấm nước, hình trụ, bằng kim loại, đáy bằng; vỏ bọc có chiều cao khoảng 115 mm ± 3 mm, có đường kính trong bằng từ 44,2 mm đến 45,8 mm. Vỏ bọc được đặt theo chiều thẳng đứngtrong bể làm lạnh sao cho phần nhô ra khỏi chất làm lạnh khơng lớn hơn 25mm, và có thể làm lạnh dễ dàng
Đĩa đệm bằng lie hoặc nỉ, dày 6mm, đặt vừa trong bọc.
Vòng đệm, dày khoảng 5 mm vừa khít vịng quanh bên ngồi bình đo và hơi lỏng bên trong vỏ bọc. Vịngđệm này có thể bằng cao su, da hoặc vật liệu thích hợp khác, đủ đàn hồi để bám chặt vào bìnhđo và đủ cứng để giữ ngun hình dạng của nó. Mục đích của vịngđệm này là để ngăn ngừa bìnhđo tỳ vào vỏ bọc.
Một bể hoặc nhiều bể, có khả năng duy trì được nhiệt độ cần thiết, có giá đỡ chắc chắn để giữ vỏ bọc ở vị trí thẳng đứng. Duy trì nhiệt độ cần thiết của bể bằng máy lạnh, nếu có, hoặc bằng hỗn hợp làm lạnh thích hợp. Thơng thường sử dụng các hỗn hợp làm lạnh để hạ nhiệt độ sau:
Để hạ nhiệt độ xuống đến
Nước đá và nước; 9oC
Nước đá nghiền và các tinh thể muối natri clorua -12oC Nước đá nghiền và các tinh thể muối natri clorua -27oC Axeton hoặc naphta dầu mỏ được làm lạnh đế -12oC Trong cốc kim loại có nắp đậy chứa hỗn hợp muối băng -57oC
2.5.4. Cách tiến hành
Rót mẫu vào bình đo đếnvạch mức hoặc đến mức. Khi cần, gia nhiệt mẫu trong bể nước đến khi dầu đủ độ lỏng thì rót vào bình đo. Nên biết rằng một vài loại vật liệu khi được gia nhiệt đến nhiệt độ cao hơn 45oC trong khoảng 24 giờ trước khi thử, không cho các kết quả điểm đông đặc giống như khi bảo quản tại nhiệt độ phòng trong 24 giờ trước khi tiến hành thử.
Đậy bình đo bằng nút lie đã cắm nhiệt kế dùng đo điểm đông đặc cao. Trong trường hợp điểm đông đặc cao hơn 36oC, sử dụng nhiệt kế có dải đo cao như ASTM 61C. Điều chỉnh vị trí của nút lie và nhiệt kế sao cho nút lie vừa khít chặt, nhiệt kế và bình phải đồng trục và bầu nhiệt kế phải được nhúng sao cho đầu mao quản nằm dưới bề mặt mẫu 3 mm.
Đối với phép đo điểm đơng đặc, mẫu trong bình cần được xử lý sơ bộ như sau: Mẫu có điểm đơng đặc trên – 33oC. Không khuấy, gia nhiệt mẫu đến nhiệt độ trên điểm đơng đặc dự kiến 9oC, nhưng ít nhất là 45oC, nhiệt độ duy trì trên điểm đơng đặc dự kiến 12oC, nhưng đảm bảo ít nhất là 48oC. Chuyển bình đo vào bể nước duy trìở nhiệt độ 24oC và bắt đầu quan sát điểm đơng đặc.
Mẫu có điểm đơng đặc bằng và thấp hơn – 33oC. Gia nhiệt mẫu, không khuấy, đến 45oC trong bể được duy trì ở nhiệt độ 48oC và làm nguội mẫu đến 15oC trong bể nước duy trì nhiệt độ ở 6oC. Tháo bỏ nhiệt kế đo điểm đông đặc và điểm vẩn đục cao ra và đặt vào đó là nhiệt kế đo điểm đông đặc và điểm vẫn đục thấp.
Kiểm tra độ sạch và khô của đĩa đệm, vịng đệm và bên trong bình đo. Đặt đĩa vào đáy của vỏ bọc. Lắp vịng đệm quanh bình đo ở vị trí cách đáy 25 mm. Lồng bìnhđo vào vỏ bọc. Khơng được đặt bìnhđo trực tiếp vào chất làm lạnh.
Sau khi mẫu đãđược làm lạnh đủ để tạo ra các tinh thể sáp paraffin, hết sức cẩn thận để không làm khuấy động khối mẫu cũng như không làm dịch chuyển nhiệt kế trong mẫu, sự khuấy động mạng xốp của các tinh thể sáp sẽ dẫn đến kết quả thấp và khơng chính xác.
Các điểm đơng đặc được biểu thị bằng số nguyên và là bội số dương hoặc âm của 3oC. Bắt đầu là kiểm tra ngoại quan của mẫu, khi nhiệt độ của mẫu là 9oC cao hơn điểm đông đặc dự kiến. Tại mỗi phép thử, số đọc của nhiệt kế là bội số của 3oC dưới nhiệt độ bắt đầu, tháo bìnhđo ra khỏi vỏ bọc. Để làm mất hơi ẩm ngưng tụ hạn chế khả năng quan sát, dùng vải sạch thấm cồn lau sạch bề mặt bình. Nghiêng bình đo vừa đủ để xem chắc chắn có sự chuyển động của mẫu trong bình đó hay khơng. Tồn bộ thao tác tháo, lau và lắp lại bình khơng quá 3 giây.
Nếu mẫu vẫn chảy khi nhiệt độ đạt tới 27oC thì chuyển bìnhđo vào bể tiếp theo có nhiệt độ thấp hơn, theo qui định sau:
Mẫu đang ở + 27oC, chuyển sang bể 0oC. Mẫu đang ở + 9oC, chuyển sang bể - 18oC. Mẫu đang ở- 6oC, chuyển sang bể- 33oC. Mẫu đang ở- 24oC, chuyển sang bể- 51oC. Mẫu đang ở- 42oC, chuyển sang bể- 69oC.
Ngay khi nghiêng bình, mẫu trong bình đo khơng chảy, giữ bình đo nằm ngang trong vịng 5 giây,đo bằng đồng hồ bấm giây chính xác và quan sát kĩ. Nếu có bất kì chuyển động nào thì lập tức chuyển bình đo vào vỏ bọc và lặp lại phép đo sự chảy ở nhiệt độ tiếp theo, thấp hơn 3oC.
Tiếp tục tiến hành phép thử đó cho đến khi đạt tới điểm, mà tại đó khi đặt bình nằm ngang trong 5 giây, mẫu trong bìnhđo khơng chảy. Ghi số đọc quan sát được trên nhiệt kế.
Một vài tiêu chuẩn kỹ thuật cho phép đánh giá phép thử đạt/không đạt, hoặc nhiệt độ tại điểm đông đặc không chia hết cho 3oC. Trong trường hợp đó, đo điểm đơng đặc theoqui trình sau: bắt đầu kiểm tra ngoại quan mẫu khi nhiệt độ của mẫu cao hơn nhiệt độ đông đặc tiêu chuẩn qui định là 9oC. Tiếp tục quan sát tại các khoảng nhiệt độ là 3oC, đến khi đạt được nhiệt độ đông đặc tiêu chuẩn qui định. Báo cáo kết quả là mẫu đạt hoặc không đạt tiêu chuẩn.
2.6. Xác định điểm chớp cháy cốc kín theo tiêu chuẩn ASTM D 83/3828
2.6.1. Ý nghĩa
Nhiệt độ chớp cháy là số đo về xu hướng của mẫu thử tạo thành hỗn hợp dễ cháy với khơng khí trong các điều kiện kiểm sốt của phịng thí nghiệm. Đây chỉ là
một trong những tính chất phải cân nhắc trong việc đánh giá tổng thể về nguy hiểm cháy của nhiên liệu.
Điểm chớp cháy được sử dụng trong các qui định an toàn và vận chuyển để chỉ rõ và phân loại vật liệu dễ cháy và có thể cháy. Cần tham khảo thêm các qui địnhcụ thể về các định nghĩa phân loại nhiên liệu.
Phương pháp thử này có thể sử dụng để xác định đặc tính của vật liệu, sản phẩm hay hỗn hợp khi tiếp xúc với nhiệt và nguồn gây cháy trong các điều kiện phịng thí nghiệm được kiểm sốt nhưng khơng sử dụng cho mục đích miêu tả hoặc đánh giá nguy cơ cháy của chúng trong điều kiện thực tế. Tuy vậy, kết quả thử nghiệm theo phương pháp này có thể sử dụng như một yếu tố trong tổng thể các yếu tố cần thiết trong việc đánh giá nguy cơ cháy và tính nguy hại khi cháy trong điều kiện sử dụng cụ thể.
2.6.2. Tóm tắt phương pháp
Cốc thử bằng đồng thau có kích thước xác định. Đổ mẫu thử vào cốc đến vạch mức bên trong, dùng nắp có kích thước qui định đậy lại, sau đó gia nhiệt cốc và khuấy mẫu với tốc độ qui định theo qui trình.Đưa trực tiếp nguồn gây cháy vào cốc theo các khoảng thời gian đều đặn, đồng thời đừng khuấy mẫu, tiến hành như vậy cho đến khi sự xuất hiện chớp cháy. Báo cáo điểm chớp cháy .
2.6.3. Thiết bị và dụng cụThiết bị cốc kín Pensky-Martens (thủ Thiết bị cốc kín Pensky-Martens (thủ cơng). Hãng sản xuất: Herzog Model: TB/04/CK AC 220/240V, 50/60 Hz Cơng suất: 600W Kích thước: 420* 330* 430mm Trọng lượng: 11kg Bao gồm cốc thử, nắp, cửa sập, dụng cụ khuấy, nguồn gia nhiệt, ngọn lửa mồi, bể khơng khí và tấm đậy.