1.2. Tổng quan về nhiên liệu Diesel
1.2.2.7. Hàm lượng lưu huỳnh
Như chúng ta đã biết lưu huỳnh trong dầu thô cũng như trong các sản phẩm của nó tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như: lưu huỳnh dạng nguyên tố, H2S, mercaptan, sulfua, disulfua, dị vòng . . . tuỳ theo dạng tồn tại của nó mà nó có thể gây ăn mịn trực tiếp hay gián tiếp.
Nếu như trong nhiên liệu xăng lưu huỳnh tồn tại chủ yếu dưới dạng mercaptan gây ăn mịn trực tiếp thì trong nhiên liệu Diesel dạng tồn tại này hầu như khơng cịn nữa mà chủ yếu dưới dạng sulfua, disulfua hay dị vịng khơng có khả năng ăn mịn trực tiếp mà chúng chỉ gây ăn mòn khi bị cháy trong động cơ để tạo ra SO2sau đó nó có thể chuyển một phần thành SO3.
Phần lớn lượng khí này thốt ra ngồi cùng khí cháy, nhưng có thể một phần nhỏ lọt qua các xecmăng để vào trong carter chứa dầu và khi nhiệt độ trong carter
này xuống thấp thì chúng kết hợp với hơi nước để tạo ra các axit tương ứng gây ăn mòn các bềmặt chi tiết khi dầu được bơm trởlại các bềmặt bôi trơn.
Trong các động cơ hiện đại ngày nay, nhằm làm giảm hàm lượng các chất gây ô nhiễm cho môi trường trong khói thải thì động cơ được trang bị bộ xúc tác để chuyển các chất độc hại thành các chất không hoặc kém độc hại hơn. Khi có mặt các khí SOx trong dịng khí thải nó sẽ làm giảm hoạt tính, ngộ độc xúc tác và ảnh hưởng đến nhiệt độ làm việc của bộ xác tác.
Ngồi ra, khi hàm lượng lưu huỳnh tăng thì nó sẽlàm giảm nhiệt cháy của nhiên liệu Diesel vì vậy nó sẽ làm tăng hàm lượng các hydrocarbon chưa cháy, bồhóng, muội than trong sản vật cháy do đó càng làm mài mịn máy móc. Thực nghiệm cho thấy :
- Hàm lượng lưu huỳnh khoảng 0,06% khối lượng nhiên liệu thì lượng muội than sinh ra trên secmăng và piston là 2,1%.
- Hàm lượng lưu huỳnh khoảng 0,85% khối lượng nhiên liệu thì lượng muội than sinh ra trên secmăng và piston là 5,8%.
- Hàm lượng lưu huỳnh khoảng 2,9% khối lượng nhiên liệu thì lượng muội than sinh ra trên secmăng và piston là 12,2%.