Các đặc trƣng cơ bản của TTCK phát triển an toàn và bền

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 22 - 26)

TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.1. TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG

1.1.2. Các đặc trƣng cơ bản của TTCK phát triển an toàn và bền

Một TTCK đƣợc coi là phát triển bền vững khi có những đặc trƣng cơ bản sau đây:

Hình 1.3 Đặc trưng của TTCK phát triển bền vững

Đặc trưng TTCK phát triển bền

vững

Cấu trúc thị trường bền vững

Giá trị thị trường tạo ra bền vững

Niềm tin thị trường được đảm

bảo Các bất ổn bị loại

trừ Lợi ích của các chủ thể bền vững

23

1. Mối quan hệ về lợi ích của các chủ thể tham gia thị trường phải gắn kết hài hòa bền vững

Đặc trƣng nổi bật đầu tiên của TTCK bền vững là sự phát triển hài hòa và gắn kết lợi ích dài hạn của mọi thành viên tham gia thị trường, bao gồm: các doanh nghiệp, nhà đầu tƣ, cơ quan quản lý chứng khoán, tổ chức vận hành thị trường (SGDCK), các quỹ đầu tư, CTQLQ, công ty môi giới, tự doanh và các tổ chức cung cấp dịch vụ phụ trợ trên thị trường như Trung tâm Lưu ký, ngân hàng chỉ định thanh toán và những người hưởng lợi khác (stakeholder) từ TTCK.

TTCK cần có đƣợc sự hài hòa về mặt lợi ích của các thành viên tham gia thị trường. Mục tiêu của TTCK phát triển bền vững là nhằm đảm bảo cho mọi thành viên và bản thân xã hội đạt đƣợc mức chi phí thấp nhất có thể khi tham gia thị trường. Trong việc phát triển thị trường, lợi ích cá biệt của từng chủ thể không làm tổn hại với lợi ích chung của thị trường.

Bên cạnh đó, TTCK là một hệ thống tồn tại trên cơ sở sự cộng sinh của tất cả những thành viên thị trường với mục đích nguyên thủy nhất là sinh lời và tạo ra giá trị. Giữa những thành viên này có sự ràng buộc lẫn nhau, một trong số đó không thể tạo ra giá trị bền vững, lâu dài nếu thiếu đi một hoặc nhiều thành viên khác. Trong số tất cả những thành viên đó, nếu nhƣ một thành viên phản bội lại nguyên tắc cộng sinh này thì cả hệ thống sẽ bị tổn thương. Đơn cử một ví dụ: một CTCK nếu chạy theo lợi nhuận ngắn hạn của mình, thực hiện những hành vi thao túng giá đối với một cổ phiếu mà công ty nắm giữ ngay từ khi thực hiện dịch vụ nhà tƣ vấn phát hành cho CTNY. Về ngắn hạn, nếu không bị cơ quan quản lý chứng khoán phát hiện, xử phạt và tịch thu số thu nhập bất chính, CTCK có thể có đƣợc lợi nhuận trước mắt. Nhưng về bản chất, đây là hành vi không công bằng đối với thị trường, phản bội lại chính các khách hàng (nhà đầu tư) của CTCK, làm xói mòn lòng tin của thị trường. Hành vi này làm toàn bộ thị trường tổn thương trong dài hạn và khiến chính những công ty đó chịu thiệt hại do mất đi lòng tin của nhà đầu tƣ.

Sự gắn kết lợi ích còn thể hiện ở chỗ thống nhất về mục tiêu phát triển thị trường. TTCK được xây dựng và phát triển không chỉ nhằm đáp ứng các mục tiêu về bền vững kinh tế và cũng không chỉ nhằm mục tiêu bền vững về chính trị xã hội, mà có sự thống nhất và gắn kết ngay từ giai đoạn đầu phát triển thị trường.

2. Cấu trúc thị trường phải cân đối và bền vững

Sự phát triển hài hòa và gắn kết lợi ích dài hạn của các chủ thể tham gia TTCK trong một hệ thống thị trường với cấu trúc hoàn chỉnh là một đặc trƣng quan trọng của TTCK phát triển bền vững. Trong bối cảnh phát triển thị trường tài chính ngày nay, khó có thể hình dung một thị trường tài

24

chính thiếu đi những bộ phận hoặc những cấu trúc nội tại. Bản thân mỗi bộ phận hình thành cấu trúc thị trường đều có vai trò riêng và giữa chúng có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Sự bền vững của bộ phận này là cơ sở tạo ra sự bền vững của bộ phận khác và tạo ra sự bền vững tổng thể trong toàn bộ cấu trúc thị trường.

3. Các giá trị mà thị trường tạo ra phải bền vững

Những nghiên cứu về tính bền vững thị trường chứng khóan gần đây thường gắn giữa phát triển bền vững của doanh nghiệp và TTCK. Tiêu biểu là hai nghiên cứu ―Phát triển bền vững, tạo ra giá trị và thị trường vốn‖ của Blair W. Feltmate, Brian A. Schofield và Ron W.Yachnin (Canada-2001) và ―Hiệu quả phát triển bền vững – Chuyển đổi giá trị phát triển bền vững thành những tiêu chí đánh giá tài chính‖ của Yachnin và các cộng sự (2006). Ở những nghiên cứu này, các tác giả đã nhấn mạnh phương thức mà các mục tiêu phát triển bền vững đã chuyển đổi các giá trị về kinh tế và chính trị xã hội vào việc định giá cổ phiếu, trong đó sử dụng các tiêu chí định lƣợng qua: (i) phân tích hệ số tài chính; (ii) chiết khấu luồng tiền; (iii) nguyên tắc định giá ―ngón tay cái‖; (iv) giá trị kinh tế gia tăng và (v) định giá quyền chọn. Các tác giả này cũng đã đề cập đến những tiêu chí định tính mà một doanh nghiệp niêm yết cần thể hiện trong báo cáo về sự phát triển bền vững của công ty, đó là (i) tính trách nhiệm và tính minh bạch; (ii) ủng hộ quan điểm phát triển bền vững; (iii) tính tương thích, thể hiện trong nỗ lực đạt và vƣợt các chuẩn mực của ngành; (iv) tính toàn diện trong việc lồng ghép mục tiêu phát triển bền vững vào mọi giá trị công ty; (v) tính liên tục cải thiện; (vi) tính phù hợp trong ghi nhận các giá trị gia tăng của phát triển bền vững và (vii) tính kịp thời, thể hiện ở sự ghi nhận mọi sự kiện có ý nghĩa về phát triển bền vững một cách kịp thời.

Những nghiên cứu này cho thấy: tại những TTCK hướng đến mục tiêu phát triển bền vững thì các mục tiêu này cần được thị trường chính thức công nhận nhƣ là một trong những giá trị tạo ra của bản thân thị trường.

4. Các nguy cơ bất ổn được dự báo và loại trừ

Một TTCK không thể đƣợc coi là phát triển bền vững nếu xảy ra nguy cơ khủng hoảng. Vậy phải chăng cho đến nay trên thế giới chƣa có TTCK nào đạt đƣợc mục tiêu bền vững bởi hầu hết TTCK ở các quốc gia đều đang chịu tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính xuất phát từ Mỹ, với chính những công cụ phái sinh trên TTCK một thời đƣợc coi là sự sáng tạo trong đầu tƣ và quản lý rủi ro? Câu trả lời là: phát triển bền vững là một khái niệm tương đối và là một mục tiêu khó theo đuổi nhất trên TTCK.

Ngay cả những TTCK hùng mạnh nhất nhƣ Mỹ, chỉ cần hai nhiệm kỳ của Chính phủ tổng thống Bush với những chính sách tôn vinh ―tự do thị

25

trường‖ (free market) và ―bàn tay vô hình của thị trường‖ (market invisible hand) quá mức, chạy theo lợi ích nhóm (group interest) của những tập đoàn tài chính khổng lồ, quá kỳ thị những ―thất bại của chính phủ‖

(―government failures‖ – chỉ những lĩnh vực mà can thiệp của chính phủ không hiệu quả cho sự phát triển của thị trường) và lãng quên vai trò của quản lý nhà nước đã khiến cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra.

Vì vậy, dự báo, cảnh báo và ngăn chặn khủng hoảng một cách hiệu quả, kịp thời không chỉ là đặc trƣng mà còn là yêu cầu của phát triển bền vững trên TTCK. Để làm đƣợc điều này, bản thân chính phủ, cơ quan quản lý thị trường, các định chế thị trường, các tổ chức nghiên cứu (think tanks) đều cần có những chiến lƣợc và hoạt động cụ thể. Một hệ thống giám sát, dự báo, cảnh báo sớm và những kế hoạch ngăn chặn khủng hoảng là không thể thiếu cho một TTCK phát triển bền vững.

5. Niềm tin của công chúng đầu tư phải được đảm bảo bền vững Các đặc trƣng nói trên của TTCK phát triển bền vững là nhân tố để hình thành một dấu hiệu đặc biệt mang ý nghĩa đặc trƣng của sự bền vững.

TTCK chỉ có thể đạt đƣợc trạng thái cân bằng, hài hòa trong kết cấu thị trường cho mục tiêu phát triển bền vững khi cộng đồng các nhà đầu tư và thị trường có nhận thức phù hợp về vai trò quyết định của mình trong phát triển bền vững. Điều này có nghĩa là nếu thiếu đi nhận thức về lợi ích dài hạn và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên tham gia thị trường, hay chính xác là nhận thức về TTCK với những tương tác thời gian và không gian như đã đề cập ở trên, cộng đồng các nhà đầu tư và thị trường sẽ ứng xử theo những lợi ích ngắn hạn mà làm tổn thương sự phát triển dài hạn của thị trường.

Bên cạnh đó, nếu niềm tin của nhà đầu tƣ đƣợc đảm bảo sẽ gạt bỏ được yếu tố tâm lý trên TTCK. Do TTCK thường gắn liền với yếu tố rủi ro, các nhà đầu tư thường có xu hướng đẩy mức giá chứng khoán ra xa theo thời hạn dài hạn. Kỳ vọng của nhà đầu tƣ lại đƣợc quyết định phần lớn bởi yếu tố tâm lý kéo theo những phản ứng quá mức trên TTCK — do đó tinh thần lạc quan quá mức có thể đẩy giá lên quá cao hoặc tinh thần bi quan có thể đẩy giá xuống quá thấp. Những hậu quả của tâm lý nhà đầu tƣ bị dẫn dắt bởi tin đồn hay kiểu ―rỉ tai nhau‖ hoặc kiểu tư duy theo bầy đàn.

Các yếu tố tâm lý cũng thường tham gia làm tăng thêm những biến động giá chứng khoán. Hơn nữa, TTCK trong ngắn hạn, giá chứng khoán có thể bị bóp méo hay thả nổi bởi bất kỳ sự kiện làm thay đổi nhanh thị trường, đưa TTCK đến chỗ nhìn chung là nguy hiểm và khó dự đoán trước môi trường cho những người thiếu những kỹ năng đầu tư tài chính và thời gian không cho phép hiểu rõ được những tín hiệu kỹ thuật của thị trường. Trong những trường hợp TTCK sụp đổ do yếu tố tâm lý hoảng loạn của các nhà đầu tư, những hậu quả kinh tế và xã hội là rất khó lường.

26

Trên một TTCK bền vững, nhà đầu tƣ sẽ nhận thức đƣợc rằng quyết định mua bán chứng khoán mà thiếu cơ sở thông tin hợp lý, dựa trên những lợi thế không công bằng hoặc bằng những hành vi bất hợp pháp sẽ gây tổn hại cho chính bản thân họ và thị trường. Nhà đầu tư cũng sẽ nhận thức đƣợc rằng bằng quyết định mua, bán chứng khoán của mình, họ sẽ góp phần quyết định vào sự phát triển những CTNY nào tôn trọng các giá trị của phát triển bền vững và hạn chế sự phát triển của những công ty nào không làm như vậy. Trên một TTCK phát triển bền vững, thị trường sẽ coi các tiêu chí phát triển bền vững là một trong những tiêu chí để xác định giá trị doanh nghiệp.

Mục tiêu chủ yếu trong quản lý TTCK là làm thế nào để TTCK trở nên dễ dàng và an toàn hơn đối với những nhà đầu tƣ không chuyên nghiệp. Nhƣng trên thực tế điều này là rất khó. Tuy nhiên, để giảm thiểu rủi ro của những bất cân bằng thị trường tài chính, điều quan trọng là phải có đƣợc cơ sở hạ tầng luật pháp, giám sát và điều tiết hoàn chỉnh hoạt động suôn sẻ, trung thực khách quan, đặc biệt là bảo đảm việc công bố thông tin liên quan một cách kịp thời, minh bạch và chính xác.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)