Vai trò chứng khoán phái sinh và “Chứng khoán hoá” đối với

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 89 - 92)

TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Chương 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG

2.2. VAI TRÕ TÁC ĐỘNG CỦA TTCK PHÁT TRIỂN BỀN

2.2.4. Vai trò chứng khoán phái sinh và “Chứng khoán hoá” đối với

2.2.3.1 Vai trò của CKPS đối với tính bền vững của TTCK

CKPS là một loại công cụ mà giá của nó phụ thuộc vào một hoặc một số công cụ cơ sở27. CKPS bản thân nó chỉ là một thỏa thuận giữa hai hoặc một vài bên. Giá trị của nó đƣợc xác định bởi sự biến động của công cụ cơ sở. Một số công cụ cơ sở phổ biến bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, hàng hóa, tiền tệ, lãi suất và các chỉ số thị trường.

27 Đào Lê Minh – Hình thành và phát triển TTCK phái sinh ở Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ, Bộ Tài chính, 2009.

90

Các loại CKPS đƣợc sử dụng phổ biến nhất hiện nay là: Hợp đồng tương lai, Hợp đồng kỳ hạn, Hợp đồng quyền chọn và Hợp đồng hoán đổi.

Khác với cổ phiếu (chứng khoán vốn), trái phiếu (chứng khoán nợ), các CKPS đƣợc gọi là ―chứng khoán điều kiện‖, không xác nhận quyền chủ sở hữu hay quyền chủ nợ đối với các tổ chức phát hành, mà xác nhận các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia nhƣ quyền ƣu tiên, quyền lựa chọn mua hay bán tài sản, quyền đƣợc thực hiện một cam kết hay nghĩa vụ phải thực hiện các cam kết đó.

Thị trường CKPS là nơi mua bán, trao đổi các loại chứng khoán gốc hay còn gọi là chứng khoán cơ sở đƣợc bảo hiểm thông qua các công cụ CKPS. Với ý nghĩa đó, thị trường CKPS giúp giảm thiểu rủi ro hoặc san xẻ rủi ro giữa các chủ thể tham gia thị trường. Việc phòng ngừa rủi ro trên TTCK bằng các CKPS có những ƣu điểm nổi trội hơn so với các công cụ khác: (i) Tính chủ động cao; (ii) Sự đa dạng của các công cụ.

Tuy nhiên, chính việc sử dụng các CKPS cũng hàm chứa những yếu tố rủi ro nhất định có ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của TTTC nói chung.

2.2.3.2 Vai trò của nghiệp vụ “Chứng khoán hóa” đối với sự phát triển bền vững của TTCK

Đầu những năm 80 của thế kỷ 20, một loại hàng hoá mới trên TTCK Mỹ đã xuất hiện và liên tục phát triển cho tới ngày nay - đó là các chứng khoán nợ (TP). Các loại chứng khoán này do các công ty tài chính chuyên biệt, với tên gọi ―Công ty công cụ đặc biệt‖ – Special Purpose Vehicle (SPV) phát hành. Trên cơ sở thu gom các hợp đồng hoặc các khế ƣớc tín dụng trong dân cƣ hoặc từ các công ty thành một khoản tín dụng lớn để phát hành chứng khoán (trái phiếu) huy động tiền, sao cho tổng giá trị của các khoản tín dụng huy động bằng tổng giá trị các khoản nợ nợ đến hạn phải trả cho NHTM theo từng hợp hợp đồng. Sau đó SPV sẽ thực hiện

―quyền đòi nợ‖ đối với các con nợ theo hồ sơ các hợp đồng tín dụng đã thu gom để lấy tiền thanh toán cho các chứng khoán đến hạn. Hành vi này đƣợc gọi là nghiệp vụ ―chứng khoán hóa các nghĩa vụ trả nợ‖.

Dựa trên những nguyên lý phân chia lợi ích ―đặc biệt‖, nghiệp vụ này tạo ra mối liên kết tự nhiên và bền chặt giữa các NHTM bán lẻ với TTCK và làm cho ―nhiều bên‖ cùng có lợi:

(i) NHTM dễ dàng mở rộng đƣợc tín dụng thông qua việc giảm nhẹ các điều kiện cho vay vì toàn bộ rủi ro đã ―bán‖ cho SPV;

(ii) Khách hàng của NHTM chính là các cá nhân và thể nhân trong nền kinh tế chỉ phải trả lãi thực tế thấp hơn mức lãi đã ghi trong hợp đồng tín dụng với NHTM để ―bán‖ nghĩa vụ trả nợ kèm hợp đồng tín dụng của mình cho SPV;

91

(iii) SPV có điều kiện chuyên nghiệp hoá ở trình độ cao của mình trong các việc:

- Tổ chức phát hành trái phiếu với lãi suất thấp hơn hoặc tối đa bằng lãi suất mà SPV thu đƣợc từ các hợp đồng tín dụng, đồng thời cao hơn lãi suất tiền gửi cùng thời hạn để thu hút người dân đầu tƣ vào trái phiếu của mình;

- Dùng tiền huy động từ trái phiếu để trả nợ cho NHTM với lãi suất thấp hơn lãi suất ghi trong hợp đồng tín dụng mà NHTM đồng ý bán quyền đòi nợ cho SPV;

- Thực hiện quyền ―đòi nợ‖ đến hạn đối với các con nợ của NHTM để thanh toán cho chủ sở hữu của các trái phiếu khi đáo hạn.

Hình 1.8 Cơ chế san sẻ rủi ro trong nghiệp vụ CKH

NHTM

Vay 8%

Cho v ay 10%

Người đi v ay -Nhucầu khác nhau -Thế chấp đễ dàng -Lãisuất phải 10%

Công ty Công cụ đặc biệt (SPV)

Tổng giá trị CK = Tổng giá trị NVTN Vay 8,5%

Cho v ay 8% và 9,5%

-Có uy tin, được kiểm toán hoặc xếp hạng -Trả nợ NHTM và chụi rủi ro Tổ chức,

cá nhân Mua CK của SPV Lãisuất > lãi suất tiết kiệm 8,5%

10%

8%

8,5%

7%

9,5%

Việc phát hành trái phiếu trả nợ theo cơ chế đặc biệt nói trên của SPV chỉ đƣợc diễn ra trong điều kiện SPV là một Định chế tài chính chuyên biệt, có vốn tự có ở mức an toàn giống nhƣ đối với NHTM, có uy tín thông qua một tổ chức kiểm toán quốc tế hoặc một tổ chức xếp hạng tín nhiệm có uy tín và cần thiết có thể phải bao gồm cả việc có sự bảo lãnh của một cơ quan công quyền có nguồn thu NSNN ở cấp Chính phủ hoặc cấp Tỉnh, Thành phố...

Sơ đồ trên đây đã minh hoạ ―thể thức‖ và cơ chế phân chia lợi ích trong quan hệ giao dịch chứng khoán hoá các hợp đồng tín dụng đƣợc mô phỏng một cách đơn giản hoá các quan hệ đặc biệt giữa các Định chế tài chính trên TTCK.

92

Qua nghiệp vụ này có thể thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa TTTD ngân hàng và TTCK đến mức độ nào. Khi mà gianh giới giữa các thị trường là khó phân biệt thì mức độ rủi ro càng khó kiểm soát. Điều này đặt nghiệp vụ ―chứng khoán hóa‖ trở thành một nội dung quan trọng trong sự phát triển bền vững của TTCK.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 89 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)