TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Chương 3. TỔNG QUAN VỀ CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG
3.4. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TOÀN CẦU 2008
3.4.3. Nguyên nhân khủng hoảng tài chính Mỹ
Nguyên nhân xẩy ra khủng hoảng tài chính Mỹ kéo theo hậu quả khủng hoảng tài chính toàn cầu có thể chia thành nguyên nhân trực tiếp và nguyên nhân sâu xa một cách khái quát nhƣ sau:
1. Nguyên nhân sâu xa
Thứ nhất, sự phát triển không bền vững
Những yếu kém của nền kinh tế Mỹ đã bộc lộ rõ từ khá lâu, trước những năm 2000. Kết quả là bước vào giai đoạn 2001-2005 nền kinh tế Mỹ lâm vào tình trạng thâm hụt kép:
Một là, thâm hụt cán cân thương mai trầm trọng.
Thâm hụt cán cân vãng lai của Mỹ thời kỳ 1992-2001 bình quân năm là 189,9 tỷ USD. Sau đó các khoản thâm hụt này bắt đầu tăng dần, vƣợt qua ngoài tầm kiểm soát - đạt mức 473,9 tỷ USD trong năm 2002;
530,7 tỷ USD trong năm 2003 và 590 tỷ USD, chiếm 5,7% GDP trong năm 2004. Năm 2006, mức thâm hụt cán cân thanh toán vẫn tiếp tục gia tăng, đạt 811 tỷ USD và bằng 6% GDP. Năm 2007, đồng đô la mất giá, có làm giảm mức thiếu hụt xuống 734 tỷ USD nhƣng cũng ở mức rất cao. Sự thâm hụt thương mại bắt nguồn từ chính sách hạn chế xuất khẩu vật tư kỹ thuật và sản phẩm vật tư kỹ thuật cao trong điều kiện mức tăng trưởng tiêu dùng nội địa quá nóng.
Nền kinh tế Mỹ trong hơn 10 năm qua có lợi thế là đƣợc sự tin tưởng của cả thế giới, nên đổ tiền vào để cho dân chúng đầu tư và tiêu sài.
Mức tiết kiệm của dân cƣ rất thấp, chỉ khoảng 1-2%GDP đã kéo dài từ cả chục năm nay, thậm chí năm 2006 tiết kiệm chỉ đạt 34 tỷ USD coi nhƣ bằng 0%GDP. Đầu tƣ của Mỹ bằng 19% GDP, chủ yếu dựa vào lợi nhuận công ty, nhưng đến 30% số tiền đầu tư là do vay mượn nước ngoài. Người ta nói một câu hình ảnh rằng, người dân Mỹ xính tiêu xài vượt quá khả năng của mình, nếu thiếu hàng thì các nước sẽ cung cấp hàng và nếu thiếu tiền thì các nước sẽ cho người Mỹ vay để tiêu xài hàng của mình đã sản xuất ra.
116
Tiền đổ vào làm TTCK và tài sản lên giá quá mức giá trị của nó. Giá cả tất cả các loại hàng hóa đều tăng, từ bất động sản đến chứng khoán. Khi giá cả càng tăng thì giao dịch cũng càng tăng, vay mƣợn càng nhiều và phí dịch vụ càng lớn. Đó là một sự phát triển chứa đựng những yếu tố không bền vững.
Hai là, thâm hụt ngân sách ngày càng lớn.
Với chính sách giảm thuế liên tục trong 2 nhiệm kỳ Tổng thống Bush nắm quyền, cộng với việc phát động các cuộc chiến tranh ở Trung Đông đã khiến cho thâm hụt ngân sách của Mỹ ngày càng lớn. Năm tài khóa 2004, thâm hụt ngân sách của Mỹ là 412 tỷ USD tương đương 4,4%GDP. Tổng mức thâm hụt ngân sách trong các năm 2005-2007 đều tăng đặt mức 5-6%GDP.
Do tình trạng thâm hụt thương mại lớn, nợ nước ngoài của Mỹ tính đến cưối năm 2004 đã lên tới 3,3 nghìn tỷ USD, chiếm 28% GDP. Trước đây, trong lịch sử tiền tệ, chƣa bao giờ quốc gia có đồng tiền dự trữ chính của thế giới lại là một con nợ lớn như nước Mỹ hiện nay. Điều cơ bản là các khoản nợ này lại đƣợc chuyển hết gánh nặng sang USD. Chính vì vậy, nước Mỹ bị thôi thúc buộc phải ―chạy trốn‖ các khoản nợ bằng đồng USD, nhƣng không phải bằng cách vỡ nợ, mà bằng cách phá giá đồng USD. Nhƣ vậy, từ vị trí chủ nợ trong những năm 1980, nước Mỹ ngày nay đã trở thành một trong những con nợ lớn nhất thế giới. Bởi vậy, chính phủ Mỹ muốn duy trì chính sách đồng USD yếu nhằm khuyến khích xuất khẩu và khắc phục tình trạng thâm hụt khổng lồ trong cán cân vãng lai của Mỹ.
Trong bối cảnh đó, Mỹ buộc phải điều chỉnh chính sách kinh tế từ chính sách "đồng đôla mạnh" sang chính sách ―đồng đôla yếu". Vì thế, kể từ đầu năm 2004 đến nay đồng USD liên tục giảm giá so với hầu hết các đồng tiền chủ chốt khác.
Nhƣ vậy, trong nội tại nền kinh tế Mỹ đã chứa dựng những yếu tố phát triển không bền vững. Sự mất cân bằng về các dòng tiền, trong khi nó chảy vào Mỹ với một lƣợng quá lớn khiến lãi suất tại Mỹ đƣợc duy trì ở mức thấp và tạo ra sự bùng nổ trong lĩnh vực cho vay tín dụng, tiếp đó là sự tăng vọt của giá các loại tài sản nhƣ bất động sản và chứng khoán. Tình trạng đó rất dể xảy ra khủng hoảng tài chính khi có những yếu tố châm ngòi. Rõ ràng, khi những bong bóng trên thị trường tài chính vỡ, khủng hoảng tài chính nổ ra là tất yếu.
Từ cách phân tích này, có thể thấy, ―phương thuốc‖ dài hạn nhằm khắc phục những vấn đề trên cho kinh tế thế giới chính là cách thức giải quyết những mất cân đối này.
Thứ hai, sự độc hại của những sản phẩm tinh túy nhất trong thị trường tài chính
117
Việc phát triển nhanh chóng của nghiệp vụ ―Chứng khoán hóa‖ các khoản nợ vào đầu những năm 80 của thế kỷ 20 ở Mỹ - đƣợc cho là sản phẩm tinh nhất trên TTTC đã làm cho TTCK có bước tăng trưởng nhanh chóng.
Cách làm này đƣợc coi là một sáng kiến diệu kỳ của Michael Milken, một ông trùm tài chính đã trở nên giàu có. Ông ta mua những trái phiếu công ty dưới chuẩn, được mệnh danh là rác (junk bonds), đóng thành gói, dùng chúng làm thế chấp, tạo ra các chứng khoán mới. Do lợi nhuận béo bở, các Ngân hàng thương mại là người chuyên cho vay cũng thực hiện nghiệp vụ chứng khoán hóa nhƣ các công ty tài chính và các ngân hàng đầu tư khác. Ngân hàng thương mại nhảy vào vùng cấm trước đây vì pháp luật của Mỹ thay đổi cho phép đa dạng hoá họat động tài chính. Cũng vì thế mà thị trường tài chính thế giới trở nên bấp bênh, dễ khủng hoảng hơn trước. Hàng loạt ngân hàng lớn của Mỹ đã lỗ to vì theo chân sáng kiến của Michael Miken.
2. Nguyên nhân trực tiếp
Thứ nhất, khủng hoảng cho vay nợ BĐS dưới chuẩn
Chưa bao giờ trong lịch sử nước Mỹ mà giá nhà tăng trong thời gian dài và tăng cao nhƣ vậy. Giá nhà càng tăng vƣợt quá khả năng chi trả của rất nhiều người đầu tư vào địa ốc và tạo ra ảo tưởng giá nhà lên không ngừng.
Để người dân có tiền mua nhà, ngân hàng cho dân mua theo phương thức trả góp. Vì cho rằng giá nhà sẽ tăng nên họ không ngần ngại việc cho vay. Nếu không có thế chấp đủ điều kiện thì dùng thế chấp dưới chuẩn. Để thực hiện được việc đó, các ngân hàng thương mại đã sử dụng nghiệp vụ chứng khoán hóa, tức là phát hành một loại trái phiếu CDO (collaterized debt obligation). Đó là một loại trái phiếu hay nghĩa vụ nợ có thế chấp, gọi là CMO (collaterized mortgage obligation hay security) – tức là trái phiếu hay chứng khoán thế chấp bằng nợ cho vay mua nhà. Để có tiền cho vay với các khoản vay có tính chất dài hạn, các ngân hàng phải đi vay bằng mọi phương thức, kể cả thu hút tiền gửi ngắn hoặc trung hạn.
Bằng cách như thế, các nhà đầu tư địa ốc đã mở rộng thị trường bất kể quyền lợi của người tiêu dùng, gây vốn cho vay cả những người thu nhập thấp ít khả năng trả nợ, bằng cách khuyến khích vay với lãi suất lúc đầu thật thấp, và sau đó ít lâu tăng lên theo lãi suất thị trường. Những người đi vay này tưởng rằng giá nhà sẽ lên mãi mãi, lãi suất sẽ thấp mãi, nên họ đâm đầu thi nhau mua nhà. Đây là thị trường được gọi là thị trường dưới chuẩn. Không những dân chúng mua, mà các ngân hàng, công ty tài chính, quĩ tín dụng, nhà đầu tư nước ngoài cũng tin tưởng mù quáng vào tương lai của thị trường nhà cửa. Ngân hàng thay vì hoạt động môi giới
118
giữa người gửi tiền và người đi vay thì họ cũng xông vào đầu tư, mua giữ các CMO rác này. Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2007, 8 ngân hàng lớn và công ty tài chính lớn của Mỹ nhƣ Merrill Lynch, Golden Sachs, City Group, Morgan Chase, Bank of America đã phát hành 286 tỷ CMO dưới chuẩn.
Khi lãi suất tăng, dù không nhiều, tiền mƣợn mua nhà mất khả năng chi trả, các CMO trở thành rác thật, không còn mang giá trị gì nữa vì chúng chỉ có giá khi có tiền chi trả của người đi vay. Các ngân hàng, công ty tài chính, không những ở Mỹ mà ở khắp thế giới đã mất vốn lớn và đi đến phá sản.
Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay không đòi đƣợc nợ. Nguy hại hơn nữa là các tổ chức tài chính phố Wall đã gom góp các hợp đồng cho vay bất động sản này lại làm tài sản bảo đảm, để phát hành trái phiếu ra thị trường tài chính quốc tế. Các loại trái phiếu này được mệnh danh là
―Mortgage backed securities – MBS‖ một sản phẩm tài chính phái sinh đƣợc bảo đảm bằng những hợp đồng cho vay bất động sản có thế chấp.
Các tổ chức giám định hệ số tín nhiệm (Credit rating agencies) đánh giá cao loại sản phẩm phái sinh này. Và nó đƣợc các ngân hàng, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ hưu trí trên toàn thế giới mua mà không biết rằng các hợp đồng cho vay BĐS dùng để bảo đảm là không đủ tiêu chuẩn.
Trong vài năm trở lại đây thị trường bất động sản liên tiếp hạ nhiệt, người đi vay đã không có khả năng trả đƣợc nợ lại cũng rất khó bán bất động sản để trả nợ, và kể cả bán đƣợc thì giá trị của bất động sản cũng đã giảm thấp tới mức không đủ để thanh toán các khoản nợ còn phải trả.
Hậu quả là một số lớn hợp đồng cho vay BĐS dùng để bảo đảm cho các trái phiếu MBS biến thành nợ khó đòi, các trái phiếu MBS mất giá trên thị trường thứ cấp, thậm chí không còn mua bán được trên thị trường, khiến cho các ngân hàng, các nhà đầu tƣ nắm giữ những trái phiếu này không những bị lỗ nặng và mất cả khả năng thanh toán.
Theo ƣớc tính, trong 22.000 tỉ USD giá trị bất động sản tại Mỹ thì có tới hơn 12.000 tỉ USD là tiền đi vay, trong đó khoảng 4.000 tỉ USD là nợ xấu. Không chỉ có Mỹ mà nhiều nước cũng bán ra loại trái phiếu phái sinh MBS này trong thị trường tài chính. Vì vậy, trên toàn thế giới tổng số nợ bất động sản khó đòi và tổng số MBS bị ―nhiễm độc‖ là một con số khổng lồ. Các ngân hàng lớn nhỏ trên khắp thế giới bị lung lay hay ngã gục. Cơn chấn động tài chính ở Mỹ lan rộng khắp hầu hết các thị trường tài chính quốc tế, hệ thống ngân hàng trên khắp thế giới chao đảo bên bờ vực phá sản bởi đã đầu tƣ mua loại trái phiếu MBS này.
Trầm trọng hơn nữa là những ―hợp đồng bảo lãnh nợ khó đòi‖, gọi là ―Credit Default Swap – CDS‖ do các tổ chức tài chính và các công ty
119
bảo hiểm quốc tế bán ra, theo đó bên mua CDS đƣợc bên bán bảo đảm sẽ hoàn trả đầy đủ số nợ cho vay nếu bên vay không trả đƣợc nợ. Ở Mỹ tổng số CDS ƣớc tính khoảng 35 nghìn tỷ USD, và toàn thế giới khoảng 54.600 tỷ USD28. Tập đoàn tài chính và bảo hiểm hàng đầu thế giới AIG bị đổ vỡ, một phần là do đầu tƣ vào MBS và phần lớn là do các hợp đồng CDS này.
Thứ hai, nền kinh tế phi điều tiết cùng với việc không tuân thủ kỷ luật thị trường, vi phạm luật pháp
Vào thập niên 1920, Luật Ngân hàng ở Mỹ còn lỏng lẻo nên các ngân hàng thương mại dùng tiền ký gửi đầu tư mạo hiểm vào những lĩnh vực kinh doanh có mức lợi nhuận cao nhƣng đầy rủi ro. Đầu tƣ bừa bãi để lấy phần trăm hoa hồng, cộng với CSTT phóng túng đã sinh ra tình trạng siêu lạm phát, dẫn đến sự sụp đổ của TTCK Mỹ năm 1929, tiếp theo là một thời kỳ khủng hoảng vĩ đại nhất trong lịch sử nước Mỹ.
Năm 1932, Tổng thống Franklin Roosevelt nhậm chức và cùng Quốc hội Mỹ cho ra đời đạo luật ngân hàng (Glass-Steagal Act) năm 1933, chủ yếu để cứu nền kinh tế Mỹ nằm trong chương trình 100 ngày đầu của chính phủ Roosevelt. Đạo luật này phân biệt khắt khe giữa hoạt động của ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng đầu tư.
Ngân hàng thương mại chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vay những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và có đầy đủ chế chấp cụ thể một cách tương xứng. Còn hoạt động của ngân hàng đầu tư là những hoạt động kinh doanh với độ rủi ro cao nên các nhà đầu tƣ vào các loại quỹ hoặc ngân hàng đầu tƣ phải đƣợc biết nhƣ vậy và chấp nhận rủi ro.
Sự tách biệt giữa hoạt động ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư là để làm rạch ròi mức độ rủi ro, tránh sự mập mờ dễ gây ra sự ngộ nhận cho người dân khi gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng.
Sự tách biệt này cũng là để minh bạch hóa các hoạt động ngân hàng vì đó là nền tảng của cả một hệ thống ngân hàng ổn định, tạo nên sức mạnh cho hệ thống tài chính và kinh tế phát triển bền vững. Đạo luật Glass- Steagal đã giúp cho kinh tế xã hội Mỹ phát triển mạnh trong suốt 50 năm và trở thành một mô hình tài chính ngân hàng mẫu mực cho cả thế giới.
Đến đầu thập niên 1980, khi Reagan nhậm chức tổng thống, Chính phủ Mỹ chủ trương phát triển kinh tế thị trường tối đa, đồng thời cho phép các ngân hàng nhận tiền gửi tiết kiệm mở rộng các hoạt động cho vay để nhiều người đầu tư vào thị trường bất động sản. Chính sách này chỉ vài năm sau đã dẫn đến khủng hoảng ngân hàng đầu tiên, bắt buộc Chính phủ
28 Tính đến 30/06/2008 theo báo cáo của Hiệp hội ―International Swap and Derivatives Association‖
120
phải can thiệp, tổn hao công quỹ đến hơn 300 tỉ USD mới giải quyết đƣợc tạm ổn.
Trong thập niên 1990, chính quyền của Tổng thống Clinton đã thành công trong các chính sách kinh tế, trả đƣợc tất cả các công nợ lớn do chính quyền Reagan để lại, bắt đầu một thời kỳ phát triển dài nhất trong lịch sử nước Mỹ. Nhưng chính sự thành công này đã làm nảy sinh mầm mống cho sự khủng hoảng kinh tế của nước Mỹ ngày hôm nay. Say men chiến thắng và cũng đầy lòng tham, các đại gia của Mỹ và cả những nhà hoạch định chính sách đã lãng quên những quy tắc cơ bản của ngành ngân hàng và nhiệm vụ quản lý rủi ro tài chính.
Các đại gia tài chính - ngân hàng đã tiến hành những chiến dịch vận động hành lang để ngân hàng đƣợc phép tham gia vào các lĩnh vực đầu tƣ rủi ro mà trước đây bị cấm bởi đạo luật Glass-Steagal. Số tiền lobby từ các đặc quyền tài chính ngân hàng chi trong năm 1998 lên đến 200 triệu USD!
Năm 1999, Tổng thống Clinton trước khi mãn nhiệm kỳ đã ký đạo luật Gramm-Leach-Bliley chính thức khai tử Glass-Steagal.
Năm sau, cựu Bộ trưởng Tài chính trong chính quyền Clinton là Robert Rubin chuyển sang làm chủ tịch Tập đoàn CitiGroup - một trong những tập đoàn đã chủ động chiến dịch lobby cho đạo luật ngân hàng mới.
Ngân hàng Mỹ từ đó đƣợc tài trợ các loại chứng khoán, kể cả các loại tài sản (phần lớn là bất động sản) đã đƣợc chứng khoán hóa qua các thủ thuật
―bốc giá‖.
Chính sách tín dụng thoải mái với lãi suất cực kỳ thấp dưới thời Tổng thống Bush đã tạo ra sự tăng trưởng ảo từ những đầu tư vô tội vạ, dẫn đến sự phát triển nóng trong lĩnh vực nhà đất để rồi hệ thống tài chính - ngân hàng Mỹ không cõng đƣợc gánh nặng do chính mình tạo ra, đòi hỏi chính quyền Mỹ phải cấp cứu.
Hệ thống Ngân hàng tài chính Mỹ trong suốt 50 năm, từ khoảng đầu thập niên 30 cho tới thập niên 80 là hệ thống chuẩn mực cho thế giới.
Nhưng đến thời Reagan vào năm 1980 đã chủ trương mạnh mẽ tự do hoá thị trường, để thị trường vận hành đã nới lỏng quy định về ngân hàng. Mới chỉ nới lỏng một chút, thì ngay 3-4 năm sau đã khủng hoảng các ngân hàng tiết kiệm. Vì Luật Reagan cho phép dùng tiền tiết kiệm cho phép đầu tƣ những lĩch vực khá rủi ro, đặc biệt là vào nhà đất, tạo nên bong bóng. Khi bong bóng vỡ tạo nên một cuộc khủng hoảng.
IMF cho rằng ―sự né tránh những kỷ luật thị trường‖ này đã đóng một vai trò lớn trong sự hình thành của khủng hoảng. Cũng theo IMF, một vấn đề lớn nữa là hệ thống giám sát tài chính tỏ ra lỏng lẻo, bất lực và có quy mô quá hạn chế. Cơ quan này cho rằng, hệ thống tài chính phi ngân hàng (shadow banking system) - một mạng lưới có độ ràng buộc lẫn nhau