PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chương 1. BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT
1.1. BỐI CẢNH KINH TẾ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC TÁC
1.1.2. Đặc điểm, xu hướng phát triển và những tác động ảnh hưởng
1. Môi trường chính trị - xã hội trong nước tiếp tục ổn định và có xu thế phát triển thuận lợi sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Trong thập niên tới, môi trường chính trị-xã hội ở nước ta vẫn được dự báo là ổn định, phát triển bền vững, an toàn, không xảy ra xung đột
231
chính trị, hoặc xã hội; người dân và các doanh nghiệp sẽ quen dần hơn với các khái niệm và quy luật thị trường.
2. Tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức cao
Mục tiêu đến năm 2020, về cơ bản sẽ là một nước công nghiệp sẽ hoàn thành; Về kinh tế, nền kinh tế vẫn tỉếp tục phát triển với tốc độ tăng trưởng cao, dự báo sẽ đạt bình quân khoảng 7-8%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp cận dần theo hướng CNH, với công nghiệp chiếm tỷ lệ từ 45-50%, dịch vụ chiếm 40-50% và nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 10%, lạm phát hàng năm ở mức 10% và trong điều kiện tỷ giá ổn định.
Tháng 2 năm 2009, IMF đã đưa ra dự báo về tăng trưởng của Việt Nam trong hai năm 2009 và 2010 với tốc độ tăng GDP sẽ giảm mạnh do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ phục hồi trở lại từ năm 2011 và đạt bình quân trên 7%/năm trong giai đoạn 2011-2018. Đến năm 2018, GDP của Việt Nam sẽ đạt 199,2 tỷ USD và với tốc độ tăng trưởng GDP danh nghĩa (GDP theo giá thực tế) trong hai năm 2019 và 2020 là 9% thì đến năm 2020 GDP của nước ta ở mức 236,7 tỷ USD. GDP bình quân đầu người sẽ đạt khoảng 2.270 USD/năm.
Bảng 3.2 Dự báo tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giai đoạn 2011-2020
2011 2012 2013 2018 2028
Tăng trưởng GDP (giá cố định) 7,0% 7,4% 7,4% 7,0% 6,0%
Chỉ số điều chỉnh GDP 1,9% 2,0% 1,9% 2,0% 2,0%
GDP (tỷ USD - giá thực tế) 106,8 117,0 128,1 199,2 450,6
Tăng trưởng GDP (giá thực tế) 9,0% 9,5% 9,5% 9,1% 8,7%
Tăng trưởng xuất khẩu 17,6% 18,2% 18,5% 9,1% 8,0%
Tăng trưởng nhập khẩu 16,6% 16,5% 16,9% 9,1% 8,0%
Nguồn: UBCKNN
Như vậy, theo IMF tốc độ tăng trưởng của Việt Nam sẽ không cao nhƣ giai đoạn 2005-2008 vừa qua và sẽ giảm dần vào những năm cuối thời kỳ dự báo.
3. Xuất khẩu bị suy giảm sau khủng hoảng, nhưng sẽ nhanh chóng hồi phục và lấy lại đà tăng trưởng
Suy thoái kinh tế toàn cầu đã tác động làm giảm nhu cầu về hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Trong điều kiện xuất khẩu chiếm một tỷ trọng lớn trong tăng trưởng GDP hàng năm thì một sự sụt giảm đáng kể của nhu cầu thế giới sẽ ảnh hưởng mạnh đến nền sản xuất trong nước và theo đó đến khả năng tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, những khó khăn do ảnh hưởng của việc sụt giảm nhu cầu hàng xuất khẩu cũng
232
không mạnh mẽ như các nước khác trong khu vực vì cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam ít tập trung vào các loại hàng hóa lâu bền và xa xỉ mà chủ yếu tập trung vào sản phẩm thô, hàng tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm.
Do đó, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ phục hồi sớm và nhanh chóng lấy lại đà tăng trưởng mặc dù không còn cao như những năm trước.
Theo IMF, tốc độ tăng nhập khẩu của Việt Nam sẽ chững lại và thấp hơn tốc độ tăng của xuất khẩu do các doanh nghiệp trong nước đã dần dần tăng mức tự chủ về nguồn nguyên vật liệu, đặc biệt là xăng dầu, thép… đồng thời xuất khẩu các mặt hàng qua chế biến, hàng hóa có hàm lượng công nghệ cao sẽ tăng lên. Thâm hụt cán cân thương mại sẽ giảm dần – một nhân tố giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần phát triển bền vững TTCK.
4. Dòng vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối sẽ có xu hướng giảm dần, khiến tổng mức đầu tư của nền kinh tế cũng thấp hơn giai đoạn 10 năm trước
Khủng hoảng cũng ảnh hưởng trực tiếp đến dòng vốn đầu tư nước ngoài và kiều hối đổ về Việt Nam. Trong nhiều năm liền, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài luôn đóng một vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng của các ngành công nghiệp và của nền kinh tế nói chung. Hiện nay, tổng đầu tƣ của nền kinh tế đạt ở mức 41% GDP trong năm 2008, những sẽ xuống còn 35% trong năm 2018, đồng thời tỷ lệ tiết kiệm sẽ duy trì ở mức 31% nhƣ hiện tại. Để cân bằng nguồn tài chính, phải tăng cường huy đồng từ nguồn đầu tư nước ngoài. Vì vậy, dòng vốn đầu tư nước ngoài giảm sút sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tổng đầu tư của nền kinh tế và làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Thêm vào đó, CSTT thắt chặt và hạn chế tăng trưởng tín dụng trong năm 2008 cũng làm thu hẹp năng lực và sản lƣợng sản sản xuất cũng nhƣ quy mô tiêu dùng của cả nền kinh tế. Mặc dù đã có những gói giải pháp nhằm kích thích đầu tƣ và tiêu dùng nhƣng hiệu quả của những giải pháp này là chƣa nhiều.
Tuy nhiên, tốc độ đô thị hóa cao vẫn sẽ tiếp tục tiếp diễn trong 10 năm tới và sẽ tạo ra bộ mặt mới của các đô thị. Song điều đó lại sẽ gây ra những bất ổn về cơ cấu lao động, cơ cấu dân cư, môi trường đô thị…
Những ―đại công trường‖ sẽ được hình thành và được ưu tiên phát triển trong 10-20 năm tới; hệ thống cơ sở hạ tầng, cả kinh tế và xã hội, đều sẽ đƣợc tập trung ƣu tiên phát triển mạnh mẽ; điện hạt nhân và việc xây dựng các nhà máy cung cấp năng lƣợng thay thế dầu mỏ (ethanol) sẽ phát triển mạnh trong thập niên tới ở nước ta.
Biến đổi khí hậu và thiên tai sẽ luôn đe dọa sự phát triển bền vững cũng nhƣ kết quả của các chính sách giảm nghèo, nhất là đối với khu vực
233
các địa phương thuộc vùng duyên hải miền Trung thường xuyên phải đối mặt với thiên tai.
Những ―dự báo về xu hướng phát triển tiêu cực‖ nói trên sẽ tác động đến việc hoạch định chính sách và sẽ ―chiếm đoạt‖ một phần đáng kể các nguồn lực chung cho phát triển và có ảnh hưởng khá lớn đến xu thế phát triển bền vững của TTCK. Điều đó đòi hỏi phải nhìn nhận rõ các xu hướng phát triển của nền kinh tế để có những chiến lƣợc phát triển thích ứng.
Mặc dù chịu ảnh hưởng mạnh của khủng hoảng nhưng đây không phải là cuộc khủng hoảng về cơ cấu trong nội tại nền kinh tế Việt Nam mà là sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài. Chính vì vậy, Việt Nam có nhiều điều kiện và cơ sở để vƣợt qua những khó khăn này.
5. TTCK Việt Nam ngày càng có xu hướng tăng trưởng nhanh Việc dự báo sự phát triển của TTCK tập trung vào hai chỉ số căn bản: Giá trị vốn hóa và Hệ số thanh khoản (tốc độ luân chuyển).
a) Giá trị vốn hóa
Vai trò của TTCK trong nền kinh tế đƣợc thể hiện quả tỷ lệ giữa mức vốn hóa của thị trường so với tổng sản phẩm quốc nội GDP.
Mức vốn hóa thị trường phụ thuộc vào mặt bằng giá cổ phiếu và khối lượng cổ phiếu mới lưu hành (từ các DNNN CPH, hoạt động phát hành lần đầu ra công chúng của các DNTN, hoạt động phát hành huy động vốn của các tổ chức niêm yết). Các quyết định đầu tƣ từ phía nhà đầu tƣ, hay các quyết định về việc phát hành chứng khoán của các tổ chức phát hành phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Tuy nhiên, có thể thấy rằng, yếu tố quan trọng nhất chính là tình hình phát triển kinh tế trong nước và trên thế giới. Nhưng, sự phát triển kinh tế trong nước và quốc tế lại chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố không xác định. Những điều này khiến cho việc dự đoán sự tăng trưởng mức vốn hóa của TTCK trong thập kỷ tới là rất khó khăn.
1. Mặt bằng giá cổ phiếu có thể đƣợc giả định dựa trên chỉ số VN- Index và HNX-Index. Giả thiết rằng mức độ tăng trưởng của cả 2 chỉ số này là 30% năm 2009, giảm xuống 20% năm 2010, còn 10% năm 2014 và trong giai đoạn 2015-2020 sẽ duy trì mức tăng trưởng trung bình khoảng 10%/năm. Mức tăng trưởng này tương đương với mức tăng trưởng tại các TTCK Đông Âu sau 10 năm phát triển (cùng thời gian phát triển nhƣ TTCK Việt Nam và cũng trong giai đoạn CPH mạnh các DNNN).
2. Một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới vốn hóa của TTCK là tiến trình CPH các DNNN, phát hành lần đầu ra công chúng và việc niêm yết các cổ phiếu này. Mức vốn hóa của thị trường sơ cấp, dựa trên giá trị CPH có thể xác định đƣợc, tuy nhiên, do việc CPH tại Việt Nam
234
không phải là quá trình IPO, và vì vậy không nhất thiết gắn liền với việc niêm yết. Điều này dẫn tới khó khăn trong việc xác định vốn hóa trên thị trường sơ cấp. Giả thiết rằng 30% số DNNN CPH sẽ thực hiện niêm yết trong năm 2009, và giá trị này sẽ tăng dần và đạt 100% kể từ năm 2012 (sau khi áp dụng cơ chế CPH phải gắn với niêm yết). Năm 2015 đƣợc giả định là tất cả các DNNN đã đƣợc CPH hoàn toàn.
Trên cơ sở dữ liệu các năm 2007 - 2008, có thể giả thiết rằng giá trị đợt phát hành ra công chúng sẽ đạt khoảng 15% tổng giá trị cả doanh nghiệp tính theo giá thị trường. Giả thiết rằng giá trị này tăng dần khi hoạt động đấu giá CPH và hoạt động phát hành lần đầu ra công chúng có gắn với niêm yết.
3. Nhân tố quan trọng thứ hai là hoạt động phát hành tăng vốn của các doanh nghiệp niêm yết. Trên cơ sở dữ liệu năm 2007- 2008, giả thiết rằng giá trị phát hành tăng vốn tăng dần từ 6000 tỷ lên chiếm 16000 tỷ vào năm 2020.
4. Một dữ liệu quan trọng khác đó là GDP danh nghĩa của năm 2008 và dự đoán tăng trưởng của chỉ số này là 5,5% trong năm 2009; 6,5% trong năm 2010 và các năm khác tăng trưởng 7%/năm từ 2010-2020. Mức vốn hóa của thị trường sở giao dịch trong thập kỷ tới dự kiến sẽ thực tăng 70%, và đạt khoảng 120% GDP vào năm 2020. Giá trị cổ phiếu niêm yết sẽ tăng tương ứng với mức vốn hóa và ở mức độ từ 30%-10%/năm. Phần tăng trưởng còn lại sẽ do việc niêm yết mới, niêm yết bổ sung tạo ra, và CPH DNNN trong giai đoạn 2010-2014. Dự kiến tăng trưởng trung bình hàng năm trong giai đoạn 2015-2020 sẽ thấp hơn trong giai đoạn 2010-2015, tức giai đoạn mà tiến trình CPH đƣợc thực hiện mạnh mẽ nhất.
b) Tính thanh khoản
Thước đo hiệu quả của TTCK chính là tính thanh khoản của thị trường và được xác định thông qua tỷ lệ giữa giá trị giao dịch hàng năm so với mức vốn hóa của thị trường (tốc độ luân chuyển). Dự kiến giá trị chỉ số nêu trên sẽ dao động từ 0,8 - 1,2 vào năm 2020. Tốc độ luân chuyển đƣợc xác định theo khoảng giá trị do xuất phát từ thực tế là chỉ số này dễ biến động và phụ thuộc nhiều vào diễn biến cũng nhƣ tâm lý của nhà đầu tƣ.
Trong đó, giá trị dưới được xác lập bằng giá trị trung bình tốc độ luân chuyển của 05 quốc gia đang phát triển trong khu vực (Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Indonexia, Philippine), giá trị trên là tốc độ luân chuyển mà Việt Nam đã từng đạt đƣợc (tháng 10 năm 2009).
235