Chính sách phát triển các CTCK, các CTQLQ và tác động của

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 180 - 189)

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁC

2.3.1. Chính sách phát triển các CTCK, các CTQLQ và tác động của

1. Các chính sách hiện hành đã có tác động khuyến khích sự phát triển nhanh các CTCK để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh

Cùng với sự phát triển nhanh của thị trường về mọi mặt, các CTCK đã có những bước thay đổi lớn trên tất cả các mặt như số lượng, quy mô vốn, cơ sở vật chất, nhân sự, quy mô cung cấp dịch vụ và chất lƣợng hoạt động. Các CTCK đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động và phát triển của TTCK đặc biệt khi quy mô thị trường, số lượng nhà đầu tư tăng cao; đồng thời các CTCK cũng đóng góp quan trọng cho việc tƣ vấn CPH, đào tạo công chúng.

Tính từ thời điểm cuối năm 2005 đến nay, có thể thấy rõ những thay đổi nhƣ sau:

- Về số lƣợng: Số CTCK tính đến thời điểm năm 2010 là 105 công ty và hầu hết đã triển khai hoạt động (97 công ty), tăng gấp 7,5 lần so với năm 2005.

- Về quy mô vốn: tăng khoảng 3 lần.

- Mạng lưới hoạt động của CTCK tăng nhanh.

181

Trước đây, mỗi CTCK gần như chỉ có 1 trụ sở chính thì đến nay, hầu nhƣ đều có thêm trên 1 chi nhánh, phòng giao dịch. Nếu nhƣ cách đây 5 năm, mạng lưới hoạt động kinh doanh của các CTCK chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà nội và TP.HCM, thì đến nay các công ty đã triển khai mạng lưới trên địa bàn khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Nhìn chung, các CTCK đều quan tâm tới việc hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Hầu hết các CTCK đều triển khai những địa điểm khang trang, thuận tiện cho nhà đầu tƣ và nhiều lợi thế kinh doanh.

- Số lượng người hành nghề tăng nhanh, phù hợp với sự tăng trưởng của các CTCK.

- Các CTCK từng bước triển khai ngày càng đầy đủ và đa dạng các loại hình nghiệp vụ kinh doanh đã đƣợc cấp phép. Doanh số hoạt động tăng mạnh theo từng năm.

- Các CTCK đã tăng đầu tƣ để hiện đại hóa, áp dụng công nghệ thông tin trong cung cấp dịch vụ chứng khoán. Tỷ lệ đầu tƣ cho hạ tầng công nghệ thông tin ngày càng tăng nhanh ở hầu hết các CTCK.

- Về quản trị, điều hành, nhiều công ty, đặc biệt là các công ty đã đi vào hoạt động đƣợc một thời gian, đã dần nhận thức đƣợc tầm quan trọng của hoạt động quản trị, điều hành công ty và đã dần đƣa công ty vào quỹ đạo hoạt động đúng luật và theo thông lệ quốc tế.

- Về hiệu quả hoạt động của các công ty, có thể thấy rõ là kết quả hoạt động của các CTCK phụ thuộc nhiều vào tình hình thị trường. Điều này rõ ràng mang tính đặc thù của lĩnh vực hoạt động tài chính. Khi thị trường tăng giá, hều hết các công ty đều có lãi, trong đó nhiều công ty có lãi cao. Nhưng khi thị trường giảm giá mạnh, nhiều công ty thua lỗ, đặc biệt là những công ty mới hoạt động có thị phần môi giới ít, do vậy không đảm bảo chi phí hoạt động. Chẳng hạn, năm 2007 các CTCK đạt lợi nhuận trên 3.300 tỷ, tuy nhiên sang tới năm 2008, ngành chứng khoán thua lỗ tới hơn 3.200 tỷ đồng. Ngoài ra, cũng đã có sự phân nhóm rõ rệt giữa các CTCK, cụ thể 20/105 CTCK lớn nhất nắm giữ tới 80% thị phần các dịch vụ chứng khoán.

- Về việc mở cửa, hội nhập quốc tế của các CTCK, thể hiện rõ nét nhất ở hoạt động tham gia góp vốn của các tổ chức nước ngoài trong các tổ chức kinh doanh chứng khoán Việt nam. Sự hiện diện ngày càng nhiều của văn phòng đại diện các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài nhằm mục đích thăm dò, khảo sát thị trường và tìm kiếm cơ hội hợp tác, đồng thời chuẩn bị cho thời cơ khi TTCK Việt nam mở cửa hoàn toàn cho các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài. Cho đến thời điểm hiện nay, có trên 15 CTCK đã chính thức có các tổ chức nước ngoài tham gia góp vốn.

182

Tỷ lệ cao nhất là 49% theo quy định hiện hành. Các tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài đầu tư vào các CTCK Việt Nam cũng là những tên tuổi quen thuộc trên các TTCK khác trong khu vực.

Bảng 2.6 - Danh sách các tổ chức nước ngoài đầu tư vào các CTCK

TT Nhà đầu tư nước ngoài Tên CTCK Tỷ lệ cổ

phần

1 Kim Eng Holding CTCK Kim Eng 49,00%

2 Golden Bridge CTCK Nhấp và Gọi 49,00%

3 Mirae Assets CTCK Mirae Assets 49,00%

4 KHB Investment Bank Berhard CTCK Việt Nam 49,00%

5 Kenanga Holding CTCK Kenanga Việt Nam 49,00%

6 Inter-Pacific Securities CTCK SaigonBank Berjaya 49,00%

7 CX Technology CTCK Phú Hƣng 49,00%

8 Morgan Stanley CTCK Hướng Việt 48,33%

9 TC Capital Advisory CTCK TC Capital 45,00%

10 Asia Securities Services CTCK Đệ Nhất 43,08%

11 Dragon Capital CTCK Hồ Chí Minh 30,00%

12 Woori Securities CTCK Biển Việt 30,00%

13 LR-Global Vietanam CTCK Việt Tín 30,00%

14 Seamico Securities CTCK Thành Công 18,88%

15 ANZ Bank CTCK Sài Gòn 18,00%

16 Aizawa Securities CTCK Hoa Anh Đào 14,50%

17 Japan Asia Holding CTCK Hoa Anh Đào 14,50%

18 Daiwa Securities CTCK Sài Gòn 10,54%

19 CIMB Malaysia CTCK VFC 10,00%

Nguồn: UBCKNN

2. Chính sách hiện hành đã khuyến khích sự phát triển nhanh của các quĩ đầu tư, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững của TTCK Việt Nam

Trong giai đoạn đầu phát triển của TTCK từ năm 2000 đến năm 2005, mới chỉ có 6 CTQLQ. Tuy nhiên, số lƣợng các CTQLQ mới đƣợc thành lập tăng nhanh kể từ năm 2006 trở lại đây.

Cho tới thời điểm hiện nay: đã có 47 công ty đƣợc cấp phép hoạt động. Đây là kết quả của sự tăng trưởng của TTCK Việt Nam từ năm 2006 khi giá chứng khoán tăng nhanh, kéo theo nhiều cơ hội đầu tƣ cho các quỹ đầu tƣ. Có thể nói, sự ra đời và phát của các CTQLQ đã đặt nền móng cho sự phát triển một cách bền vững của TTCK Việt Nam.

183

Trong tương lai gần, TTCK Việt Nam cần có nhiều nhà đầu tư tổ chức tham gia vào thị trường để tạo ra môi trường đầu tư chuyên nghiệp hơn, tạo ra nhu cầu đủ lớn để hấp thụ hết nguồn cung ngày càng tăng của TTCK Việt Nam. Những đặc điểm cơ bản của khối các CTQLQ trong giai đoạn phát triển vừa qua bao gồm:

- Về cơ cấu sở hữu: Thực hiện chủ trương của Chính phủ về việc đa dạng hóa các loại hình sở hữu đối với CTQLQ, các Công ty quản lý có cơ cấu sở hữu rất đa dạng, bao gồm cá nhân, tổ chức, tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài. Cụ thể như sau:

Bảng 2.7 - Cơ cấu sở hữu các CTQLQ

STT Cơ cấu sở hữu Số lƣợng CTQLQ

1

Nhóm có vốn góp của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh chứng khoán trong và ngoài nước, doanh nghiệp bảo hiểm, trong đó

25/47

Nhóm có vốn góp của tổ chức kinh doanh

chứng khoán nước ngoài 9/47

2

Nhóm có vốn góp của các cá nhân, tổ chức không hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm

22/47

Nguồn: UBCKNN

- Về mạng lưới hoạt động: Do đặc thù kinh doanh của các CTQLQ không cần nhiều mạng lưới các địa điểm kinh doanh. Các CTQLQ nhìn chung có cơ cấu hoạt động gọn nhẹ, trụ sở chủ yếu tập trung tại Hà Nội (24 Công ty) và TP. HCM (22 Công ty). Chỉ có duy nhất 01 Công ty có trụ sở chính tại Hải Phòng. Một số các Công ty có nhiều hoạt động thì có thêm các Văn phòng đại diện mở tai Hà Nội, hoặc TP. HCM.

- Về nhân sự hành nghề: Trong lĩnh vực quản lý tài sản, các CTQLQ sử dụng hơn 600 nhân viên, trong đó, số nhân viên có Chứng chỉ hành nghề, đáp ứng điều kiện làm việc là 294. Nhìn chung, cơ cấu nhân sự trong lĩnh vực quản lý quỹ không bị biến động nhiều, chẳng hạn năm 2008 là năm khó khăn trong hoạt động chứng khoán thì số lƣợng nhân sự nhìn chung không giảm nhiều (giảm 27 người toàn ngành).

- Về quản trị điều hành: Lĩnh vực quản lý quỹ là một lĩnh vực mới, đòi hỏi sự chuyên nghiệp cao cũng nhƣ đạo đức nghề nghiệp chuẩn mực.

Phần lớn các CTQLQ Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận và thực hiện việc quản trị công ty, quản trị rủi ro cũng nhƣ tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cao nhất theo thông lệ quốc tế, đặc biệt là tại các công ty có

184

vốn góp của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh chứng khoán, bảo hiểm.

- Về kết quả hoạt động: Sự ra đời của các CTQLQ đã mở ra một lĩnh vực mới, và mặc dù sự tăng trưởng của ngành quản lý tài sản là tương đối nhanh trong thời gian vừa qua, tuy nhiên, vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng phát triển cũng nhƣ nhu cầu của TTCK Việt nam. Kể từ thời điểm Quỹ đầu tƣ chứng khoán đầu tiên đƣợc cấp phép thành lập tháng 5/2004, cho tới nay đã có 21 quỹ đầu tƣ chứng khoán, trong đó bao gồm 4 quỹ đại chúng đã đƣợc thành lập. Các quỹ đầu tƣ này huy động vốn từ các nguồn vốn trong nước và nước ngoài với tổng số vốn điều lệ đạt hơn 12.000 tỷ đồng. Ngoài ra các CTQLQ còn thực hiện hoạt động quản lý danh mục đầu tư cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Tính tới thời điểm hiện tại, tổng lƣợng tài sản do các CTQLQ quản lý đạt hơn 66.500 tỷ đồng (tương đương hơn 3,8 tỷ USD).

Về kết quả hoạt động kinh doanh: các công ty quản lý quỹ nhìn chung vẫn có lợi nhuận, kể cả trong năm 2008 khi TTCK sụt giảm mạnh (lợi nhuận cả năm ƣớc đạt 7,3 tỷ đồng, giảm tới 90% lợi nhuận so với năm 2007). So với hệ thống các CTCK, các CTQLQ được quản lý tương đối chặt chẽ, dựa trên những quy định đƣợc xây dựng phù hợp với thông lệ quốc tế. Vì vậy, tránh đƣợc các xung đột lợi ích, đồng thời phần nào cũng hạn chế đƣợc mức độ thiệt hại của các CTQLQ trong năm 2008.

Đồ thị 2.19 - Lợi nhuận sau thuế toàn ngành quản lý quỹ

Nguồn: UBCKNN

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của các CTQLQ là không đồng đều và đang có sự phân hóa rõ rệt. Hiện nay, mới chỉ có 33/46 Công ty đã triển khai hoạt động quản lý tài sản, trong đó, mới có 14 công ty huy động đƣợc quỹ. Các công ty có liên quan tới các doanh nghiệp bảo hiểm, ngân hàng, chứng khoán và thành lập trước năm 2008 nhìn chung có lợi thế hơn

185

rất nhiều so với các công ty thành lập sau này. Cụ thể, 10 công ty hàng đầu đã quản lý tới 93% toàn bộ tài sản toàn ngành đều có liên quan tới các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và đặc biệt là các doanh nghiệp bảo hiểm.

Đồ thị 2.20 - Khối lƣợng tài sản các CTQLQ quản lý

Nguồn: UBCKNN

- Sự tham gia của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài: Đáp ứng nhu cầu đầu tư của nhiều quỹ nước ngoài, trong thời gian vừa qua đã có 22 tổ chức nước ngoài là CTQLQ, ngân hàng đầu tư nước ngoài đăng ký cho 29 VPĐD hoạt động tại Việt nam. Nhìn chung, hoạt động đầu tƣ dưới hình thức thông qua VPĐD thông thường là lâu dài, mang tính chiến lƣợc và ít gây rủi ro đào thoát vốn. Các tổ chức này đang quản lý khoảng 50 quỹ đầu tƣ chứng khoán, không bao gồm các quỹ bất động sản, với giá trị thị trường vào thời điểm tháng 2/2009 ước khoảng hơn 3 tỷ USD.

Ngoài ra, cũng có 9 tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần, góp vốn tại các CTQLQ trong nước. Kết quả hoạt động của các tổ chức có phần vốn góp nước ngoài nhìn chung là tốt hơn so với các CTQLQ không có lợi thế này.

3. Tuy nhiên số lượng các tổ chức tăng quá nhanh, không bảo đảm hiệu quả hoạt động, tiềm ẩn rủi ro hệ thống

Sự tăng trưởng nóng của TTCK những năm 2006, 2007 tạo ra những cơ hội kinh doanh cho các tổ chức trung gian TTCK và đã thu hút sự quan tâm của nhiều cá nhân, tổ chức trong việc thành lập và vận hành các tổ chức trung gian thị trường. Số lượng các CTCK, CTQLQ tăng đột biến đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu đầu tƣ của công chúng đầu tƣ trong và ngoài nước. Các tổ chức trung gian thông qua các địa điểm kinh doanh, chi nhánh, phòng giao dịch cũng giúp cho người đầu tư dễ dàng hơn khi tham gia thị trường. Thông qua các tổ chức trung gian tài chính

186

này, một lượng tiền lớn của các nhà đầu tư được đưa vào thị trường, tăng thêm cầu cho TTCK. Đồng thời, các tổ chức này cũng hỗ trợ nhiều cho tiến trình CPH DNNN đƣợc thực hiện thành công.

Tuy nhiên, mặc dù đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, nhƣng hệ thống các tổ chức trung gian cũng đã bộc lộ nhiều điểm bất cập. Cụ thể nhƣ sau:

Thứ nhất, chất lượng hoạt động của nhiều tổ chức còn thấp

Bất chấp những hạn chế về mặt chuyên môn, nghiệp vụ và khả năng tiếp cận vốn, nhiều tổ chức, cá nhân vẫn thành lập các CTCK, CTQLQ. So với các quốc gia trong khu vực, số lƣợng các tổ chức trung gian hiện tại là đã đủ để đáp ứng cho hoạt động thị trường với quy mô như TTCK Việt Nam. Việc ra đời trong một khoảng thời gian ngắn một số lƣợng lớn các CTQLQ và CTCK có thể lý giải được trong thời kỳ thị trường mới phát triển. Với 105 CTCK và 47 CTQLQ đang hoạt động, Việt Nam hiện đứng đầu các nước trong khu vực về số lượng các tổ chức trung gian hoạt động trên thị trường. Tuy nhiên, quy mô TTCK của Việt Nam lại nhỏ hơn rất nhiều so với quy mô hoạt động của các TTCK khác trong khu vực, kể cả về giá trị vốn hóa thị trường, cũng như giá trị giao dịch hàng ngày.

Khi thị trường bước vào giai đoạn thoái trào, sự đổ vỡ của các CTCK, CTQLQ là không tránh khỏi. Thực tế là nhiều CTCK, CTQLQ sau khi thành lập và đi vào hoạt động trong một thời gian ngắn đã bị thua lỗ, nhiều CTCK đứng trước nguy cơ không huy động được đủ vốn cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh.

Thứ hai, lợi thế hoạt động của nhiều tổ chức còn thấp

Có thể thấy hệ thống các tổ chức trung gian TTCK tại Việt Nam có lợi thế rất thấp so với các quốc gia đang phát triển trong khu vực. Chẳng hạn so với Malaysia, thì quy mô giao dịch hàng ngày của Malaysia gấp khoảng 40 lần Việt nam, tuy nhiên số lƣợng CTCK chỉ bằng 1/3 và phí giao dịch tại Malaysia là gấp đôi của Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc quy mô lợi nhuận từ hoạt động môi giới của hệ thống các CTCK tại Malaysia sẽ gấp khoảng hơn 200 lần so với Việt Nam. So với Indonexia, với số lượng các CTCK gần tương đương với Việt Nam, nhưng tổng giá trị giao dịch hàng ngày tại thị trường này gấp 30 lần của Việt Nam.

Trong lĩnh vực quản lý quỹ, với quy mô dân số Việt nam, độ tuổi trung bình và tiềm năng của thị trƣòng thì quy mô tài sản của quỹ đầu tƣ đang hoạt động, cũng nhƣ số tài sản ủy thác cho hoạt động quản lý danh mục là còn rất nhỏ so với các quốc gia trong khu vực. Cụ thể, tính bình quân, một CTQLQ tại Trung Quốc, Singapore quản lý lƣợng tài sản gần gấp 40 lần một CTQLQ của Việt nam. Con số này là từ 20 tới 30 lần nếu so với Malaysia, Philippine, và 3-5 lần nếu so với Thái Lan, Indonexia.

187

Nhƣ vậy, có thể thấy việc khuyến khích phát triển các tổ chức trung gian tham gia thị trường luôn là cần thiết. Tuy nhiên, việc khuyến khích phát triển phải dựa trên những điều kiện cao về năng lực hoạt động.

4. Năng lực của các tổ chức kinh doanh chứng khoán còn hạn chế

Năng lực hạn chế của các tổ chức kinh doanh chứng khoán thể hiện:

Thứ nhất, thực hiện chưa tốt các quy trình nghiệp vụ, quy trình kiểm soát nội bộ và quản lý rủi ro.

Nhiều CTCK quá tập trung vào hoạt động tự doanh, đặc biệt trong năm 2006, 2007 trong khi công tác quản trị rủi ro còn thiếu tính chuyên nghiệp, chƣa đƣợc coi trọng đúng mức. Đối với các hoạt động dịch vụ khác, nhiều công ty đã triển khai các loại hình nghiệp vụ kinh doanh chƣa được hướng dẫn (điển hình là các giao dịch ký quỹ, hoạt động Repo), hoặc không đƣợc cấp phép trong khi lại thiếu những quy trình giám sát an toàn tài chính và quản trị rủi ro cần thiết. Hệ quả là hoạt động kinh doanh, đặc biệt là hoạt động tự doanh, đã khiến các CTCK thua lỗ nhiều trong năm 2008.

Thứ hai, nguồn nhân lực hành nghề trong các tổ chức luôn biến động và hạn chế về chất lượng; công nghệ quản lý còn lạc hậu

Đội ngũ nhân sự có chuyên môn về tài chính doanh nghiệp và luật pháp để có thể thực hiện tƣ vấn và thực hiện các nghiệp vụ trong bảo lãnh phát hành, tƣ vấn tái cơ cấu tổ chức doanh nghiệp, tƣ vấn phát hành, niêm yết hoặc quản lý quỹ lại rất mỏng. Nhân sự cao cấp, cán bộ điều hành quản lý ở các công ty luôn thiếu hụt hoặc có chất lƣợng thấp do số lƣợng công ty tăng nhanh, kéo theo sự cạnh tranh về nguồn nhân lực.

Về tổ chức mạng lưới hoạt động, tuy số lượng CTCK nhiều so với các thị trường thế giới, nhưng về quy mô mạng lưới của các công ty nhìn chung còn hạn chế, và chủ yếu tập trung ở một số các thành phố lớn. Về hệ thống công nghệ thông tin, để phục vụ cho nhu cầu đa dạng ngày càng cao của công chúng đầu tƣ, nhiều công ty đã áp dụng các hệ thống công nghệ tương đối cao, tuy nhiên chưa thật sự đồng bộ. Một số CTCK có quy mô nhỏ, do chi phí đầu tƣ công nghệ cao nên vẫn áp dụng phần mềm lạc hậu, thao tác thủ công, gây khó khăn, chậm trễ, không an toàn trong việc tác nghiệp và quản lý, giám sát tài khoản của khách hàng.

Trong lĩnh vực quản lý quỹ, do đặc thù hoạt động các CTQLQ không cần nhiều đầu tƣ vào trang thiết bị cơ sở vật chất, ngoại trừ hệ thống phần mềm quản lý tài sản và quản trị rủi ro, hệ thống kế toán và quản trị quỹ...Tuy nhiên cho tới nay, việc triển khai áp dụng những phần mềm tiên tiến chỉ được thực hiện tại một số các Công ty có vốn nước ngoài và đang

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 180 - 189)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)