TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Chương 2. PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG
2.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
2.3.2. Tác động của TTCK quốc tế đối với tính bền vững của TTCK
1. Sự gắn kết giữa TTCK trong nước và TTCK quốc tế
Trong nền KTTT, các TTTC đƣợc thiết lập đồng bộ, hoạt động gắn kết chặt chẽ với nhau trong khuôn khổ trong và ngoài biên giới quốc gia.
Đây là tính tất yếu khách quan xuất phát từ tính mở của thị trường, từ đặc thù của hàng hóa luân chuyển trên thị trường tài chính - tiền tệ. Trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập, sự gắn kết giữa TTCK quốc tế và TTCK trong nước càng chặt chẽ hơn, tạo thành sự liên thông giữa các TTCK, đưa các quốc gia tiến lại gần nhau, phụ thuộc vào nhau chặt chẽ.
Sự gắn kết giữa TTCK trong nước và TTCK quốc tế thường được biểu hiện thông qua các kênh nhƣ sau:
Kênh giá chứng khoán (chỉ số chứng khoán):
Chỉ số giá chứng khoán quốc tế là kênh có tác động tức thời, rõ nét nhất tới mọi động thái trên TTCK trong nước. Thông thường Chỉ số giá chứng khoán trên trên TTCK quốc tế có tác động theo quan hệ tỷ lệ thuận
95
tới chỉ số giá chứng khoán trên TTCK quốc gia. Với các TTCK quốc gia đóng vai trò là trung tâm của TTCK quốc tế nhƣ NYSE, LSE... thì sự thăng trầm của các thị trường này gần như đóng vai trò là đầu tầu của TTCK quốc tế, ảnh hưởng dây chuyền theo độ trễ của nó tới phần còn lại của thế giới chứng khoán.
Kênh lãi suất
Thông thường, lãi suất thị trường tỷ lệ nghịch với giá cả chứng khoán. Vì vậy, mọi biến động về lãi suất thị trường ngoài nước có ảnh hưởng nhanh chóng tới giá cả chứng khoán trong nước.
2. Mối quan hệ tác động của TTCK quốc tế đối với TTCK trong nước
Sự tác động của TTCK quốc tế đến TTCK trong nước thông qua các mối quan hệ sau:
Hình 1.9 - Mối quan hệ giữa TTCK quốc tế và TTCK trong nước
TTCK ngoài nước
TTCK trong nước
Nhà đầu tư nước ngoài Nhà đầu tư trong nước
Thứ nhất, tác động của TTCK quốc tế với TTCK trong nước:
Mối quan hệ tác động này đƣợc biểu hiện nhƣ sau:
- Tác động tới tâm lý nhà đầu tư trong nước:
Với quy mô giao dịch, cường độ và tính chất giao dịch mang tính chuyên nghiệp của các NĐTNN đã có tác động lớn đến giao dịch chứng khoán trên TTCK quốc gia, nhất là đối với các TTCK có tính mở lớn. Nhà đầu tƣ cá nhân sẵn sàng bán chứng khoán nếu nhƣ giá chứng khoán trên TTCK thế giới giảm mạnh, bất kể với lý do gì. Điều này làm giảm giá
96
chứng khoán giao dịch hàng ngày và làm cho chỉ số chứng khoán giảm mạnh, tùy theo mức suy giảm của TTCK quốc tế.
- Tác động tới giao dịch trên TTCK chính thức:
Nếu TTCK thế giới suy giảm, giao dịch tại TTCK chính thức trong nước bao giờ cũng giảm mạnh cả về khối lượng chứng khoán giao dịch, giá trị giao dịch và mức vốn hoá thị trường... Các chỉ tiêu tài chính phản ánh hoạt động của SGDCK, vì vậy cũng giảm theo.
- Tác động tới giao dịch trên thị trường phi tập trung:
TTCK phi tập trung liên quan chặt chẽ tới thị trường tập trung. Một khi thị trường tập trung tăng hoặc giảm giá thì giá cả trên TTCK phi tập trung nhìn chung cũng biến động theo chiều hướng tương tự.
- Tăng số lượng vốn đầu tư nước ngoài trên TTCK (doanh số) để tăng đầu tư, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng thông qua việc kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng minh bạch, hiệu quả.
Thứ hai, tác động thông qua các nhà đầu tư nước ngoài:
Các NĐTNN (chủ yếu là các quỹ đầu tƣ) khi đầu tƣ vào TTCK niêm yết sẽ đem lại các tác động tích cực nhƣ sau:
- Tạo lực cầu lớn làm thay đổi giá của chứng khoán thông qua: (i) mua chứng khoán trên SGDCK; (ii) tham gia hoạt động đấu giá CPH DNNN một cách chuyên nghiệp góp phần giảm thiểu các dao động "phi thị trường"; (iii) nâng cao tính thanh khoản của TTCK.
- Tác động đến tâm lý và nhận thức của nhà đầu tư trong nước: tạo sự ổn định và hỗ trợ tâm lý tốt cho nhà đầu tư trong nước, tăng tính chuyên nghiệp thông qua đầu tƣ dài hạn và có bản lĩnh hơn.
- Tác động tới hiệu quả hoạt động các doanh nghiệp niêm yết và không niêm yết.
Tại thị trường cổ phiếu niêm yết: khi NĐTNN đầu tư mua cổ phiếu của những CTNY theo tỷ lệ sở hữu cho phép, đồng thời là đối tác chiến lƣợc của các doanh nghiệp thông qua góp vốn, đầu tƣ mua cổ phiếu thì họ thường quan tâm tới công tác quản trị doanh nghiệp và chú ý đến việc giám sát hoạt động của doanh nghiệp (thông qua đại diện trực tiếp hoặc công ty kiểm toán), điều này trợ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển.
Với thị trường trái phiếu: vốn đầu tư gián tiếp đã có tác dụng là tăng tính thanh khoản cho TPCP, góp phần thúc đẩy thị trường TPCP ngày càng phát triển.
Tác động đối với nhà đầu tư trong nước: Hành vi của NĐTNN là phản ứng tích cực và có lợi cho TTCK nói chung, mặc dù có lúc phản ứng
97
của họ có xu hướng ngược lại đối với phản ứng của nhà đầu tư trong nước.
Họ thường đầu tư trung và dài hạn hơn là mua bán ngắn hạn. Họ đầu tư theo chiến lƣợc chứ không theo tâm lý số đông. Vì vậy, hoạt động của NĐTNN trong những phạm vi nhất định sẽ ảnh hưởng tích cực đến nhà đầu tư trong nước nói riêng và TTCK nói chung.
Tuy nhiên, trong phạm vi nhất định hành vi của NĐTNN cũng có ảnh hưởng tiêu cực tới nền kinh tế vĩ mô nói chung và TTCK nói riêng: (i) hoạt động đầu cơ, lũng đoạn thị trường; (ii) hành vi rút vốn đột ngột; (iii) và hoạt động rửa tiền quốc tế. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước cần tăng cường biện pháp quản lý, giám sát theo hướng minh bạch nguồn vốn, hạn chế những tác động tiêu cực tới TTCK.