Chính sách phát triển bền vững TTCK

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 324 - 329)

3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TTCK THÁI LAN 1 Thực trạng phát triển

3.2 Chính sách phát triển bền vững TTCK

Trong quá trình xây dựng và phát triển TTCK ở Thái Lan, nhiều chính sách đã đƣợc nghiên cứu và thực thi, nhất là sau khủng hoàng tài chính - tiền tệ khu vực năm 1997.

Tái cấu trúc thị trường

Thị trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Bên cạnh thị niêm yết, Chính phủ Thái Lan cũng nhận thấy rằng còn rất nhiều doanh nghiệp khác mong muốn huy động vốn đáp ứng mục tiêu đầu tƣ phát triển kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chính vì vậy, ngày 14/11/1995, Trung tâm giao dịch cổ phiếu Bangkok (BSDC) là thị trường thứ cấp cho các doanh nghiệp vừa nhỏ đã được thành lập.

BSDC cũng là một tổ chức phi lợi nhuận chịu sự giám sát của SEC. Tuy nhiên, thị trường này đã không thành công và bị đóng cửa vào ngày 28/5/1999. Nguyên nhân BSDC không thành công là do BSDC bị coi là thị trường của các cổ phiếu có chất lượng thấp nên đã không thu hút được các công ty tham gia niêm yết. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư trên thị trường này

325

không đƣợc miễn thuế thu nhập từ đầu tƣ vốn nhƣ khi đầu tƣ trên SET nên cũng không tích cực tham gia.

Với quyết tâm xây dựng thị trường GDCK cho các doanh nghiệp vừa nhỏ, SEC đã chấp thuận đề án thành lập MAI của SET. Ngày 21/6/1999, MAI đã chính thức đƣợc thành lập và là một tổ chức thuộc SET. Mọt trong những vấn đề cơ bản là các nhà đầu tƣ cá nhân trên MAI cũng đƣợc miễn thuế thu nhập từ đầu tƣ vốn. Song hiện nay cũng có ít CTNY trên MAI. Bởi vì hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều không thực hiện công tác kết toán, không công khai các thông tin theo qui định và nhất là lo sợ bị thâu tóm doanh nghiệp. Bên cạnh đó, chi phí niêm yết cũng là một vấn đề đối với các doanh nghiệp này.

Thị trường nợ

Sau năm 1997, Thái Lan quyết định nghiên cứu phát triển thị trường phái sinh, bắt đầu bằng việc xây dựng hệ thống pháp lý ngày năm 1997.

Năm 1998, tiếp tục phát triển thị trường trái phiếu chính phủ và xây dựng chuẩn lãi suất. Năm 1999 nới lỏng tiêu chuẩn niêm yết và hình thành MAI.

Thị trường phái sinh

Thị trường các sản phẩm phái sinh gọi tắt là thị trường phái sinh (TTPS) Thái Lan xuất hiện lần đầu trước công chúng vào ngày 28/4/2006 với chỉ số thị trường là SET 50. Qua 8 tháng hình thành đầy ấn tượng, TTPS đã vƣợt quá doanh thu và khối lƣợng theo dự đoán. Chỉ số SET 50 đạt 198.373 điểm với doanh số 97.90 tỷ THB (2.58 tỷ USD), doanh thu trung bình hàng ngày là 1204 hợp đồng tương đương 593 triệu THB (15.36 triệu USD) và có 4.426 khối lƣợng mua bán các sản phẩm phái sinh đƣợc thiết lập. Tất cả các hợp đồng phái sinh của TFEX đƣợc thực hiện điện tử hoá qua một hệ thống thương mại tối tân.

Xếp hạng tín nhiệm

SEC luôn tích cực trong việc sử dụng xếp hạng tín nhiệm để cung cấp cho các nhà đầu tƣ mọt lợi chỉ số về mức độ tín nhiệm của các chứng khoán nợ nhằm thúc đẩy hoạt động giao dịch trên thị trường thứ cấp. Tuy nhiên, vào đầu những năm 1990, xếp hạng tín nhiệm vẫn còn rất mới ở Thái Lan và SEC đã quyết định phải xây dựng và phát triển thị trường xếp hạng tín nhiệm ở Thái Lan. SEC xác định xếp hạng tín nhiệm cũng là một loại dịch vụ tƣ vấn đầu tƣ và phải có giấy phép mới đƣợc kinh doanh dịch vụ này.

Ngày 26/7/1993, công ty xếp hạng tín nhiệm đầu tiên của Thái Lan là Hãng dịch vụ thông tin và xếp hạng Thái Lan (TRIS) đã đƣợc cấp giấp phép thành lập (hiện nay công ty này đã đƣợc chuyển thành Công ty TNHH TRIS). Để thúc đẩy sự phát triển của hoạt động dịch vụ này, SEC

326

qui định tất cả các đợt chào bán chứng khoán nợ ra công chúng phải có xếp hạng tín nhiệm trong toàn kỳ hạn của đợt phát hành. Song các đợt chào bán riêng lẻ không chịu sự điều chỉnh của qui định này. Thêm vào đó, các quỹ tương hỗ bị giới hạn đầu tư vào các chứng khoán nợ có xếp hạng tín nhiệm theo qui định của SEC.

Chính sách phí

Để thúc đẩy khu vực tƣ nhân huy động vốn một cách có hiệu quả trên thị trường vốn, một trong những yêu cầu đối với SEC là phải xây dựng một thị trường vốn với chi phí huy động vốn không quá cao. Chính vì vậy, vào năm 2000, SEC chủ trì nghiên cứu để thực hiện kế hoạch thả nổi phí môi giới trong vòng 2 năm. Sau khi thả nổi phí môi giới đã nâng cao tính cạnh tranh trong dịch vụ môi giới đầu tư chứng khoán trên thị trường Thái Lan. Kết quả là vào tháng 1/2002, mức phí tối thiểu đƣợc xác định là 0,25%.

Vấn đề chào bán chứng khoán

Trước khi hình thành SEC, các doanh nghiệp của Thái Lan có thể huy động vốn theo hai hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng, bao gồm:

(1) Đăng ký là công ty đại chúng với Bộ Thương mại theo Luật Công ty đại chúng và huy động vốn thông qua chào bán chứng khoán ra công chúng. Các công ty có trên 100 cổ đông phải chuyển thành công ty đại chúng và chịu sự điều chỉnh của Luật Công ty đại chúng.

(2) Chào bán chứng khoán ra công chúng và niêm yết trên SGDCK.

Tuy nhiên, hiện tại tất cả các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng đều phải có sự chấp thuận của SEC theo các tiêu chuẩn khá chặt chẽ. Đồng thời, không phải chỉ các công ty có trên 100 cổ đông mới là công ty đại chúng mà tất cả các công ty có chào bán chứng khoán ra công chúng đều là công ty đại chúng.

Bên cạnh hình thức chào bán chứng khoán ra công chúng, còn có hình thức chào bán chứng khoán riêng lẻ

Công khai thông tin

Theo qui định hiện hành, các công ty chào bán chứng khoán ra công chúng phải công khai thông tin ra công chúng trong báo cáo đăng ký phát hành và bản cáo bạch tạm thời. Tiếp theo SEC sẽ xem xét và yêu cầu cung cấp thông tin bổ sung nếu chƣa chính xác và chƣa đầy đủ. Trong quá trình giao dịch thứ cấp, công ty tiếp tục phải công khai thông tin định kỳ và đột xuất. Các thông tin phải công khai bao gồm các loại báo cáo tài chính và báo cáo thường niên. Các báo cáo này phải có xác nhận của kiểm toán và trong một số trường hợp nhất định, SEC có thể yêu cầu kiểm toán đánh giá

327

một số thông tin nhất định. Bên cạnh đó, các thông tin này cũng phải công khai với SET.

Các nhà đầu tƣ phải đƣợc đối xử công bằng trong các GDCK, do vậy hệ thống giao dịch phải hiệu quả và đáng tin cậy, các kênh GDCK phải dễ tham gia, các trung gian cung cấp dịch vụ chứng khoán phải vững mạnh, hiệu quả và có các sản phẩm thích hợp. Hơn thế nữa, công nghệ và viễn thông phải cho phép các nhà đầu tƣ dễ dàng chuyển tiền vốn qua biên giới và thu thập thông tin. SEC cần phải xem xét đến mục tiêu nâng cao sức hấp dẫn của TTCK Thái Lan đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Đây là vấn đề quan trọng hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển thị trường vốn của Thái Lan. Mục tiêu của SEC là đối xử công bằng và cung cấp cho các nhà đầu tƣ các công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền lợi của họ.

Các giải pháp quan trọng bao gồm:

Đảm bảo công khai thông tin đầy đủ, công bằng để các nhà đầu tƣ có thông tin hữu hiệu ra quyết định đầu tƣ.

Nâng cao chất lƣợng quản trị doanh nghiệp của các CTNY.

Đảm bảo đối xử công bằng giữa các cổ đong trong hoạt động mua bán sát nhập.

Xử lý nghiêm khắc các hành vi gian lận của doanh nghiệp Vấn đề giám sát

Sau khủng hoảng 1997, SEC đã đẩy mạnh hoạt động giám sát các hoạt động và các tổ chức của thị trường vốn. Chẳng hạn như vấn đề quản lý rủi ro của các CTCK nhƣ vấn đề mở rộng chi nhánh, văn phòng đại diện, các hoạt động phụ trợ, vấn đề chia sẻ hệ thống cũng nhƣ việc đa dạng hoá các nguồn thu.

Đối với hoạt động quản lý tài sản, SEC tập trung vào quản lý con người, những người chịu trách nhiệm đưa ra những tư vấn về mua bán cho khách hàng.

Năm 2001, Một công ty tƣ nhân của Thái Lan là Fitch Ratings. Đây là công ty xếp hạng tín nhiệm thứ hai đƣợc thanh lập ở Thái Lan nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong lĩnh vực này.

Một vấn đề khác nua là SEC đây mạnh hoạt động giám sát đối với SET. Đặc biệt, SEC cũng xem xét đến xu hướng của thế giới đó là chuyển dần SET sang hình thức công ty có lợi nhuận, đồng thời cũng xem xét vấn đề đầu tƣ qua biên giới ngày càng tăng.

Giám sát công khai thông tin

328

Cải thiện và đảm bảo rằng vấn đề công khai thông tin công bằng, hiệu quả, tin cậy và có tính so sánh với chuẩn mực quản trị tốt nhất trên các thị trường quốc tế. Các loại thông tin phải công khai bao gồm cả thông tin tài chính, phi tài chính của các đợt phát hành chứng khoán và các thông tin cập nhật khác.

SEC đặt ra các yêu cầu thông tin tối thiểu vào năm 1992. Tiêu chuẩn thông tin của SEC tương tự như mẫu S-K của Mỹ.

Tiêu chuẩn kế toán

Để đảm bảo các báo cáo tài chính đƣợc chuẩn hoá và có thể so sánh đƣợc, năm 1992 SEC đã qui định các công ty phát hành phải lập các báo cáo tài chính theo các Chuẩn mực kế toán Thái Lan (TAS) do Viện các nhà kế toán và kiểm toán Thái Lan (ICAAT) phát hành. Đến năm 2000, Luật kế toán qui định, toàn bộ các doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính theo TAS. SEC cũng thường xuyên cập nhật để

Giám sát các công ty chứng khoán

Tách bạch riêng rẽ giữa hạot động kinh doanh chứng khoán và hoạt động kinh doanh tài chính. SEC tập trung vào giám sát rủi ro tài chính, rủi ro hoạt động, rủi ro kiểm soát nội bộ, rủi ro quan hệ với khách hàng, rủi ro công nghệ thông tin và rủi ro khác. Trên cơ sở đó xác định mức mức vốn pháp định thích hợp cho từng loại rủi ro, từng hoạt động kinh doanh của các CTCK. Đặc biệt SEC chú trọng đến vấn đề đối xử với khách hàng, cơ cấu hoạt động kinh doanh của các công ty nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả trong giao dịch và duy trì môi trường cạnh tranh thích hợp.

Sau khủng hoảng 1997, SEC xác định các CTCK chỉ đƣợc kinh doanh 4 loại sau: môi giới, giao dịch, bảo lãnh phát hành và tƣ vấn đầu tƣ

329

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 324 - 329)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)