Chính sách phát hành trái phiếu doanh nghiệp và tác động của

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 148 - 156)

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

Chương 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH

2.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TẠO HÀNG

2.1.3. Chính sách phát hành trái phiếu doanh nghiệp và tác động của

1. Chính sách về phát hành TPDN đã tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp chủ động phát hành TPDN, tăng vốn huy động trên TTCK

Chính sách về phát hành TPDN đã và đang đƣợc hoàn thiện theo thời gian cùng với sự phát triển của TTCK. Các văn bản quy định và khung pháp lý bao gồm:

- Nghị định số 120/1994/NĐ-CP ngày 17/9/1994 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu của DNNN.

- Thống đốc NHNN ban hành thể lệ phát hành trái phiếu các TCTD theo QĐ số 212/QĐ-NHNN ngày 22/9/1994.

- Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và TTCK đã quy định về phát hành trái phiếu ra công chúng.

- Nghị định số 54/2006/NĐ-CP cho phép các chủ thể phát hành TPDN, không chỉ có DNNN mà còn các công ty TNHH, CTCP, DNĐTNN với nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm, công khai minh bạch thông tin.

- Luật Doanh nghiệp quy định các doanh nghiệp đƣợc phép phát hành trái phiếu trong và ngoài nước, trong đó cho phép CTTNHH hai thành viên trở lên và CTTNHH một thành viên đƣợc phát hành trái phiếu mà không đƣợc quyền phát hành cổ phiếu, đồng thời cho phép CTCP có quyền phát hành trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và điều lệ công ty.

- Luật các TCTD năm 1997 sửa đổi năm 2004 quy định các tổ chức tín dụng đƣợc phát hành trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước theo quy định của NHNN.

- Luật Chứng khoán năm 2006 là văn bản cao nhất hiện nay đã quy định chi tiết về việc phát hành trái phiếu ra công chúng nói chung và TPDN nói riêng, theo đó Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ đã quy định chi tiết hơn về chào bán chứng khoán ra công chúng.

149

- Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 quy định về phát hành TPDN riêng lẻ, theo đó các TCTD muốn phát hành trái phiếu thì phải thực hiện theo quy định của Luật các TCTD, doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra công chúng (từ 100 nhà đầu tƣ trở lên) thì phát hành theo quy định của Luật Chứng khoán, doanh nghiệp phát hành phát hành trái phiếu theo hình thức riêng lẻ thì phát hành theo quy định của NĐ 52/2006/NĐ-CP.

Qua nội dung các quy định hiện hành, có thể đánh giá một cách tổng quát về chính sách phát hành TPDN đƣợc hoàn thiện trên các mặt nhƣ sau:

Một là, điều kiện phát hành TPDN ngày càng được hoàn thiện Nghị định số 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về chứng khoán và TTCK quy định các điều khoản về phát hành trái phiếu ra công chúng, bao gồm: (i) Là CTCP, CTTNHH, DNNN có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam; (ii) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi;

(iii) Có phương án khả thi về việc sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu; (iv) Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành; (v) Tổ chức phát hành trái phiếu phải xác định đại diện người sở hữu trái phiếu.

Theo Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ, Điều 17 quy định điều kiện phát hành TPDN nhƣ sau: (i) Là CTCP, công ty nhà nước trong thời gian chuyển đổi thành CTTNHH hoặc CTCP theo quy định của Luật Doanh nghiệp và DN ĐTNN; (ii) Có thời gian hoạt động tối thiểu là 01 năm kể từ ngày doanh nghiệp chính thức đi vào hoạt động; (iii) Có báo cáo tài chính của năm liền kề trước năm phát hành được kiểm toán; (iv) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm kiền kề năm phát hành phải có lãi; (v) Có phương án phát hành trái phiếu được tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thông qua.

Trong Luật Chứng khoán, điều kiện này có sự phát triển hơn, cụ thể là: (i) Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;

(ii) Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên một năm; (iii) Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được HĐQT hoặc Hội đồng thành viên hoặc Chủ sở hữu công ty thông qua; (iv) Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tƣ về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tƣ và các điều kiện khác.

Tuỳ theo đợt chào bán ra công chúng hay phát hành riêng lẻ mà điều kiện phát hành TPDN là cụ thể, khá thống nhất về mức vốn điều lệ (10 tỷ đồng), thời gian hoạt động tối thiểu trước khi phát hành (01 năm), có

150

phương án phát hành và sử dụng vốn hợp pháp. Đối với chào bán ra công chúng, hình thức phát hành có sự thay đổi (không bắt buộc phải sử dụng bảo lãnh phát hành), quy định trách nhiệm đối với tổ chức phát hành về thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích của trái chủ.

Ngoài ra, Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 quy định cụ thể hơn về các điều kiện phát hành TPDN.

Như vậy, cho đến nay, điều kiện phát hành TPDN là cụ thể, rõ ràng, góp phần tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện huy động vốn từ công chúng thuận lợi hơn.

Hai là, nguyên tắc và thủ tục phát hành trái phiếu doanh nghịêp cũng dần thông thoáng và tuân thủ theo các chuẩn mực quốc tế.

- Các doanh nghiệp hoạt động theo nguyên tắc tự vay tự trả, tự chịu trách nhiệm và thực hiện công khai minh bạch thông tin (theo Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/5/2006 của Chính phủ).

- Cách thức phát hành hầu hết thực hiện theo thông lệ quốc tế, tài liệu phát hành xây dựng theo chuẩn Eurobond…

- Các tài liệu liên quan đến phát hành TPDN đƣợc quy định cụ thể:

(i) Bản công bố thông tin phát hành (có thông qua kiểm toán xác nhận); (ii) Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có kèm theo chứng quyền hoặc chứng quyền kèm theo cổ phiếu ƣu đãi ra công chúng thì phải có phương án chuyển đổi; (iii) Đối với trái phiếu có bảo đảm thì phải có cam kết bảo lãnh thanh toán kèm theo tài liệu chứng minh năng lực tài chính của tổ chức bảo lãnh hoặc có tài sản có đủ giá trị thanh toán trái phiếu; (iv) Doanh nghiệp phải chỉ định đại diện người sở hữu trái phiếu để giám sát việc thực hiện các cam kết của người sở hữu trái phiếu.

Về các vấn đề kỹ thuật của trái phiếu cũng đƣợc quy định rõ ràng:

(i) TPDN có lãi suất căn cứ vào lãi suất TPCP cùng kỳ hạn và cộng thêm các phụ phí khác nhƣ mức bù rủi ro; (ii) Hình thức trả lãi của TPDN thường là trả lãi sau theo phương thức trả lãi hàng năm, lãi suất cố định;

Như vậy, chính sách phát hành TPDN đã tạo ra điều kiện cơ sở hết sức quan trọng để tạo lập và phát triển thị trường TPDN, góp phần tạo ra khung pháp lý, môi trường đầu tư và phát hành trái phiếu, chuẩn hoá các quy định và quy trình cũng như thông tin để phát triển bền vững thị trường TPCP.

2. Sự phát triển của thị trường TPDN có tác động bước đầu đến tính bền vững của TTCK Việt Nam

Trong điều kiện kênh huy động vốn truyền thống là vay ngân hàng có nhiều khó khăn thì các doanh nghiệp bắt đầu chú ý đến kênh huy động vốn qua phát hành TPDN. Đây là kênh huy động vốn quan trọng đối với

151

doanh nghiệp vì nguồn vốn đƣợc huy động với khối lƣợng lớn, nhanh chóng và đáp ứng đƣợc yêu cầu về kỳ hạn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không phải chịu những ràng buộc của ngân hàng khi vay vốn, chi phí phát hành có thể thấp hơn huy động vốn thông qua cổ phiếu, làm cho khả năng chủ động về tài chính của doanh nghiệp tăng lên.

Thứ nhất, loại hình doanh nghiệp phát hành trái phiếu ngày càng đa dạng hơn

Trước năm 2006 mới chỉ có các tổ chức tín dụng và 5 doanh nghiệp phi ngân hàng tiến hành phát hành TPDN, nhƣng từ năm 2007, việc phát hành TPDN mới ngày càng gia tăng. Chủ thể không chỉ có DNNN mà còn có công ty TNHH, CTCP, DNĐTNN... cũng phát hành TPDN theo nguyên tắc tự vay tự trả và thực hiện công khai minh bạch thông tin, Nhà nước không can thiệp quá sâu vào việc phát hành TPDN.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nhận đƣợc sự ƣu đãi và tạo nhiều thuận lợi hơn trong việc phát hành TPDN. Cụ thể: về thủ tục, doanh nghiệp chỉ cần mất khoảng 6-8 tuần là có thể hoàn tất hồ sơ phát hành. Nếu vay ngân hàng, doanh nghiệp có thể phải mất nhiều thời gian hơn. Nếu nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp là lớn, ví dụ trên 1.000 tỷ đồng thì việc phát hành TPDN tỏ ra có nhiều lợi thế.

Nhờ có các chính sách khuyến khích hiện hành mà đƣa đến xu hướng tăng huy động vốn của các doanh nghiệp thông qua phát hành TPDN, giảm dần vay vốn ngân hàng và trông chờ vào khoản cấp phát của ngân sách. Các kết quả cụ thể nhƣ sau:

Thứ hai, doanh số phát hành TPDN tăng nhanh

Thị trường TPDN manh nha cách đây 10 năm sau khi có Nghị định số 120/1994/NĐ-CP ngày 17/9/1994 về phát hành cổ phiếu, trái phiếu của DNNN. Năm 1994, Công ty xi măng Hoàng Thạch phát hành trái phiếu 44,45 tỷ đồng kỳ hạn 4 năm; Công ty xi măng Anh Sơn phát hành 8 tỷ đồng kỳ hạn 3 và 5 năm vào năm 1994. Đến năm 1996, CTCP Cơ điện lạnh huy động 5 triệu USD, lãi suất 4,5%/năm.

Từ năm 1998 đến nay, BIDV liên tục phát hành trái phiếu có kỳ hạn từ 1-5 năm với trên 5.700 tỷ đồng, NHNo, NHCT phát hành nhiều đợt trái phiếu với khối lƣợng lớn.

Đến năm 2003, thị trường TPDN Việt Nam mới có thêm TCT Dầu khí huy động 300 tỷ đồng, TCT Xi măng 200 tỷ đồng, Tập đoàn Điện lực (EVN) 300 tỷ đồng.

Năm 2006: EVN huy động 5.000 tỷ đồng; Vinashine - 800 tỷ đồng;

TCT Sông Đà - 300 tỷ đồng.

152

Năm 2007: TĐCN Vinashine huy động 3.000 tỷ đồng; TCT Lắp máy Việt Nam (Lilama) - 1.500 tỷ đồng, TCT Thép - 400 tỷ đồng, TCT Xây dựng Việt Nam - 1.000 tỷ đồng.

Năm 2006: BIDV niêm yết trái phiếu của mình trên TTGDCK TP.HCM với tổng số đợt phát hành TPDN là11 đợt và số tiền huy động là trên 11.000 tỷ đồng; Năm 2007 phát hành trên 20 đợt với số tiền huy động đƣợc trên 20.000 tỷ đồng. Đến năm 2006, các doanh nghiệp huy động đƣợc trên 8.000 tỷ đồng bằng phát hành TPDN (TCT Điện lực là 5.000 tỷ đồng, TĐCN Vinashine là 800 tỷ đồng, TCT Sông Đà 260 tỷ đồng). Chỉ riêng 7 tháng đầu năm 2008, doanh số phát hành TPDN lên tới gần 7.000 tỷ đồng, trong đó TĐCN Vinashin phát hành 3.000 tỷ đồng, TCT Lilama 1.500 tỷ đồng, TCT Vinaconex 1.000 tỷ đồng, TCT Thép 400 tỷ đồng.

Đến tháng 3/2008 có trên 10 doanh nghiệp phát hành TPDN, đây là những doanh nghiệp đầu ngành, DNNN CPH ( PetroVietnam, TCT Cao su, Vinashin, Electric Vietnam corporation, Lilama, Vietnam Steel Corporation, Vilexim, TCT cổ phần xây dựng điện Việt Nam, TCT Sông Đà, Vinaconex). Tổng cộng từ năm 2003-2007, doanh số phát hành TPDN là 16.768 tỷ đồng (khoảng 1,5% GDP), trong đó Vinashin và EVN chiếm tỷ lệ lớn nhất.

Bảng 2.4 - Kết quả phát hành trái phiếu của các TCTD 2000-2004

Năm Trái phiếu VND Trái phiếu USD

Gía trị phát

hành (tỷ đồng) Kỳ hạn

(tháng) Lãi suất

(%năm) Giá trị phát hành (tỷ

USD)

Kỳ hạn

(tháng) Lãi suất (%năm)

2000 1.067 60 6,9;7,1 125,6 60 5,26-5,49

2001 419 13;24 7,0;7,5 41,9 60;84 3,9;4,1

2002 2.202 12; 24 7,8;8,4

2003 6.498 12;13;18;24 8,2;8,6;8,8;9 25,3 18;24;36;60 2,4;2,5;2,7;3,1 2004 2.644 13;18;24;36 8,2;8,3;8,4;8,6 122 24;36;60 2,8;3,1;3,4

Nguồn: NHNN

Cùng với sự phát triển của TTCK, thị trường TPDN sơ cấp còn có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư chuyên nghiệp như NHTM, công ty bảo hiểm... Mặc dù chưa có các nhà tạo lập thị trường và các nhà kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp, song sự tham gia của các định chế tín dụng đã bước đầu tạo ra tính thanh khoản cho thị trường này.

Nhìn chung, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường phát hành TPDN là lớn, ví dụ trường hợp phát hành của Vinashin, Lilama...

Hình thức phát hành TPDN cũng dần đƣợc linh hoạt: tự phát hành, bảo lãnh phát hành, phát hành có sự tƣ vấn, đại lý phát hành, đấu thầu tại SGDCK hoặc TTGDCK…Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp sử dụng phương pháp đại lý phát hành, theo đó, các đại lý phát hành thực hiện dịch

153

vụ tƣ vấn phát hành, bảo lãnh, phân phối và thanh toán. Tổ chức này thường là ngân hàng thương mại cổ phần, công ty bảo hiểm, CTCK.

Thứ ba, loại hình phát hành trái phiếu doanh nghiệp rất đa dạng và phong phú

Mặc dù chƣa nhiều, song TPDN đã góp phần làm đa dạng danh mục trái phiếu nói riêng và chứng khoán Việt Nam nói chung sau hơn 10 năm hoạt động. Hiện nay, có nhiều loại TPDN đƣợc phát hành và giao dịch trên thị trường như:

- TPDN nội địa: Trái phiếu Ngân hàng, TPDN, trái phiếu chuyển đổi, TPDN kèm theo chứng quyền.

- Trái phiếu đặc biệt: do các NHTMNN phát hành và nắm giữ nhằm tăng vốn điều lệ cho các NHTMNN.

Thứ năm, việc gia tăng phát hành TPDN đã góp phần góp phần thúc đẩy phát triển bền vững TTCK

- Các CTCK, NHTMCP, CTBH thường thực hiện hoạt động đại lý hoặc bảo lãnh phát hành cho doanh nghiệp. Họ cung cấp dịch vụ tƣ vấn, bảo lãnh, phân phối chứng khoán thông qua hệ thống mạng lưới chi nhánh và phòng giao dịch trên phạm vi toàn quốc. Vì vậy, việc tham gia hoạt động tư vấn hoặc các phương thức phát hành TPDN giúp cho họ nâng cao trình độ, thu nhập, phát triển dịch vụ.

- Phát hành TPDN, nhất là chào bán ra công chúng, đòi hỏi công khai thông tin, xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Đặc biệt các doanh nghịêp lớn khi thực hiện phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế thì yêu cầu về xếp hạng tín nhiệm hoặc công khai thông tin càng trở nên cấp thiết dựa trên một chuẩn mực chung xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp... Điều này giúp cho TTCK nói chung, thị trường trái phiếu nói riêng đạt tới độ tin cậy và hiệu quả.

- Khi TTCK phát triển thì xu hướng phát hành trái phiếu và giao dịch TPDN để làm đa dạng hoá danh mục, giảm rủi ro cũng gia tăng. Về phía nhà đầu tƣ, khi mà doanh nghiệp phát hành trái phiếu có kèm theo các điều kiện ƣu đãi về vật chất và lãi suất thì đó là sức hấp dẫn cao.

- Sự phát triển của thị trường TPDN đòi hỏi sự ra đời của các tổ chức hỗ trợ thị trường. Điều này làm cho các thể chế thị trường càng bền vững.

3. Mặc dù quy mô phát hành trái phiếu doanh nghiệp có xu hướng tăng nhanh song vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho TTCK

154

So với thị trường cổ phiếu, trái phiếu chính phủ thì thị trường TPDN Việt Nam còn rất khiêm tốn về cả doanh số phát hành, giá trị niêm yết, loại TPDN chưa đa dạng, đợt phát hành không nhiều, không thường xuyên.

Trên TTCK tập trung, từ năm 2000-2004, số lƣợng TPDN niêm yết ở TTGDCK TP.HCM là 1.577.050 với tổng giá trị là 157.705.000 đồng, chiếm 0,66% giá trị trái phiếu niêm yết.

Vào cuối năm 2007, dƣ nợ TPDN của Việt Nam/tổng dƣ nợ trái phiếu mới chỉ chiếm 11%, trong khi đó ở Thái Lan là 33%, Malayxia 50%, Hàn Quốc 51%.

Điều này thể hiện quy mô phát hành TPDN trên TTCK Việt Nam còn nhỏ bé, chƣa cung cấp đủ lƣợng hàng hóa cần thiết cho TTCK.

4. Tính thanh khoản của thị trường TPDN không cao

Sự quan tâm của nhà đầu tƣ dến TPDN không lớn, trong khi nhu cầu vốn của các doanh nghiệp Việt Nam lại rất lớn, đặc biệt là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị trường TPDN Việt Nam chưa phát triển xứng với tiềm năng và khả năng của nó.

Thị trường thứ cấp về TPDN chưa sôi động. Cho đến nay, TPDN chủ yếu là hoạt động ở thị trường sơ cấp, các giao dịch thứ cấp còn kém thanh khoản, chủ yếu là thông qua giao dịch thoả thuận tại TTGDCK giữa các nhà đầu tƣ có tổ chức. Điều này có thể lý giải ở nhiều lý do: (i) lãi suất trái phiếu ổn định, không tạo ra tính hấp dẫn nhƣ cổ phiếu; (ii) mục đích đầu tƣ TPDN của các nhà đầu tƣ có tổ chức không phải lúc nào cũng để mua bán; (iii) các nhà đầu tƣ nhỏ ít đầu tƣ vào trái phiếu vì tính chất giao dịch của trái phiếu khác với cổ phiếu; và (iv) số lƣợng TPDN ít và chƣa đa dạng. Điều này đòi hỏi cần phải có những hỗ trợ mạnh mẽ hơn về mặt chính sách.

Nguyên nhân của thực trạng trên là do:

Thứ nhất, khung pháp lý về phát hành TPDN chưa hoàn chỉnh, chưa đồng bộ.

- Các quy định về phát hành riêng lẻ chƣa đƣợc ban hành, khoảng trống giữa Luật Chứng khoán và Luật Doanh nghiệp vẫn còn dẫn đến doanh nghiệp vẫn thực hiện phát hành chứng khoán ra công chúng núp bóng phát hành riêng lẻ, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhà đầu tƣ.

- Việc phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp thuộc kinh tế tƣ nhân chƣa quy định đầy đủ.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 148 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)