KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÂU Á 1997

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 106 - 110)

TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

Chương 3. TỔNG QUAN VỀ CÁC CUỘC KHỦNG HOẢNG

3.3. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH TIỀN TỆ CHÂU Á 1997

3.3.1. Bối cảnh và diễn biến khủng hoảng

Khủng hoảng tài chính Châu Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các TTCK, trung tâm tiền tệ lớn của thế giới. Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan là những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này. Hồng Kông, Malaysia, Lào, Philippines cũng bị ảnh hưởng bởi sự sụt giá bất thình lình.

Còn Trung Quốc, Đài Loan, Singapore và Việt Nam chịu ảnh hưởng

107

không đáng kể. Nhật Bản cũng không bị ảnh hưởng nhiều bởi sự khủng hoảng, song nền kinh tế Nhật phải kinh qua những khó khăn kinh tế dài hạn của chính bản thân mình.

Mặc dù đƣợc gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.

Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 9%. Cuối năm 1996, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ đƣợc lâu. Cuối năm 1996, TTCK Thái Lan bắt đầu có sự điều chỉnh. Cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số TTCK đều giảm đi.

Ngày 14/5/1997 và ngày 15/5/1997, đồng baht Thái bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. Ngày 30/6/1997, Thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá baht, song rốt cục lại thả nổi baht vào ngày 2/7/1997. Baht ngay lập tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức 56 baht mới đổi đƣợc 1 dollar Mỹ. Chỉ số TTCK Thái Lan giảm từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Nhiều công ty lớn, trong đó có Finance One - công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản buộc IMF phải cung cấp các gói cứu trợ trị giá gần 20 tỷ dollar Mỹ cho Thái Lan.

Khủng hoảng bắt đầu lan rộng ra các nước Đông Nam Á, sau đó đến các nước Châu Á khác.

Nhật Bản cũng chịu nhiều ảnh hưởng do là nền kinh tế lớn trong khu vực. Nhiều nước Châu Á khác ở trong tình trạng thâm hụt cán cân thương mại với Nhật Bản. Trong thời gian khủng hoảng, đồng yen Nhật giảm còn 147:1 với USD khi có những đợt bán ra ồ ạt. Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật giảm từ 5% xuống còn 1,6%. Cuộc khủng hoảng Châu Á cũng làm một số doanh nghiệp ở Nhật phá sản.

Nền kinh tế Mỹ tuy không sụp đổ nhƣng TTCK cũng bị tác động nặng nề. Ngày 27/11/1997, chỉ số DJ công nghiệp giảm 554 điểm, tương đương 7,2%, NYSE tạm ngừng giao dịch trong thời gian ngắn.

3.3.2. Nguyên nhân

Thứ nhất, nền tảng kinh tế vĩ mô yếu kém

Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã thực hiện chính sách vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu

108

chuyển vốn (tự do hóa tài khoản vốn). Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các NHTW Đông Nam Á đã thực hiện CSTT nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát.

Chính sách vô hiệu hóa (sterilization policy) đã đƣợc áp dụng để chống lạm phát vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế.

Vào giữa thập niên 1990, Hàn Quốc có nền tảng kinh tế vĩ mô tương đối tốt ngoại trừ việc đồng Won Hàn Quốc không ngừng lên giá với Dollar Mỹ trong thời kỳ từ sau năm 1987. Điều này làm cho tài khoản vãng lai của Hàn Quốc suy yếu vì giá hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tế tăng. Trong hoàn cảnh đó, Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đoái neo lỏng lẻo và chính sách tự do hóa tài khoản vốn.

Vì thế, thâm hụt tài khoản vãng lai đƣợc bù đắp lại bằng việc các ngân hàng của nước này đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro.

Thứ hai, các dòng vốn nước ngoài ồ ạt kéo vào trong bối cảnh kinh tế trong nước có nhiều bất lợi

CSTT nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nên cao quá mức. Các nhà đầu tƣ ở các trung tâm tiền tệ nói trên của thế giới tìm cách thay đổi danh mục tài sản của mình bằng cách chuyển vốn đầu tƣ ra nước ngoài. Trong khi đó, các nước Châu Á lại thực hiện chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Lãi suất ở các nước Châu Á cao hơn ở các nước phát triển. Chính vì thế, các dòng vốn quốc tế đã ồ ạt chảy vào các nước Châu Á.

Ngoài ra, những xúc tiến đầu tƣ của chính phủ và những bảo hộ ngầm của chính phủ cho các thể chế tài chính cũng góp phần làm các công ty ở Châu Á bất chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bất chấp mạo hiểm để đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro.

Nhật Bản, một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nước Châu Á bị trì trệ từ đầu thập niên 1990. Nhân dân tệ được định giá thấp so với Dollar Mỹ từ năm 1994 cùng nhiều nhân tố khác làm cho hàng xuất khẩu của Trung Quốc rẻ hơn so với hàng xuất khẩu cùng loại của Đông Nam Á. Trong khi đó, nền kinh tế của Mỹ đang đƣợc khôi phục lại sau tình trạng suy thoái đầu những năm 1990, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ bắt đầu nâng lãi suất của Mỹ lên để ngăn chặn lạm phát. Việc này làm cho Mỹ trở thành một thị trường hấp dẫn đầu tư hơn so với các nước ở Đông Á, và do đó hấp dẫn những luồng vốn đầu tƣ ngắn hạn thông qua lãi suất ngắn hạn cao và làm tăng giá đồng Dollar Mỹ. Do đồng tiền của các nước

109

Đông Nam Á được neo vào Dollar Mỹ, nên xuất khẩu của các nước này trở nên kém cạnh tranh. Từ đầu năm 1996, tăng trưởng trong xuất khẩu của Đông Nam Á giảm xuống một cách nhanh chóng, làm suy yếu tài khoản vãng lai của họ.

Thứ ba, tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt

Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước Châu Á.

Những nguyên nhân sâu xa nói trên rồi cũng bộc lộ. Thị trường bất động sản của Thái Lan đã vỡ. Một số thể chế tài chính bị phá sản. Người ta không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định.

Khi phát hiện thấy những điểm yếu chết người trong nền kinh tế của các nước Châu Á, một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ Châu Á. Các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra.

Một nguyên nhân trực tiếp nữa của khủng hoảng là năng lục xử lý khủng hoảng yếu kém. Nhiều nhà kinh tế cho rằng khi mới bị tấn công tiền tệ, đáng lẽ các nước Châu Á phải lập tức thả nổi đồng tiền của mình chứ không nên cố sức bảo vệ tỷ giá để đến nối cạn kiệt cả dự trữ ngoại hối nhà nước mà lại càng làm cho tấn công đầu cơ thêm kéo dài. Vì vậy, cuộc khủng hoảng có thể xem nhƣ một thất bại trong việc xây dựng năng lực phù hợp kịp thời, thất bại trong việc ngăn chặn sự lôi kéo tiền tệ. Một số nhà kinh tế lại chỉ trích chính sách tài chính thắt chặt của IMF đƣợc áp dụng ở các nước xảy ra khủng hoảng càng làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.

3.3.3. Hậu quả

Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ TTCK, giảm giá tài sản ở một số nước Châu Á.

Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan.

Ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng nhất là sự giảm GDP và GNP bình quân đầu người tính bằng Dollar Mỹ theo sức mua tương đương: Thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan đã giảm từ mức 8.800 USD năm 1997 xuống còn 8.300 USD vào năm 2005, của Indonesia giảm từ 4.600 USD xuống 3.700 USD, của Malaysia giảm từ 11.100 USD xuống 10.400 USD.

Cuộc khủng hoảng không chỉ lây lan ở khu vực Đông Á mà nó góp phần dẫn tới khủng hoảng tài chính Nga và khủng hoảng tài chính Brasil.

110

Một số nước không bị khủng hoảng, nhưng kinh tế cũng chịu ảnh hưởng xấu do xuất khẩu và FDI giảm.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 106 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)