PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chương 2. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP
2.1. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG
2.1.2. Chính sách và giải pháp tái cấu trúc TTCK
1. Tái cấu trúc TTCK theo hướng tăng tỷ trọng giao dịch trên TTCK tập trung, giảm tỷ trọng giao dịch trên thị trường tự do, quản lý chặt chẽ GDCK trên thị trường OTC, củng cố và ổn định thị trường cổ phiếu, tăng tỷ trọng thị trường trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu doanh nghiệp.
Trong những năm qua cấu trúc TTCK Việt Nam còn bất cập và phát triển chưa đồng bộ. Trong khi thị trường cổ phiếu đã ngày càng tăng trưởng quy mô giao dịch, thì thị trường trái phiếu lại chậm phát triển, đặc biệt là trái phiếu công ty vẫn còn sơ khai. Đồng thời, trong khi thị trường tập trung còn phân tán, thì quy mô thị trường tự do còn lớn, hoạt động thiếu tính công khai, minh bạch, thiếu sự quản lý và giám sát, gây bất ổn cho thị trường chính thức. Mặt khác, TTCK đã phát triển qua thời kỳ dài nhưng thị trường phi tập trung lại mới được hình thành.
Tương ứng với các loại thị trường là việc hình thành các SGDCK khác nhau với nhiều bảng giao dịch khác nhau, quản lý không theo thông lệ quốc tế.
Để phát triển TTCK đồng bộ, tạo sự ổn định và vững chắc cho thị trường, cần thực hiện tái cấu trúc TTCK theo các định hướng nhau sau:
(1). Tăng quy mô TTCK đảm bảo tỷ lệ vốn hóa trên 70%GDP vào năm 2015 và trên 100%GDP vào năm 2020.
(2). Trên cơ sở ổn định và phát triển quy mô giao dịch trên thị trường cổ phiếu, tăng nhanh quy mô giao dịch trên thị trường trái phiếu, đặc biệt chú trọng tăng quy mô thị trường trái phiếu công ty.
(3). Trên cơ sở củng cố và phát triển thị trường tập trung, cần mở rộng và tăng cường quản lý thị trường không tập trung, hạn chế sự phát triển của thị trường tự do.
Có thể nhận thấy, để phát triển thị trường chứng khoán tập trung không thể đồng thời tồn tại 02 SGDCK nhƣ hiện nay, với cùng một bảng giao dịch cổ phiếu. Mặt khác, để giảm bớt quy mô thị trường chứng khoán
254
tự do, cần phải xây dựng các bảng niêm yết và giao dịch cổ phiếu của các công ty vừa và nhỏ, hình thành các bảng giao dịch chuyên biệt.
Vì vậy, các định hướng trên chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở tiến hành áp dụng các giải pháp về tái cấu trúc các SGDCK.
2. Thực hiện cổ phần hóa và đa dạng sở hữu các SGDCK, TTLKCK
Việc tách các TTGDCK, TTLKCK ra khỏi cơ quan quản lý nhà nước, sau đó chuyển đổi và nâng cấp thành các SGDCK là bước ngoặt lớn trong quá trình hoạt động của TTCK Việt Nam. Việc chuyển đổi mô hình tạo điều kiện cho các SGDCK có thể kết nối với các SGDCK quốc tế, thuận lợi hơn trong quá trình hội nhập với TTCK khu vực và thế giới.
Với mô hình hiện tại, các SGDCK, TTLKCK đã phát huy đƣợc những ƣu điểm, thế mạnh sau:
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và công tác quản trị nội bộ theo mô hình quản trị công ty;
- Tự chủ và độc lập về tài chính;
- Chủ động hơn trong tổ chức và quản lý hoạt động giao dịch tại các SGDCK thông qua việc phân cấp tổ chức, quản lý điều hành thị trường rõ ràng hơn;
- Nâng cao chất lƣợng phục vụ và đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ cho các thành viên tham gia thị trường;
- Tạo vị thế ngang tầm với các SGDCK, TTLKCK trong khu vực, thuận lợi hơn trong quá trình kết nối, hội nhập.
Tuy nhiên, xu thế của các SGDCK trên thế giới là chuyển sang hoạt động theo mô hình CTCP, tiến tới niêm yết cổ phiếu trên SGDCK. Việc CPH các SGDCK, TTLKCK để hình thành các CTCP đa sở hữu là một xu thế tất yếu hiện nay. Bởi vì việc CPH các SGDCK có những ƣu điểm sau:
Thứ nhất, quan tâm nhiều hơn đến lợi ích lâu dài của nhà đầu tƣ và lợi ích của Nhà nước.
Việc phát hành một tỷ lệ nhất định ra công chúng đầu tƣ, trong khi Nhà nước vẫn nắm giữ một tỷ lệ cổ phần chi phối có thể được xem như là sự kết hợp tính ƣu việt của cả 02 mô hình CTCP và DNNN. Đây là yếu tố căn bản của phát triển bền vững TTCK.
Thứ hai, giúp cho thị trường và nhà đầu tư phản ứng nhanh nhạy hơn với những thay đổi trong môi trường kinh doanh và cạnh tranh.
Thứ ba, tạo ra sự minh bạch trong quản trị các SGDCK và TTLK.
255
Thứ tư, huy động vốn dễ dàng hơn để đầu tƣ nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các đầu tƣ khác.
Vì vậy, để phát triển bền vững TTCK, việc tiến hành CPH và thực hiện đa sở hữu đối với các SGDCK, TTLKCK là cần thiết.
3. Thành lập Công ty quản lý vốn đầu tư và phát triển TTCK thuộc sở hữu nhà nước để nắm giữ cổ phần chi phối các SGDCK, TTLKCK
Các SGDCK và TTLKCK sau khi được CPH, nhà nước sẽ giữa cổ phần chi phối (trên 51%). Phần vốn này có 2 phương án sở hữu:
- Phương án 1: Giao cho Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) quản lý.
- Phương án 2: Thành lập Công ty quản lý vốn đầu tư và phát triển TTCK trực tiếp sở hữu và quản lý vốn của nhà nước tại các SGDCK và TTLKCK sau khi CPH.
Đây là một định chế tài chính giữ vai trò đặc biệt quan trọng trên thị trường. Ngoài Công ty quản lý vốn đầu tư, các cổ đông khác của các SGDCK, TTLKCK có thể bao gồm các thành viên lưu ký, thành viên giao dịch, SGDCK, TTLKCK (sở hữu chéo với một tỷ lệ hạn chế), một số cổ đông chiến lƣợc, công chúng đầu tƣ…
Phương án 2 có hiệu quả hơn phương án 1 vì là công ty chuyên ngành trong lĩnh vực TTCK, có khả năng quản lý tốt hơn so với SCIC.
4. Cấu trúc lại các SGDCK
Hiện nay ở nước ta đang tồn tại 2 SGDCK là SGDCK TP.HCM và SGDCK HN đƣợc tách từ UBCKNN thành các pháp nhân độc lập nhằm tách bạch chức năng quản lý nhà nước và chức năng tổ chức vận hành TTCK.
Về cơ cấu hoạt động: việc tổ chức lại thị trường hiện nay dựa theo phân đoạn thị trường và theo công cụ giao dịch. Theo phân đoạn thị trường, các cổ phiếu được niêm yết trên thị trường nào là tùy thuộc quy mô vốn điều lệ (đối với SGDCK TP.HCM là trên 80 tỷ đồng) và về lợi nhuận.
Việc phân đoạn theo các tiêu chí này đã làm phát sinh một số bất cập.
Cụ thể:
- Việc tồn tại hai SGDCK với cùng một phương thức giao dịch trong điều kiện cấu trúc hệ thống của 2 SGDCK là khá giống nhau nên đã làm tăng chi phí xã hội không cần thiết do chi phí đầu tƣ vào hệ thống tại các SGDCK và tại các CTCK;
256
- Không phù hợp với xu thế quốc tế là sáp nhập, hợp nhất để tăng sức cạnh tranh;
- Gây khó khăn cho công tác phát triển chiều sâu để khai thác tối đa hệ thống công nghệ và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khác nhau của thị trường;
Để TTCK phát triển bền vững, việc tái cấu trúc lại các SGDCK là một trong những điều kiện quan trọng, cần thiết và cấp bách. Việc tái cấu trúc phải trên cơ sở đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tƣ và các tổ chức phát hành trong nước, mà trước tiên phải đảm bảo một thị trường giao dịch ổn định, hỗ trợ hoạt động huy động vốn tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp trên thị trường sơ cấp.
Theo mô hình phát triển SGDCK trên thế giới, có thể tái cấu trúc các SGDCK ở Việt Nam theo các phương án sau đây:
Phương án 1: Phân loại SGDCK theo phương thức giao dịch, không phân biệt quy mô của tổ chức niêm yết