PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chương 2. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP
4. Hạn chế của phương án
2.3. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CẦU
2.3.2. Hoàn thiện chính sách và biện pháp bảo vệ nhà đầu tƣ
1. Hoàn thiện chính sách bảo vệ các nhà đầu tư trong nước Một thị trường dựa trên nền tảng hệ thống các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trong nước chắc chắn sẽ trở nên ổn định hơn, an toàn hơn và phản ứng linh hoạt hơn trước những biến động của TTCK tạo ra bởi hiện tƣợng đầu tƣ theo phong trào của các nhà đầu tƣ nhỏ lẻ, các nhà đầu cơ hoặc những cú sốc kinh tế và tài chính tạo ra bởi hiện tƣợng rút vốn ồ ạt của khối nhà đầu tư nước ngoài. Những biến động bất thường trên TTCK, những ảnh hưởng tiêu cực sẽ nhanh chóng được bình ổn, kiểm soát, và dễ xử lý khi các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp trong nước có đủ tiềm lực tài chính thay thế các nhà đầu cơ, các nhà đầu tư nước ngoài.
(1). Áp dụng nhiều hình thức ƣu đãi để khuyến khích nhà đầu tƣ tổ chức chủ động và tích cực tham gia TTCK. Trong số các ƣu đãi thì ƣu đãi về thuế trên cổ tức là phổ biến nhất và có hiệu quả nhất đối với các nhà đầu tƣ tổ chức. Về mặt nguyên tắc, việc đánh thuế trên cổ tức của nhà đầu tƣ tổ chức thực chất là thuế kép. Lý do là bản thân cổ tức đã đƣợc chia từ lợi nhuận sau thuế. Vì vậy, ƣu đãi thuế trên cổ tức đƣợc áp dụng nhiều để khuyến khích sự phát triển của nhà đầu tƣ tổ chức.
(3). Phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro. Nhà đầu tƣ tổ chức sẽ tham gia TTCK tích cực hơn nếu sản phẩm trên thị trường là đa dạng và đáp ứng nhu cầu của họ. Do hoạt động đầu tƣ luôn đi kèm rủi ro, nhà đầu tƣ tổ chức phải thực hiện các nghiệp vụ khác để quản trị rủi ro. Một trong những công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả chính là các công cụ phái sinh.
TTCK phái sinh sẽ không chỉ làm tăng tính thanh khoản của thị trường và cung cấp các phương tiện để phòng ngừa rủi ro cho những nhà đầu tư nắm giữ vị thế lâu dài, mà còn giúp thị trường trở nên hiệu quả hơn thông qua các hoạt động arbit liên thị trường. TTCK phái sinh không chỉ đòi hỏi hệ thống quy định pháp lý phải hoàn thiện, mà năng lực của cơ quan quản lý nhà nước, SGDCK, các định chế trung gian cũng cần phải được nâng cao.
Ngoài ra, công chúng đầu tƣ cũng cần phải đƣợc đào tạo để nâng cao nhận thức về thị trường này. Trong số các sản phẩm phái sinh, hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán sẽ là sản phẩm đầu tiên có thể đƣợc giao dịch, kế
276
sau là quyền chọn chỉ số chứng khoán, và quyền chọn đối với từng loại chứng khóan riêng biệt.
(3). Điều chỉnh một số quy định về quỹ thành viên, nhằm cho phép các quỹ này đƣợc huy động vốn từ tối đa 99 thành viên (thay vì 30 thành viên nhƣ hiện tại), trong đó bao gồm cả cá nhân có tiềm lực tài chính; Điều chỉnh quy định hạn chế các DNNN tham gia góp vốn vào quỹ, theo hướng linh hoạt hơn, cụ thể các DNNN 100% vốn mà không hoạt động trong lĩnh vực tài chính thì bị hạn chế tham gia (với một tỷ lệ nhất định trên tổng tài sản, hoặc tổng vốn...).
(4). Thực hiện cải cách hành chính, tinh giản các quy trình về việc đăng ký thành lập Quỹ đầu tƣ chứng khoán, cho phép áp dụng các quy định về đăng ký lập quỹ treo (shelf registration), thời hạn Giấy chứng nhận đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ kéo dài 02 năm.
(5) Ban hành các quy định cho phép thành lập các quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ hưu trí của khối doanh nghiệp tư nhân và các cá nhân khác.
Việc cho phép thành lập các quỹ hưu trí tự nguyện, không phải do Nhà nước quản lý như Quỹ bảo hiểm xã hội, không chỉ hỗ trợ thị trường tài chính phát triển, mà còn đỡ gánh nặng cho Ngân sách nhà nước trong công tác xã hội, tiết giảm chi phí thanh toán hưu trí, trợ cấp xã hội...Đồng thời, góp phần nâng cao mức sống và an sinh xã hội, tạo điều kiện cho người lao động có thể đầu tư cho tương lai của thế hệ con cái sau này.
(6). Xây dựng cơ chế kết nối giữa thị trường bảo hiểm, đặc biệt bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm xã hội, và thị trường vốn: khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm chào bán các sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tƣ;
khuyến khích việc thành lập các quỹ hưu trí tự nguyện/quỹ hưu trí cộng đồng liên kết đầu tƣ trong khối các doanh nghiệp tƣ nhân, đặc biệt các DNĐTNN.
(7). Xây dựng cơ chế tài chính của Bảo hiểm xã hội, cho phép sử dụng nguồn nhàn rỗi với tỷ lệ an toàn phù hợp đầu tƣ vào các công cụ có mức sinh lời ổn định, an toàn của thị trường vốn, đặc biệt các loại TPCP;
TP Công ty có mức độ tín nhiệm cao, ổn định, có hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận thường xuyên và ổn định.
(8). Xây dựng cơ chế kết nối thị trường ngân hàng với thị trường vốn, cho phép các CTQLQ kết hợp với các ngân hàng thương mại thiết kế các sản phẩm tài chính mà nhà đầ tƣ có thể thế chấp các chứng chỉ quỹ để vay; phát triển các hình thức tiết kiệm liên kết đầu tƣ; tạo điều kiện khuyến khích và phát triển quỹ thị trường tiền tệ.
(9). Xây dựng cơ chế chính sách về thuế phù hợp với thông lệ quốc tế, bảo đảm sự phát triển bền vững của TTCK, cụ thể: thực hiện việc phân loại thu nhập để có chính sách về thuế nhằm: (i) ƣu đãi về thuế thu nhập
277
đối với các khoản đầu tƣ dài hạn, chẳng hạn giảm hoặc miễn thuế lãi vốn cho các khoản đầu tƣ vào chứng khoán và nắm giữ trên 6-12 tháng; đánh thuế cao vào thu nhập do chuyển nhƣợng chứng khoán trong vòng 6 tháng sau khi mua; ƣu đãi hoặc miễn hoàn toàn thuế thu nhập từ các khoản đầu tƣ vào các sản phẩm đầu tƣ tập thể nhƣ các sản phẩm tiết kiệm liên kết đầu tư, bảo hiểm liên kết đầu tư, hưu trí liên kết đầu tư, tránh tình trạng bị đánh thuế hai lần.
(10). Thúc đẩy thành lập Hiệp hội các CTQLQ và Hiệp hội người hành nghề quản lý quỹ nhằm hỗ trợ cơ quan quản lý nhà nước trên các phương diện: xây dựng khuôn khổ pháp lý, đào tạo nhân lực, giám sát sự tuân thủ quy định pháp luật của các thành viên Hiệp hội và phát triển TTCK; từng bước nâng cấp tổ chức và hoạt động của các Hiệp hội này theo hình thức tổ chức tự quản.
(11). Đẩy mạnh công tác đào tạo công chúng, nâng cao nhận thức xã hội về chứng khoán nói chung và quỹ đầu tƣ, các sản phẩm liên kết nói riêng.
2. Hoàn thiện chính sách khuyến khích tổ chức đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư dài hạn
(1). Tiếp tục thu hút dòng FPI, từng bước nâng cao chất lượng dòng vốn vào theo hướng tập trung khuyến khích và ưu tiên dòng vào dài hạn.
Có chính sách quản lý và thuế hợp lý đối với NĐTNN trên cơ sở vừa tạo thuận lợi cho họ khi thực hiện hoạt động đầu tƣ, vừa duy trì đƣợc lòng tin của họ vào các chính sách và quy định của cơ quan quản lý, vừa kéo dài thời gian đầu tƣ tại Việt nam.
(2). Tăng cường công tác tổng hợp phân tích thông tin nhằm giám sát hoạt động lưu chuyển FPI, hạn chế những tác động tiêu cực có thể xảy ra đối với nền kinh tế và sự an toàn của hệ thống tài chính quốc gia. Công tác giám sát và quản lý chủ yếu dựa trên nguyên tắc thị trường, hạn chế tới mức tối đa sử dụng các biện pháp hành chính. Việc tăng cường giám sát, quản lý hoạt động lưu chuyển FPI phải thực hiện dần dần từng bước, đúng liều lượng, đúng thời điểm, tránh gây sốc dẫn đến sự đảo vốn đầu tư nước ngoài. Việc tăng cường quản lý, kiểm soát phải dựa trên tiêu chí về rủi ro đảo vốn căn cứ vào sự phân loại các nhóm đối tượng nước ngoài, loại chứng khoán dễ chuyển thành tiền, từ đó có thái độ ứng xử phù hợp.
(3). Nâng cao khả năng hấp thụ ngoại tệ của nền kinh tế; khả năng phòng vệ tài chính của nền kinh tế. Đảm bảo quy mô dòng vào phù hợp với khả năng hấp thụ của nền kinh tế. Cần có kế hoạch phòng vệ thích hợp giúp nền kinh tế không bị rơi vào vòng xoáy gây ra do sự bất ổn của dòng luân chuyển vốn. Có các giải pháp cụ thể nhằm kiểm soát tình hình thị trường vốn, điều chỉnh linh hoạt dòng vốn vào cũng như lưu lượng dòng
278
vốn ra. Cần kết hợp các chính sách quản lý vĩ mô một cách hợp lý để có thể giám sát cả về khối lƣợng và các yếu tố thành phần của các luồng vốn vào và ra.
(4). Hệ thống hóa và thể chế hóa cơ chế phối hợp giữa NHNN Việt Nam, Bộ Tài chính (UBCKNN), Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, UBGSTCQG, các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý và giám sát dòng lưu chuyển FPI, vốn đầu tƣ trực tiếp, và các khoản vay. Việc phối hợp các chính sách cũng cần phải đƣợc xem xét ở cả mức độ vĩ mô và vi mô.
(5). Lành mạnh hóa cơ chế xác định giá, đảm bảo giá chứng khoán hợp lý, đặc biệt trong hoạt động đấu giá CPH, đƣợc xác lập trên cơ sở thị trường nhưng phải bảo đảm hài hòa hóa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp, cổ đông chiến lược và người lao động. Tăng cường tính minh bạch trong hoạt động thị trường để củng cố lòng tin của NĐTNN. Hệ thống công bố thông tin hoàn thiện hơn sẽ giúp đƣợc NĐTNN đầu tƣ tốt hơn và từ đó giảm thiểu được những ảnh hưởng tâm lý đầu tư theo phong trào dễ dẫn đến tình trạng thoái vốn ồ ạt.
(6). Nâng cao năng lực quản lý và giám sát đối với hệ thống ngân hàng: áp dụng các chuẩn mực quốc tế về an toàn tài chính trong hệ thống ngân hàng, giám sát chặt hoạt động tín dụng, giảm nợ xấu triệt để, loại bỏ tình trạng vay ƣu đãi, kiểm soát chặt và có hệ thống chỉ tiêu đối với đối tƣợng và quy mô vay trong hoạt động vay nợ quốc tế của các tổ chức kinh tế, đặc biệt là hoạt động vay nợ từ các tổ chức tài chính quốc tế, đảm bảo hoạt động của hệ thống ngân hàng an toàn.
(7). Từng bước mở thị trường, nâng tỷ lệ hạn chế sở hữu đối với nhà đầu tư nước ngoài tiến tới xóa bỏ hoàn toàn hạn chế này đối với các ngành nghề mà Nhà nước không cần nắm giữ chi phối để thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài.
(8). Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường vốn quốc tế. Tùy vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, các hình thức tiếp cận có thể nhƣ sau: (i) niêm yết tại các Sở giao dịch lớn hoặc đăng ký giao dịch tại các Sở giao dịch điện tử (ECNs) với điều kiện tham gia thị trường thấp; (ii) Phát hành trái phiếu công ty tại các thị trường tài chính quốc tế; (iii) Phát hành các chứng chỉ lưu ký xDRs (Depository Receipts), thông qua các định chế tài chính toàn cầu (các ngân hàng đầu tƣ quốc tế lớn nhƣ JP Morgan, HSBC, Citigroup…).
279