Quan điểm phát triển bền vững TTCK

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 243 - 246)

PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chương 1. BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT

1.3. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN TTCK BỀN

1.3.1. Quan điểm phát triển bền vững TTCK

1. Phát triển TTCK dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế tốt nhất, phù hợp với điều kiện thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tích cực hội nhập với thị trường tài chính khu vực và quốc tế.

TTCK phải đƣợc xây dụng dựa trên các tiêu chuẩn và thông lệ tốt nhất và phù hợp với điều kiện thực tế. Với sự hội nhập ngày càng sâu và rộng của nền kinh tế Việt Nam, những sản phẩm tài chính trên TTCK, những nghiệp vụ tài chính mà các định chế trung gian đã và đang cung cấp cho khách hàng, hợp pháp hoặc bất hợp pháp, đều không khác biệt với các

244

sản phẩm trên các thị trường quốc tế khác. Chúng đều tiềm ẩn các loại rủi ro giống nhau và đều gây ảnh hưởng như nhau tới cả thị trường. Điều này cho thấy sự phát triển của TTCK, một cách vô thức hoặc có chủ ý, đều hướng tới một khuôn mẫu chung. Như vậy, để có thể giúp thị trường này phát triển bền vững, nhất thiết phải dựa trên nền tảng các tiêu chuẩn và thông lệ tốt nhất, đƣợc đúc kết từ kinh nghiệm kéo dài hàng trăm năm vận hành thị trường tại các quốc gia đã phát triển.

Tuy nhiên, với xuất phát điểm thấp, mức độ phát triển chƣa cao, việc triển khai, áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, đôi khi cần có sự điều chỉnh cho phù hợp, tuy nhiên, phải bảo đảm, không thay đổi bản chất của các tiêu chuẩn và thông lệ đó.

Sự phát triển của TTCK lẽ tất nhiên phải phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để bảo đảm sức cạnh tranh của nền kinh tế nói chung cũng nhƣ của TTCK nói riêng, phát triển TTCK trong thời gian tới phải theo hướng tích cực hội nhập với thị trường khu vực.

2. Phát triển TTCK đồng bộ, toàn diện, hoạt động hiệu quả, vận hành an toàn, lành mạnh, một mặt vừa góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển của xã hội, mặt khác tạo ra những cơ hội đầu tư sinh lợi nhuận, nâng cao mức sống và an sinh xã hội

TTCK trong giai đoạn sắp tới cần phải đƣợc phát triển một cách đồng bộ trên tất cả các phân đoạn của thị trường, bao gồm cả thị trường trái phiếu (doanh nghiệp), TTCK phái sinh, thị trường vốn tư nhân/mạo hiểm.

Đặc biệt, thị trường vốn cổ phần tư nhân/mạo hiểm (private equity/venture capital) phải đƣợc quan tâm tạo điều kiện phát triển hơn nữa để cung cấp vốn cho khối các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phát triển của Việt Nam.

Cần lưu ý rằng, các doanh nghiệp này rất khó có cơ hội tiếp cận vốn tín dụng của ngân hàng, hoặc huy động vốn từ việc phát hành chứng khoán ra công chúng do những quy định nhằm hạn chế rủi ro (trong hệ thống ngân hàng), hoặc bảo vệ nhà đầu tƣ (trong hoạt động chào bán ra công chúng).

Nhƣ vậy, nhiều khi vốn cổ phần tƣ nhân/mạo hiểm là nguồn vốn hợp lý nhất mà các doanh nghiệp này có thể tiếp cận đƣợc.

Sự phát triển TTCK cần được nhìn nhận không chỉ dưới giác độ của bên cần vốn, mà cả bên có nhu cầu đầu tƣ. Sau một thời gian phát triển, cùng với nhận thức của xã hội về TTCK ngày càng cao, hoạt động đầu tƣ trên TTCK đã và đang trở thành một phương thức đầu tư quan trọng của nhiều nhà đầu tư. Vì vậy, quyền và lợi ích của các bên tham gia thị trường phải đƣợc xem xét một cách hài hòa. Không thể coi TTCK đơn giản là một kênh dẫn vốn cho các bên có nhu cầu về vốn. Mà cũng cần phải coi trọng

245

quyền lợi của nhà đầu tư trên TTCK, tạo điều kiện để phát triển thị trường này thành một kênh đầu tƣ, sinh lợi nhuận, góp phần nâng cao mức sống của xã hội. Các chính sách về thuế từ thu nhập trên TTCK phải đƣợc thiết kế làm sao để khuyến khích đầu tư dài hạn trên thị trường này. Đồng thời, cần phải xây dựng các cơ chế chính sách để dẫn những nguồn vốn nhàn rỗi từ bộ phận công chúng đầu tƣ có mức thu nhập cao, đầu tƣ vào TTCK, chẳng hạn các quỹ hưu trí, quỹ thiện nguyện....

3. Phát triển TTCK nhiều cấp độ, bảo đảm mọi chứng khoán chào bán ra công chúng phải có thị trường giao dịch hoạt động theo nguyên tắc thị trường có sự quản lý của Nhà nước; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp và có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia TTCK

Một nguyên tắc thống nhất nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của công chúng đầu tƣ, đó là các chứng khoán mà họ nắm giữ phải đƣợc tự do chuyển nhượng. Như vậy, Nhà nước cần phải xây dựng các TTCK có nhiều cấp độ khác nhau, phù hợp với nhiều loại chứng khoán đƣợc phát hành theo những điều kiện khác nhau. Theo đó, mọi loại chứng khoán khi đã đƣợc chấp thuận chào bán ra công chúng, thì ngay sau khi chào bán, phải được tự do giao dịch, chuyển nhượng trên các thị trường có sự quản lý. Để bảo đảm tuân thủ nguyên tắc này, các hoạt động chào bán, đấu giá CPH hầu nhƣ phải đƣợc kết nối với việc niêm yết hoặc đăng ký giao dịch ngay sau khi chào bán, thực hiện đấu giá.

4. Phát triển TTCK nhằm thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá các DNNN và hỗ trợ hoạt động huy động vốn cho Nhà nước để đầu tư phát triển

Tiến trình CPH và thoái vốn Nhà nước tại các DNNN trong thời gian tới tiếp tục cần đƣợc duy trì và thực hiện thông qua TTCK. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm sự phát triển bền vững của thị trường này, quá trình CPH thông qua TTCK phải đƣợc thực hiện một cách hài hòa, linh hoạt, bảo đảm tồn tại thị trường thứ cấp có quản lý, có tính thanh khoản cao, củng cố lòng tin của công chúng đầu tư vào hoạt động thị trường và hoạt động CPH.

Quy trình thực hiện CPH phải đa dạng, phương thức xác định giá phải phù hợp, bảo đảm quyền lợi của tất cả các bên. Việc CPH DNNN thông qua đấu giá, phát hành lần đầu ra công chúng phải kết hợp với các điều kiện cần thiết đủ để có thể đƣa các cổ phiếu này vào niêm yết, đăng ký giao dịch tại các thị trường có quản lý ngay sau khi thực hiện việc CPH. Mục tiêu là mọi cổ phiếu đã chào bán ra công chúng, nhất thiết phải tồn tại các thị trường thứ cấp có sự quản lý tương ứng, làm sao để quyền lợi của công chúng đầu tƣ đƣợc bảo đảm một cách tối đa.

246

Thị trường TPCP thứ cấp cũng phải được phát triển, bảo đảm tính thanh khoản cao, hỗ trợ hoạt động huy động vốn của Nhà nước trên thị trường sơ cấp.

5. Phát triển TTCK phải gắn kết với việc phát triển thị trường vốn, thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm, nhằm tạo ra một thị trường tài chính thống nhất, toàn diện, đồng bộ, chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước

Thị trường tài chính là một thực thể thống nhất, bao gồm nhiều phân đoạn thị trường liên thông và có ảnh hưởng tương tác lẫn nhau. Việc phát triển TTCK muốn bền vững phải đƣợc gắn kết chặt chẽ với chiến lƣợc phát triển các phân đoạn thị trường khác, cụ thể thị trường trái phiếu, thị trường tiền tệ, thị trường bảo hiểm. Tuy nhiên, do đặc thù của các nền kinh tế đang phát triển, hoạt động quản lý nhà nước đối với các mảng thị trường này đƣợc thực hiện theo cơ chế quản lý theo định chế, thay vì quản lý theo hoạt động là xu thế chung trên thế giới hiện nay, vì vậy, cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước (Bộ Tài chính, UBCKNN, Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm, NHNN) trong việc hoạch định chính sách, chiến lƣợc phát triển chung, trong hoạt động điều hành, quản lý, giám sát.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 243 - 246)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)