Chính sách phát triển bền vững TTCK

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 319 - 323)

3. Qui mô thị trường vốn

2.3 Chính sách phát triển bền vững TTCK

TTCK Hàn Quốc đã trên có 50 xây dựng và phát triển kể từ khi thành lập SGDCK Hàn Quốc và đã trải qua các giai đoạn nhƣ sau:

Giai đoạn 1953 - 1967

Đây là giai đoạn đầu hình thành và phát triển TTCK tập trung ở Hàn Quốc. Một trong những điểm nổi bật của giai đoạn này là hàng hoá chứng khoán nghèo nàn, chủ yếu là trái phiếu chính phủ, đồng thời tỷ lệ ký quỹ thấp đã thúc đẩy hoạt động đầu cơ trên TTCK. Điều này đã gây áp lực rất lớn đến hoạt động của hệ thống thanh toán vốn còn lạc hậu vào thòi kỳ đó.

Kết quả là đã có không ít công ty phá sản trong thời gian này và tác động mạnh đến lòng tìn của nhà đầu tƣ.

Để giải quyết những vấn đề của giai đoạn này, Chính phủ Hàn Quốc đã quốc hữu hoá SGDCK, qui định các điều kiện về an toàn vốn đối với các CTCK và cải thiện hệ thống GDCK.

Giai đoạn 1968 - 1978

Một đặc điểm rất quan trọng trong giai đoạn này là nhu cầu vốn để hiện đại hoá nền kinh tế rất lớn, trong khi khả năng huy động từ nước

320

ngoài lại khó khăn. Chính vì vậy, Chính phủ Hàn Quốc đã quyết tâm thúc đẩy sự phát triển của TTCK, đƣa TTCK trở thành kênh luân chuyển vốn quan trọng của nền kinh tế. Kết quả là hàng loạt cơ chế, chính sách khuyến khích sự phát triển của thị trường vốn được ban hành. Những vấn chính đƣợc ƣu tiên thực hiện và giải quyết trong thời gian này là:

- Xây dựng và ban hành các chính khuyến khích về thuế đối với hoạt động phát hành, kinh doanh và đầu tƣ chứng khoán.

- Xây dựng và ban hành các qui định, tổ chức nhằm thúc đẩy sự phát triển của các tổ chức đầu tƣ chuyên nghiệp nhƣ Công ty Đầu tƣ Hàn Quốc, Luật kinh doanh tín thác.

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng thị trường, nhất là vấn đề hiện đại hoá công nghệ giao dịch, thanh toán thông qua việc thành lập Công ty máy tính chứng khoán Hàn Quốc. Mục đích của vấn đề này là đảm bảo lòng tin của của nhà đầu tư và các chủ thể tham gia thị trường khác.

Giai đoạn 1979 - 1985

Trong giai đoạn này, bên cạnh việc tiếp tục củng cố niềm tin và thúc đẩy phát triển TTCK trong nước, Chính phủ Hàn Quốc cũng từng bước thực hiện quốc tế hoá TTCK nội địa. Một số biện pháp cụ thể đƣợc áp dụng nhƣ sau:

- Thành lập Công ty tài chính chứng khoán để tài trợ cho các CTCK nguồn tài chính đảm bảo thực hiện các kế hoạch phát triển của mình.

- Thành lập hai quỹ tín thác đầu tư để huy động vốn nước ngoài đầu tƣ vào TTCK Hàn Quốc.

- Nới lỏng các qui định tham gia thị trường nội địa của các nhà đầu tư và các CTCK nước ngoài. Cũng như thúc đẩy các CTCK nội địa tham gia vào thị trường nước ngoài.

Giai đoạn 1986 - 1995

Đây là gia đoạn phát triển cao hơn của kế hoạch quốc tế hoá TTCK nội địa, cũng nhƣ hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Hàn Quốc. Trong thời gian này, Hàn Quốc chủ trương đẩy mạnh mở cửa nền kinh tế, thực hiện tự do hoá lãi suất. Thêm vào đó là giá dầu thấp, lãi suất quốc tế thấp và tỷ giá đô la Mỹ cũng thấp. Một số chính sách chính trong giai đoạn này là:

- Hình thành và phát triển hệ thống giao dịch OTC, máy tính hoá hệ thống thanh toans giao dịch.

- Tự do hoá phí môi giới chứng khoán.

- Thành lập Trung tâm Bảo vệ nhà đầu tƣ.

321

- Để thúc đẩy cầu đầu tƣ chứng khoán, Hàn Quốc tiếp tục thành lập một số quỹ đầu tƣ để huy động vốn từ khu vực, đồng thời thúc đẩy các ngân hàng cung cấp các khoản vay đối với các công ty tín thác đầu tƣ.

Giai đoạn 1996 - 2003

Trong giai đoạn này, nền kinh tế và xã hội Hàn Quốc chịu tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực. ChHính vì vậy, hàng loạt các cải cách quan trọng đã đƣợc thực hiện nhằm thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn:

- Trước hết là việc thúc đảy phát triển thị trường OTC để tiến tới thành lập thị trường KOSDAQ theo mô hình của Mỹ nhằm tạo điều thuận lợi cho sự phát triển của các công ty vừa và nhỏ, các doanh nghiệp kinh doanh mạo hiểm.

- Sau khi đƣa vào vận hành hệ thống giao dịch chỉ số chứung khoán, năm 1999, sàn giao dịch kỳ hạn Hàn Quốc (KFX) đã chính thức đƣợc thành lập. Đồng thời xây dựng và cho phép giao dịch khá đa dạng các công cụ tài chính phái sinh.

- Trước tác động của gói cứu trợ của IMF, một số CTNY đối mặt với vấn đề thanh khoản và sát nhập. Hàn Quốc đã xây dwungj và ban hành một số chính sách liên quan đến việc bảo vệ các nhà đầu tƣ.

- Để thúc đẩy hoạt động đầu tƣ và GDCK, đồng thời cũng là thực hiện kế hoạch quốc tế hoá TTCK, Chính phủ Hàn Quốc tiếp tục mở cửa TTCK cho nhà đầu tư và các tổ chức tài chính nước ngoài.

- Để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả công tác bảo vệ nhà đầu tƣ, Uỷ ban Giám sát tài chính (Financial Supervisory Commission - FSC) đã đƣợc thanh lập. Các tiêu chuẩn kế toán quốc tế cũng đƣợc nghiên cứu và vận dụng rộng rãi vào Hàn Quốc. Đặc biệt, Hàn Quốc rất chú trọng vào việc nâng cao chất lƣợng nhân sự cao cấp của các doanh nghiệp niêm yết thông qua việc áp dụng việc cấp chứng chỉ quản lý theo tiêu chuẩn của OECD đối với các CEO và CFO.

Giai đoạn 2004 đến nay

Mục tiêu cơ bản là nâng cao tính minh bạch, tăng cường bảo vệ các nhà đầu tƣ và thúc đẩy đầu tƣ dài hạn đƣợc thực hiện trên cơ sở các giải pháp:

- Về quản lý, thành lập Uỷ ban Dịch vụ tài chính (Financial Services Commission – FSC) để thực hiện nhiệm vụ soạn thảo các văn bản luật thay cho Bộ Kinh tế và Tài chính. Đồng thời có sự tách bạch rõ ràng giữa cơ quan xây dựng luật với cơ quan điều hành.

322

- Tái cấu trúc thị trường nhằm mở rộng đối tượng doanh nghiệp tham gia thị trường cũng như đảm bảo nhà nước quản lý được các doanh nghiệp nhiều hơn. KRX - một thị trường tổng hợp được thiết lập trên cơ sở liên kết với các thị trường KSE, KOSDAQ, KOFEX. Tiếp theo đó FreeBoard - một thị trường thứ ba cho các cổ phiếu chưa niêm yết được thiết lập để hỗ trợ các công ty mạo hiểm và các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bên cạnh đó, hệ thống đấu giá trái phiếu (BQS) cũng đƣợc thiết lập để nâng cao tính thanh khoản và minh bạch trên thị trường thứ cấp trái phiếu.

Đây cũng là một trong những biện pháp quan trọng

- Đẩy mạnh hoạt động đào tạo kiến thức cho các nhà đầu tƣ thông qua việc thành lập Hội đồng đào tạo các nhà đầu tƣ Hàn Quốc (Korea Council for Invesstor Education). Đây là cơ sở để các nhà quản lý TTCK Hàn Quốc làm cho các nhà đầu tƣ hiểu đƣợc quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đấu tranh với các nhà quản trị doanh nghiệp niêm yết cũng nhƣ tỉnh táo hơn trong các quyết định đầu tƣ, đẩy mạnh đầu tƣ dài hạn.

323

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 319 - 323)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)