Quá trình phát triển

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 329 - 338)

4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TTCK TRUNG QUỐC

4.1 Quá trình phát triển

Hệ thống TTCK hiện đại ngày nay của Trung Quốc đƣợc hình thành và phát triển cùng với công cuộc cải cách nền kinh tế - xã hội, tương tự như một số nước XHCN như Việt Nam, Nga... Lịch sử quá trình xây dựng và phát triển TTCK ở Trung Quốc tính đến nay có thể đƣợc chia làm 3 giai đoạn bao gồm:

Giai đoạn 1 (1978 – 1992)

Vào cuối những năm 1970, một số doanh nghiệp nhỏ thuộc lĩnh vực nông nghiệp và ở vùng nông thôn đã được hình thành dưới hình thức góp vốn cổ phần. Tiếp theo đó làn sóng này đã lan sang các doanh nghiệp lớn và vừa ở Bắc Kinh, Quảng Châu, Thƣợng Hải. Đồng thời với sự phát triển của thị trường sơ cấp cổ phiếu là sự phát triển của thị trường sơ cấp trái phiếu với các loại trái phiếu kho bạc, trái phiếu tài chính và trái phiếu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, cho đến năm 1990, ở Trung Quốc vẫn chưa có thị trường thứ cấp. Điều này đã kìm hãm không nhỏ sự phát triển của TTCK ở Trung Quốc và dẫn đến việc tự phát hình thành và phát triển thị trường thứ cấp ở Trung Quốc trong năm 1990 ở Thƣợng Hải và Thẩm Quyến. Đây là một trong những mốc quan trọng đối với sự phát triển TTCK ở Trung Quốc.

Sau khi hình thành và phát triển hai SGDCK ở Thƣợng Hải và Thẩm Quyến, hoạt động của thị trường sơ cấp trái phiếu doanh nghiệp đã tăng vọt. Vào năm 1992, tổng phát hành trái phiếu doanh nghiệp đã lên tới 12,7 tỷ USD.

Tình hình huy động vốn thông qua TTCK giai đoạn 1981 - 1992

330

Giai đoạn 2 (1993 – 1998)

Một trong những vấn đề nổi bật của giai đoạn này là việc thành lập cơ quan quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK một cách thống nhất, tập trung. Tháng 10/1992, Uỷ ban Chứng khoán Trung Quốc và Uỷ ban Giám quản chứng khoán Trung Quốc đƣợc thành lập để đảm nhiệm chức năng quản lý, giám sát hoạt động của TTCK.

Nhiệm vụ chính của hai cơ quan này là xây dựng hệ thống luật pháp, các qui định để điều chỉnh, quản lý mọi hoạt động của TTCK. Trong đó một số vấn đề quan trọng là qui định các hành vi gian lận trên TTCK và khung hình phạt các vi phạm này, qui định qui trình chào bán chứng khoán ra công chúng, vấn đề niêm yết chứng khoán trên các SGDCK... Đồng thời các cơ quan này cũng đƣợc tổ chức một hệ thống bộ máy đồ sộ ở cả trung ương và một số địa phương để thực hiện chức năng quản lý các hoạt động của TTCK.

Với sự thay đổi này, cùng với những yêu cầu mới của nền kinh tế, tình hình huy động vốn thông qua các loại chứng khoán trong giai đoạn này đã có sự tăng trưởng khá mạnh mẽ, song cũng có sự thay đổi về các loại cơ cấu (biểu đồ 2).

Trong giai đoạn này, trái phiếu doanh nghiệp hầu nhƣ không phát triển, trong khi đó trái phiếu kho bạc lại phát triển khá mạnh lên tới vài chục tỷ USD. Đặc biệt là với sự phát triển của thị trường thứ cấp, thị trường cổ phiếu đã có sự phát triển mạnh mẽ hơn. Bởi tính thanh khoản của loại chứng khoán này đã đƣợc cải thiện đáng kể.

331 Tình hình huy động vốn thông qua TTCK giai đoạn 1993 - 1998

Với kết quả hoạt động của thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp cũng có sự phát triển đáng kể. Số lƣợng các doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trường chính thức liên tục tăng lên (biểu đồ 3). Trong giai đoạn này, số lƣợng doanh nghiệp niêm yết đa tăng khoảng 4 lần từ 183 doanh nghiệp lên 851 doanh nghiệp.

Số lƣợng các doanh nghiệp niêm yết giai đoạn 1993 - 1998

Với sự phát triển của TTCK nhƣ vậy, các chỉ tiêu liên quan đến sự phát triển của TTCk đều có sự gia tăng đáng kể, là những tín hiệu tích cực đối với sự phát triển của TTCK (Bảng 1).

332

Sau khi giảm xuống trong hai năm 1994 và 1995, huy động vốn thông qua cổ phiếu A tăng rất mạnh trong hai năm 1997 và 1998 với các con số tương ứng lần lượt là 10 tỷ USD và 9,4 tỷ USD.

Cổ phiếu B không có sự tăng trưởng và thậm chí còn có sự suy giảm. Tuy nhiên, điều này cũng cho thấy chính sách phát triển của Trung Quốc. Đó là sự phát triển của thị trường trong nước và dành cho các nhà đầu tƣ nội địa.

Đặc biệt là số lƣợng tài khoản đầu tƣ chứng khoán đã tăng lên rất nhanh trong giai đoạn này. Tăng tới gần 7 lần từ mức 8,4 triệu tài khoản năm 1993 lên 42,6 triệu tài khoản vào năm 1998.

Tổng mức vốn hoá thị trường cũng theo đó tăng gần 4 lần từ 61,5 tỷ USD lên 235,8 tỷ USD. Trong khi đó mức vốn hoá thị trường của các cổ phiếu đƣợc chuyển nhƣợng cũng tăng từ 15 tỷ USD lên 69,4 tỷ USD.

Giá trị giao dịch trên hai SGDCK Thƣợng Hải và Thẩm Quyến cũng tăng khoảng 6 lần trừ mức 63,9 tỷ USD lên 370,6 tỷ USD vào năm 1997, nhƣng sau đó lại giảm còn 184,2 tỷ USD vào năm 1998.

Một số chỉ tiêu về TTCK giai đoạn 1993 - 1998

Giai đoạn 3 (1999 – 2007)

Trong giai đoạn này, điểm nổi bật là Luật Chứng khoán đã đƣợc thông qua và chính thức có hiệu lực. Đây là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với sự phát triển của TTCK ở Trung Quốc và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của hai cơ quan quản lý nhà nước và chứng khoán và TTCK từ khi mới thành lập. Bởi sự phát triển rất nhanh chóng của TTCK trong những năm 1990, cùng với tình trạng các hành vi gian lận

333

trên TTCK tăng lên đã đòi hỏi cần phải nhanh chóng xây dựng và ban hành Luật Chứng khoán làm cơ sở cho công tác quản lý, điều hành hoạt động của TTCK.

Tình hình huy động vốn thông qua TTCK giai đoạn 1999 - 2007

Trong giai đoạn này, thị trường cổ phiếu tiếp tục có được sự phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng có sự cải thiện nhất định. Song việc thị trường trái phiếu tài chính phát triển rất mạnh đã hạn chế phần nào sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Nhƣ biểu đồ cho thấy, huy động vốn thông qua công cụ cổ phiếu đã tăng lên đáng kể, nhất là trong năm 2006 và đặc biệt là năm 2007. Huy động vốn thông qua công cụ trái phiếu tài chính cũng tăng mạnh kể từ năm 2004 và tiếp tục tăng lên đều đặn trong những năm tiếp theo.

Với sự phát triển khá nhanh chóng của thị trường sơ cấp cổ phiếu, số lượng các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường Trung Quốc cũng tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Tính đến cuối năm 2007, tổng số doanh nghiệp niêm yết đã lên đến 1.550 - gần gấp hai lần so với cuối giai đoạn trước là 851 doanh nghiệp vào năm 1998.

Số lƣợng các doanh nghiệp niêm yết giai đoạn 1999 - 2007

334

Với sự phát triển chung của TTCK trong giai đoạn này, một số chỉ tiêu chính về sự phát triển qui mô của thị trường vào cuối năm 2007 như sau:

Huy động vốn thông qua cổ phiếu A giảm mạnh trong năm 2005 chỉ là 4,1 tỷ USD, song lại tăng lên 30,9 tỷ USD vào năm 2006 và tăng đột biến lên 105,8 tỷ USD vào năm 2007.

Cổ phiếu B tiếp tục không hấp dẫn các doanh nghiệp Trung Quốc.

Số lƣợng tài khoản đầu tƣ chứng khoán tiếp tục tăng lên rất nhanh.

Tính đến cuối năm 2007, đã có 138,9 triệu tài khoản đƣợc mở để đầu tƣ chứng khoán, hơn 4 lần so với cuối năm 1998.

Tổng mức vốn hoá thị trường vào cuối năm 2007 đã lên đến 4.478,6 tỷ USD.

Giá trị giao dịch trên thị trường năm 2007 cũng tăng đột biến lên 6.305 tỷ USD so với mức cao nhất trước đó là 1.134,9 tỷ USD.

Một số chỉ tiêu về TTCK giai đoạn 1999 – 2007

Riêng đối với hoạt động liên quan đến trái phiếu, trái phiếu chính phủ và trái phiếu tài chính vẫn là những công cụ chính trên thị trường trái phiếu với sự tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng ghi nhận sự phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (Enterprise Bonds), trái phiếu công ty (Corporate Bonds), trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu đảm bảo bằng tài sản.

335 Một số chỉ tiêu về trái phiếu giai đoạn 1999 – 2007

Tổng hợp lại diễn biến tăng trưởng của một số chỉ tiêu trong hai biểu đồ dưới đây cho thấy sự phát triển nhanh chóng của TTCK Trung Quốc kể từ khi hình thành và phát triển bộ máy quản lý nhà nước thống nhất về chứng khoán và TTCK. Nhất là trong giai đoạn từ năm 2004 trở lại đây khi mà Trung Quốc chuẩn bị trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Qui mô vốn hoá thị trường đã tăng lên rất mạnh trong giai đoạn 2000 trở lại đây, nhất là năm 2006 và đặc biệt là năm 2007. Đồng thời với sự tăng trưởng của cung, cầu đầu tư chứng khoán cũng tăng lên rất mạnh trong giai đoạn này.

336 Qui mô vốn hoá thị trường và thu nhập hoạt động (1993-2007)

Sự tăng trưởng các tài khoản đầu tư chứng khoán giai đoạn 1993 - 2007

337

Giai đoạn hiện nay

Nhƣ đã trình bày trong phần giới thiệu về sự phát triển của TTCK Trung Quốc giai đoạn 1999 – 2007, có thể nói rằng thị trường Trung Quốc đã có sự tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây. Cụ thể là từ năm 2006.

Tình hình huy động cổ phiếu A giai đoạn 1991 - 2008

Nhƣ biểu đồ cho thấy, trong 3 năm 2006 đến 2008, tình hình huy động vốn thông qua cổ phiếu A đã tăng lên rất cao. Đặc biệt năm 2007 đã vọt lên trên 750 tỷ Nhân dân tệ. Tuy nhiên, sau khi tăng mạnh trong 2007 thì năm 2008 lại giảm xuống chỉ còn bằng khoảng 50% so với năm 2007.

Số lượng doanh nghiệp niêm yết trên thị trường đã tăng lên rất nhanh, tạo nguồn cung lớn cho thị trường.

Sự tăng trưởng số lượng doanh nghiệp niêm yết giai đoạn 1991 - 2008

338 Qui mô thị trường giai đoạn 1998 - 2008

Với sự bùng phát của thị trường sau khi gia nhập WTO, đồng thời chịu tác động chung của thị trường thế giới, qui mô vốn hoá thị trường đã tăng vọt trong năm 2007 và tiếp đó lại giảm mạnh trong năm 2008. Nhìn vào diễn biến chỉ số giá chứng khoán chính trên TTCK Trung Quốc trong giai đoạn 2005 – 2009 (biểu đồ 11) cũng cho thấy nhƣ vậy. Trong giai đoạn từ giữa 2005 đến gần cuối năm 2007, chỉ số Shanghai Composite đã tăng liên tục và đạt vƣợt lên gần 6.000 điểm. Tuy nhiên, vào thời điểm cuối năm 2008, chỉ số Shanghai Composite đã giảm về dưới 2.000 điểm và chỉ phục hồi nhẹ lên trên 3.000 điểm trong năm 2009.

Chỉ số Shanghai Composite giai đoạn 2005 - 2009

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 329 - 338)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)