Tăng trưởng kinh tế nhanh là yếu tố quyết định sự phát triển

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 127 - 130)

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

Chương 1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ

1.2. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG

1.2.1. Tăng trưởng kinh tế nhanh là yếu tố quyết định sự phát triển

Trong suốt hai thập kỷ vừa qua, Việt nam luôn duy trì sự phát triển kinh tế cao và bền vững:

- Giai đoạn từ năm 1990-1997 nền kinh tế Việt Nam đã nhanh chóng vượt qua giai đoạn khó khăn và bước vào thời kỳ phát triển mạnh với tốc độ tăng GDP bình quân 8,2%/năm, trong đó mức cao nhất đạt đƣợc là 9,5% vào năm 1994.

- Từ năm 2000-2007, kinh tế Việt Nam lại tiếp tục bước vào thời kỳ tăng trưởng với tốc độ tăng GDP liên tục 7,5%/năm và đạt 8,5% vào năm 2007.

128 Đồ thị 2.3 – Tốc độ tăng GDP của Việt Nam giai đoạn 1987-2010

Nguồn: TCTK

Mặc dù trong giai đoạn khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á làm suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu thì kinh tế Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá cao: 5,8% năm 1998 và xuống đáy 4,8% năm 1999.

Ngay cả thời kỳ khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới năm 2008 đã tạo ra một cú sốc mạnh từ bên ngoài tác động nhanh chóng đƣa nền kinh tế Việt Nam đi vào thời kỳ suy thoái, song tăng trưởng GDP cũng chỉ giảm xuống 6,18% năm 2008 và đạt 5,32% năm 2009.

Tính chung trong 10 năm 1991-2000 tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt trung bình 8,2%; còn giai đoạn 2001-2009 là 7,2%/năm.

Có thể nới đó là mức tăng trưởng cao và tương đối ổn đinh. Đây là cơ sở quan trọng để phát triển Việt Nam phát triển mọi mặt trong đó có TTCK.

Nếu xem xét tác động của tăng trưởng kinh tế thời hậu khủng hoảng với sự phục hồi của TTCK Việt Nam năm 2009 cũng nhận thấy những điểm tích cực. Do quý I/2009 chịu hậu quả của suy thoái kinh tế năm 2008 nên tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta chỉ đạt 3,14%. Nhưng sang quý II, nền kinh tế đã bắt đầu đà tăng trưởng trở lại và đạt 4,46%. Tiếp theo đó, hai quý còn lại của năm 2009 đều mức tăng trưởng cao: 6,04% và đạt 6,9%, đưa đến tăng trưởng cả năm, mặc dù còn thấp hơn mức 6,18% của năm 2008 nhƣng đã vƣợt mục tiêu kế hoạch để đạt mức 5,32%.

129 Đồ thị 2.4 - Tốc độ tăng GDP năm 2009

Nguồn: TCTK

Kỳ tích này đã đƣa Việt Nam vào danh sách hiếm hoi các nền kinh tế tăng trưởng dương trong năm suy thoái kinh tế toàn cầu 2009. Tiếp tục theo đà này và theo nhiều dự báo, trong năm 2010, tăng trưởng kinh tế nước ta có thể sẽ đạt mức 6,5% và có thể tăng lên tới 7,5 đến 8% trong năm 2011. Tăng trưởng phục hồi là liều thuốc bổ kích thích sự bùng nổ của TTCK Việt Nam giữa năm 2009.

Nếu trong quý I/2008 do hậu quả của suy thoái, tăng trưởng đạt thấp, chỉ số VN-Index rơi xuống đáy 235,5 điểm vào ngày 24/2, chỉ bằng 1/5 mức đỉnh cao 1171 điểm ngày 12/3/2007 và trở thành mức thấp nhất của thị trường kể từ tháng 3/2005 đến tận ngày nay. Tuy nhiên, khi nền kinh tế hồi phục đà tăng trưởng thì chỉ số VN-Index đã vọt lên mức 512,46 điểm vào ngày 9/6/2009 kèm theo sự ―bùng nổ‖ khá rõ rệt về khối lƣợng giao dịch. Trong quý II, lƣợng giao dịch đạt mức cao nhất quý vào ngày 10/6, đạt 100.573.000 cổ phiếu, tương đương 3.438 tỷ đồng.

Đồ thị 2.5 – Sự phục hồi ấn tƣợng của TTCK Việt Nam năm 2009

Nguồn: www.hsx.vn

130

Đặc biệt, chỉ số VN-Index xác lập mức kỷ lục của năm là 624,1 điểm vào ngày 22/10/2009, cao gấp 2,66 lần so với thời điểm thấp nhất trong năm. Giá trị giao dịch đạt kỷ lục vào ngày 23/10/2009 với hơn 6.200 tỷ đồng với 133.489.890 cổ phiếu đƣợc giao dịch. Trong quý III/2009, lƣợng giao dịch đã tăng mạnh, bình quân đạt trên 3.000 tỷ đồng/phiên, tăng gấp 3 lần so với bình quân năm 2008 và gấp 8 lần so với những ngày ảm đạm trong quý I. Nhờ có những giao dịch sôi động và có giá trị giao dịch lớn vào những tuần cuối quý III, đầu quý IV, mức vốn hóa của toàn thị trường năm 2009 đã vượt trên 670.000 tỷ đồng, tương đương 41% GDP.

Đây là mức tăng ấn tượng nhất Châu Á, đưa TTCKVN trở thành thị trường có mức tăng trưởng lớn thứ hai thế giới sau thời kỳ khủng hoảng. Rõ ràng, niềm tin về sự hồi phục của nền kinh tế và sự tăng trưởng trở lại đã thúc đẩy TTCK phát triển ổn định hơn.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 127 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)