PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Chương 2. HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP
4. Hạn chế của phương án
2.4. CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC
2.4.1. Tăng cường năng lực của các tổ chức theo hướng chuyên nghiệp
1. Củng cố, kiện toàn mô hình hoạt động của các tổ chức trung gian chứng khoán theo hướng chuyên nghiệp.
(1). Tổ chức hoạt động các trung gian chứng khoán theo mô hình đa năng. Hiện nay hầu hết các quốc gia trong khu vực đều đã chuyển sang quản lý và tổ chức các định chế các định chế trung gian theo mô hình đa năng. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực, nâng cao sức cạnh tranh trong xu thế hội nhập và mở cửa thị trường dịch vụ tài chính quốc tế. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu mô hình hoạt động đa năng phù hợp thông lệ quốc tế đƣợc phát triển cho cả khu vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm thì điều kiện tiên quyết là phải thiết lập cơ chế quản lý và cơ quan quản lý hoạt động theo mô hình đa năng (quản lý theo hoạt động kinh doanh, thay vì quản lý theo định chế nhƣ hiện tại).
Từng bước phát triển mô hình tổ chức kinh doanh chứng khoán đa năng: (i) Đăng ký các hoạt động kinh doanh chứng khoán theo nhu cầu, phù hợp với thông lệ quốc tế;(ii) khuyến khích mở rộng phạm vi hoạt động, cung cấp dịch vụ chứng khoán tại các thị trường quốc tế; (iii) thành lập các công ty con cung ứng dịch vụ chứng khoán tại nước ngoài; (iv) Khuyến khích các tổ chức kinh doanh chứng khoán đầu tƣ vào công nghệ và nguồn nhân lực có chất lƣợng cao.
(2). Mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài và cung cấp các dịch vụ ít rủi ro. Sự cải tổ các tổ chức kinh doanh chứng khoán sẽ thúc đẩy các tổ chức kinh doanh chứng khoán hạn chế các hoạt động kinh doanh đầu tƣ tiềm ẩn nhiều rủi ro, và các hoạt động kinh doanh truyền thống, tập trung vào các hoạt động cung ứng dịch vụ nhƣ môi giới, tƣ vấn tài chính doanh nghiệp, bảo lãnh phát hành (IPO, M&A). Mặt khác, các tổ chức này sẽ có xu hướng mở rộng phạm vi hoạt động tại các quốc gia đang phát triển, các nền kinh tế mới nổi. Đón trước làn sóng đầu tư từ các tổ chức kinh doanh chứng khoán hàng đầu thế giới, các nền kinh tế mới nổi sẽ tích cực nới lỏng các quy định về chứng khoán và TTCK để thu hút đầu tư nước ngoài cũng nhƣ chuyển giao công nghệ.
282
(3). Củng cố hệ thống và khả năng quản trị rủi ro. Sau các cuộc khủng hoảng tài chính, việc quản trị rủi ro tại các định chế trung gian, đặc biệt đối với các sản phẩm tài chính phức hợp đƣợc đƣa lên hàng đầu. Đi kèm với nghiệp vụ là cơ cấu tổ chức cũng có sự thay đổi, khi hoạt động giám sát tuân thủ đƣợc phân quyền và nhấn mạnh tới hoạt động giám sát chéo.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là sự hội nhập nhanh chóng trong lĩnh vực tài chính theo cam kết WTO với các quốc gia trong khu vực, các tổ chức trung gian thị trường trong nước sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh rất khốc liệt từ phía các CTCK hàng đầu khu vực khi thị trường dịch vụ tài chính mở cửa hoàn toàn theo cam kết WTO.
Để đón đầu xu hướng này và nâng cao khả năng cạnh tranh của các tổ chức nước ngoài, thì cần tổ chức lại hoạt động các trung gian tài chính chứng khoán để phù hợp với bối cảnh mới.
2. Củng cố quy mô, năng lực quản trị rủi ro, chuyên nghiệp hóa và hiện đại hóa các hoạt động kinh doanh chứng khoán (1). Khuyến khích việc tái cơ cấu hệ thống các CTCK, nhằm từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ chứng khoán của các CTCK đủ khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập; khuyến khích và tạo điều kiện để các CTCK mở rộng địa bàn hoạt động ở các tỉnh, thành phố lớn, các khu vực đông dân cư trong cả nước.
Thực hiện nâng mức vốn pháp định trong việc thành lập mới các CTCK. Các CTCK phải đảm bảo yêu cầu về nguồn vốn khả dụng để đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng trong các GDCK.
(2). Tập trung nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của các CTCK.
Tạo điều kiện, cơ chế chính sách, khuyến khích các CTCK củng cố tiềm lực tài chính, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ thông tin, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, mở rộng phạm vi và địa bàn hoạt động nghiệp vụ kinh doanh, cung cấp dịch vụ chứng khoán.
Cho phép các CTCK đƣợc vay vốn để phục vụ hoạt động kinh doanh trên nguyên tắc có giới hạn về tỷ lệ vay nợ để đảm bảo an toàn trong hoạt động. Tập trung phát triển các nghiệp vụ ngân hàng đầu tƣ (tƣ vấn, bảo lãnh phát hành; tƣ vấn tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp nhƣ thâu tóm, hợp nhất, sáp nhập) và chức năng môi giới của CTCK;
(3). Khuyến khích các CTCK thành lập mới và chuyển đổi các CTCK TNHH một thành viên sang hoạt động theo mô hình CTCP để có khả năng huy động thêm vốn rộng rãi từ công chúng đầu tƣ.
283
(4). Điều chỉnh cơ cấu hoạt động hoạt động của các CTCK để tăng khả năng hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường vốn: (i) Mở rộng phạm vi và tăng quy mô hoạt động các nghiệp vụ tự doanh, bảo lãnh phát hành; tƣ vấn phát hành, tƣ vấn tái cấu trúc tài chính của các CTCK; (ii) Áp dụng đa dạng các hình thức bảo lãnh phát hành chứng khoán theo thông lệ chung của các thị trường vốn quốc tế (bao gồm: cam kết chắc chắn; cố gắng tối đa; toàn bộ hoặc không); xóa bỏ các quy định về giới hạn bảo lãnh phát hành của các CTCK.
(5). Mở rộng chi nhánh hoạt động của các CTCK tại các thành phố, các vùng kinh tế trọng điểm nơi có nhiều doanh nghiệp tham gia thị trường vốn; tạo cơ hội cho công chúng đầu tƣ có điều kiện tiếp cận và tận dụng các nguồn vốn nhàn rỗi để tham gia đầu tƣ vào các thành phần kinh tế.
(6). Từng bước mở rộng việc thực hiện niêm yết các CTCK trên TTCK tập trung để công khai, minh bạch hóa và tăng khả năng giám sát của công chúng đầu tƣ đối với các CTCK.
3. Củng cố hoạt động của các CTQLQ đầu tư chứng khoán (1). Nâng cao năng lực, chuyên môn, tạo điều kiện cho các CTQLQ huy động vốn lập quỹ trong và ngoài nước, đủ khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập. Cho phép các tổ chức tài chính, các tập đoàn đầu tư nước ngoài thành lập các CTQLQ tại Việt Nam dưới hình thức công ty liên doanh. Khuyến khích các CTQLQ thành lập các quỹ đầu tư ở nước ngoài để huy động vốn từ nước ngoài đầu tư vào thị trường vốn Việt Nam.
(2). Tăng tính chuyên nghiệp trong hoạt động của các CTQLQ: (i) Số lƣợng, quy mô các quỹ đƣợc phép quản lý của các CTQLQ đƣợc căn cứ vào quy mô vốn và năng lực quản lý của từng CTQLQ; (ii) Tách riêng nội dung đào tạo, sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề đối với các chuyên gia quản lý quỹ; (iii) Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn quản lý, giám sát đối với hoạt động của các CTQLQ và các ngân hàng giám sát.
(3). Tái cơ cấu hệ thống các CTQLQ theo hướng chuyên nghiệp hơn. Tập trung khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm, tổ chức tín dụng thành lập, tham gia góp vốn, mua cổ phần tại các CTQLQ; khuyến khích các tổ chức tài chính quốc tế lớn, có uy tín, có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn trong lĩnh vực quản lý tài sản tham gia góp vốn thành lập, mua cổ phần phần vốn góp tại các CTQLQ trong nước.
(4). Tập trung nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của các CTQLQ.
Tạo điều kiện để các CTQLQ củng cố và nâng cao chất lƣợng hoạt động:
khuyến khích các Công ty đầu tƣ phát triển hệ thống phần mềm ứng dụng hiện đại; nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ hành nghề; khuyến khích các CTQLQ phối hợp với các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp bảo hiểm phát triển các sản phẩm
284
quỹ đa dạng, đặc biệt các sản phẩm đầu tƣ tập thể có liên kết với các hình thức bảo hiểm, tiết kiệm, phù hợp với nhu cầu của nhà đầu tƣ.
(5). Khuyến khích các CTQLQ huy động và quản lý các loại hình quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Để nâng cao khả năng cạnh tranh trong xu thế hội nhập, khuyến khích các CTQLQ đẩy mạnh việc huy động các quỹ mạo hiểm, quỹ bất động sản ở nước ngoài để đầu tư vào các doanh nghiệp Việt Nam.
(6). Kết hợp với việc nâng cao khả năng quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, hạn chế xung đột lợi ích và áp dụng các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp cao nhất, bảo đảm sức cạnh tranh của các tổ chức này;
bên cạnh cơ chế cấp phép thành lập, bổ sung cơ chế đăng ký hoạt động kinh doanh, tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính có tiềm lực tài chính, đáp ứng đủ điều kiện về trang thiết bị cơ sở vật chất, nhân sự đƣợc cung cấp một số các hoạt động kinh doanh chứng khoán.
4. Mở rộng phạm vi hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán
(1). Thực hiện lưu lý bắt buộc đối với các đối tượng: Trái phiếu Chính phủ; cổ phiếu, trái phiếu của các CTNY và đăng ký giao dịch; cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp của các công ty đại chúng.
(2). Thực hiện lưu ký tự nguyện đối với các đối tượng: Cổ phiếu, trái phiếu của các doanh nghiệp còn lại; các công cụ của thị trường tiền tệ (tín phiếu kho bạc, tín phiếu ngân hàng,…).
(3). Áp dụng các chuẩn mực lưu ký quốc tế đã được IOSCO khuyến nghị bao gồm: (i) Thay thế hệ thống mã lưu ký chứng khoán từ 8 con số thành 12 số theo thông lệ của TTCK quốc tế; (2) Thống nhất hóa tiêu chuẩn của mẫu chứng khoán; (iii) Điều chỉnh cơ cấu trái phiếu theo hướng tăng tỷ trọng của các loại chứng khoán lưu ký điện tử (bút toán ghi sổ).
(4). Thực hiện liên kết các giao dịch thanh toán giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ hướng tới việc thống nhất một Trung tâm lưu ký, thanh toán bù trừ duy nhất cho cả hai thị trường.
2.4.2. Phát triển các dịch vụ cung cấp trên thị trường
1. Phát triển nghiệp vụ cho vay chứng khoán
(1). Thí điểm cho phép thành lập công ty tài chính chứng khoán để cung cấp tín dụng cho các hoạt động GDCK, bao gồm cả các CTCK và các nhà đầu tƣ chứng khoán. Nghiệp vụ cho vay chứng khoán sẽ hỗ trợ hoạt động đầu tƣ thông qua các khoản cho vay mua chứng khoán, cho vay chứng khoán, đồng thời cũng cung cấp các kênh chiết khấu tiền mặt nhằm tăng tính thanh khoản cho chứng khoán của các nhà đầu tƣ.
285
(2). Từng bước triển khai dịch vụ đầu tư nguồn tiền phát hành trái phiếu tạm thời nhàn rỗi theo hướng cho phép các tổ chức tài chính được thực hiện các nghiệp vụ đầu tƣ ngắn hạn các khoản tiền huy động từ việc phát hành trái phiếu của các tổ chức trong thời gian tạm thời chƣa sử dụng.
2. Khuyến khích phát triển các dịch vụ kế toán, kiểm toán, dịch vụ tư vấn, định giá
(1). Cho phép các tổ chức cung ứng dịch vụ kế toán, kiểm toán, tƣ vấn định giá nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam. Chú trọng việc hình thành của các CTCK liên doanh giữa đối tác trong nước với các tập đoàn tài chính - ngân hàng quốc tế để tận dụng thế mạnh về tiềm lực tài chính và kinh nghiệm của các tổ chức này.
(2). Nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp trên thị trường thông qua: (i) Thắt chặt các tiêu chuẩn, quy trình kiểm tra, sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề; (ii) Xây dựng và ban hành hệ thống các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động cung ứng dịch vụ của các tổ chức, cá nhân;
(iii) Thực hiện thu hút lực lượng chuyên gia được đào tạo từ nước ngoài, đặc biệt là các thị trường tài chính quốc tế phát triển làm việc tại các CTCK trong nước.
(3). Tăng cường quản lý, giám sát đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ: (i) Thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn lựa chọn, giám sát và cảnh báo từ xa đối với hệ thống các tổ chức va các loại dịch vụ đƣợc cung ứng trên thị trường; (ii) Hình thành hệ thống thông tin nhiều chiều giữa cơ quan quản lý với các định chế, các tổ chức tham gia thị trường nhằm đảm bảo sự công khai minh bạch về thông tin thị trường và tăng sự kiểm soát của Nhà nước.
3. Phát triển các tổ chức định mức tín nhiệm
(1). Hình thành từ 1-2 tổ chức định mức tín nhiệm trong nước theo mô hình liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài, đồng thời cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín trên thế giới tham gia hoạt động trên thị trường vốn Việt Nam.
(2). Thực hiện đánh giá mức độ rủi ro của các công cụ chứng khoán phát hành, rủi ro của hệ thống tài chính.
(3). Thiết lập hệ thống định giá theo thị trường.
(4). Quy định bắt buộc thực hiện xếp hạng tín nhiệm đối với việc phát hành trái phiếu của mọi tổ chức trên thị trường; trước mắt tập trung vào việc yêu cầu phải định mức tín nhiệm bắt buộc đối với các công ty do Nhà nước sở hữu 100% vốn.
286