Đặc điểm, xu hướng phát triển và những tác động ảnh hưởng

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 227 - 230)

PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chương 1. BỐI CẢNH, QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT

1.1. BỐI CẢNH KINH TẾ TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC TÁC

1.1.1. Đặc điểm, xu hướng phát triển và những tác động ảnh hưởng

1. Tăng trưởng kinh tế thế giới dần hồi phục sau khủng hoảng và có thể đạt mức bình thường trong giai đoạn 2014-2015 Trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu rộng về tài chính tiền tệ, TTTC Việt Nam nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng trở thành một bộ phận của TTTC toàn cầu, sự giao thoa và xâm nhập của TTTC thế giới và TTTC Việt Nam là điều khó tránh khỏi.

Trong bối cảnh đó, mọi biến động và đổ vỡ của TTTC thế giới có thể ảnh hưởng nhanh chóng đến TTTC Việt Nam và ngược lại. Vì vậy, tính bền vững của TTCK Việt Nam phải đƣợc xem xét trong mối quan hệ qua lại đó, để tranh thủ những nhân tố thuận lợi, gạt bỏ những mâu thuẫn bất cập để TTCK trong nước phát triển an toàn và hiệu quả.

Giai đoạn 2001 – 2010 đã chứng kiến 2 giai đoạn mang tính chu kỳ của tăng trưởng kinh tế thế giới:

Giai đoạn tăng trưởng mạnh (2003-2007)

Suy thoái kinh tế toàn cầu (2008) và bắt đầu phục hồi với tốc độ chậm (2009-2010).

Chu kỳ tăng trưởng kinh tế nhanh của kinh tế thế giới đã kết thúc vào năm 2007. Bước sang năm 2008, bức tranh tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã trở nên ảm đạm do cuộc khủng hoảng tài chính, có khởi nguồn từ nước Mỹ. Kinh tế bắt đầu suy thoái vào những tháng cuối năm 2008, liên tục trong 2 tháng cuối năm 2008, hàng loạt các nền kinh tế đã công bố

228

chính thức rơi vào tình trạng suy thoái tạo nên một triển vọng tương đối đen tối cho kinh tế thế giới năm 2009.

Tuy nhiên, trái ngƣợc với các dự báo kinh tế thế giới sẽ suy giảm do khủng hoảng tài chính toàn cầu, năm 2009 nền kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi khả quan. Sản xuất và thương mại toàn cầu đã bắt đầu phục hồi từ nửa cuối của năm 2009 cùng với sự trở lại của niềm tin vào thị trường sau hàng loạt các chính sách can thiệp với quy mô lớn của các nước. Các chính sách đã được áp dụng bao gồm CSTT mở rộng ở mức cao, lãi suất thấp ở mức kỷ lục ở hầu hết các nước. Động lực cho sự phục hồi kinh tế tại các nước công nghiệp phát triển, chu kỳ hàng tồn kho bắt đầu đảo chiều cùng với sự phục hồi tiêu dùng cao hơn mong đợi của Mỹ.

Sáng kiến chính sách mới nhằm mục tiêu giảm thất nghiệp cũng có thể tạo thêm động lực cho kinh tế Mỹ cũng như kinh tế toàn cầu. Còn ở các nước mới nổi và đang phát triển là sự phục hồi của thương mại thế giới và cầu trong nước.

Theo dự báo của Tổ chức tiền quốc tế IMF, nền kinh tế thế giới trong năm 2010 vẫn tiếp tục đà phục hồi của những tháng cuối năm 2009.

Tuy nhiên, mức độ phục hồi vẫn còn chậm và chƣa ổn định, đặc biệt là tại các nền kinh tế phát triển. Theo dự báo của IMF, kinh tế toàn cầu trong năm 2010 sẽ tăng trưởng 3,9% và sang năm 2011 sẽ tăng trưởng 4,3%.

Nhiều dự báo tin tưởng rằng giai đoạn 2013-2014 kinh tế thế giới sẽ đạt tốc độ tăng trưởng trở lại như thời kỳ đỉnh cao.

Bảng số liệu sau đây sẽ cho chúng ta một bức tranh toàn cảnh về kinh tế thế giới trong một số năm tới.

Bảng 3.1 - Một số chỉ số kinh tế cơ bản của các nhóm nước

GDP 2007 2008 2000 2010 2011 2012 2013 2014

Thế giới 5.166 2.998 -1.059 3.102 4.194 4.441 4.56 4.543 Các nước công nghiệp

phát triển

2.724 0.556 -3.432 1.323 2.453 2.56 2.525 2.395 Khu vực Euro 2.715 0.717 -4.188 0.326 1.339 1.747 1.96 2.122 Các nước G7 2.23 0.268 -3.627 1.282 2.401 2.412 2.32 2.112 Các nước NIEs 5.683 1.518 -2.43 3.634 4.68 4.768 4.705 4.642 Các nước mới nổi và

các nước đang phát triển

3.066 1.021 -4.187 0.453 1.768 2.254 2.446 2.543

Châu Phi 8.312 5.989 1.698 5.079 6.062 6.384 6.582 6.595 Trung và Đông Âu 6.255 5.183 1.694 4.028 5.235 5.306 5.325 5.277 Các nước phát triển

Châu Á

5.543 3.044 -5.04 1.758 3.801 4.199 4.238 4.005 Các nước ASEAN - 5 8.602 5.53 -6.729 2.126 3.571 4.125 4.654 5.261 Trung Đông 10.592 7.585 6.205 7.347 8.124 8.408 8.565 8.487

Nguồn: UBCKNN

229

Với những dự báo đó, có thể tin rằng TTCK thế giới và Việt Nam sẽ có cơ sở để phát triển ổn định và bền vững trong giai đoạn 2013-2015 và những năm tiếp theo.

2. Mức độ ảnh hưởng của Mỹ đến hệ thống kinh tế thế giới bị giảm sút kèm theo sự bành trướng và chiếm chỗ mạnh mẽ như một xu thế lớn của các nền kinh tế Trung Quốc, Ấn Độ, Nga Theo đánh giá của Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ, trong 2 thập kỷ tới, ảnh hưởng của Mỹ sẽ suy giảm đáng kể trong khi các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nga ngày càng nắm giữ nhiều quyền lực hơn trong hệ thống kinh tế - tài chính thế giới30. Có thể nói, đây là một xu hướng lớn sẽ có tác động không chỉ đến sự phát triển của TTCK Việt Nam và đương nhiên sẽ có nhiều tác động, ảnh hưởng lớn đến hệ thống kinh tế - tài chính thế giới.

Đến năm 2025, theo một đánh giá của Cơ quan tình báo Mỹ, vị thế siêu cường của Mỹ bị thách thức bởi các trung tâm quyền lực mới và sự thống trị của Mỹ trong các lĩnh vực kinh tế, quân sự, chính trị sẽ suy giảm.

Thay vào đó, các quốc gia nhƣ Trung, Ấn Độ và Nga sẽ nổi lên để cân bằng quyền lực với Mỹ.

Thịnh vƣợng và quyền lực sẽ dịch chuyển từ Tây sang Đông cùng với các quốc gia vùng Vịnh nhiều dầu mỏ, cũng nhƣ Nga và Châu Á - trung tâm của các ngành sản xuất và dịch vụ. Trung Quốc và Ấn Độ có thể cùng với Mỹ tạo thành một thế giới đa cực và sẽ cạnh tranh nhau để giành ảnh hưởng. Trong 20 năm tới, Trung Quốc sẽ là trung tâm quyền lực mới và có thể trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Các xung đột khu vực, nạn khủng bố, xung đột về nguy cơ hạt nhân, xung đột về nguồn tài nguyên quý hiếm sẽ chƣa có dấu hiệu đƣợc giải toả trong 10-20 thậm chí 30 năm tới. Trong bối cảnh đó, thế giới nói chung và hệ thống kinh tế-tài chính nói riêng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức.

Các khu vực bán đảo Triều Tiên, Apganistan, Ấn Độ và Pakistan sẽ không được giải quyết trong một vài thập kỷ tới; sẽ thường xuất hiện các tình trạng căng thẳng và dễ xảy ra các xung đột khu vực, thậm chí xung đột hạt nhân. Điều đó sẽ tác động một cách rất nhạy cảm đến sự phát triển bền vững của TTCK thế giới và Việt Nam.

3. Công nghệ sẽ có sự phát triển vượt bậc và có thể trở thành một cứu cánh góp phần đưa ra các giải pháp hữu hiệu giải tỏa các xung đột khu vực và thế giới

30 Báo cáo ―Những xu hướng toàn cầu 2025: Một thế giới thay đổi‖ - Hội đồng an ninh quốc gia (NIC) - cơ quan tình báo hàng đầu của chính phủ Mỹ công bố bản dự báo về xu hướng thế giới trong 20 năm tới (tháng 11/2008). Bản báo cáo này đƣợc công bố 4 năm một lần và là bản dự báo thứ tƣ của NIC kể từ năm 1997.

230

Trong thập niên tới, sẽ có một sự phát triển vƣợt bậc về công nghệ và điều đó có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm thay thế cho dầu mỏ.

Nhiều công nghệ mới sẽ phát triển dưới áp lực của các đòi hỏi về tiết kiệm năng lƣợng, có mức tiêu hao năng lƣợng thấp và thân thiện với môi trường.

Xu hướng phát triển công nghệ mới sẽ tác động mạnh và rất nhạy cảm đến sự phát triển của TTCK với ý nghĩa là TTCK luôn cổ vũ cho sự phát triển của mọi công nghệ mới.

4. Có thể sẽ tiếp tục xảy ra một khủng hoảng tài chính tiền tệ mới vào cuối những năm 2010, bắt đầu từ Châu Âu già cỗi, hoặc chấu Á phát triển quá nóng

Đây tuy là một dự báo không đẹp nhƣng cần thiết để chủ động có những đối sách thích hợp. Cuộc khủng hoảng này có thể bùng phát ở Châu Âu già cỗi cần sự thay đổi đột phá hoặc ở Châu Á với sự phát triển quá mạnh và thiếu kiểm soát do liên kết tài chính- tiền tệ Đông Á mới đƣợc hình thành.

Trong khu vực Đông Á, vai trò lãnh đạo của Nhật Bản đang bị sự nổi dậy của Trung Quốc đe dọa và sự ―tranh giành‖ vị trí lãnh đạo Châu Á sẽ tác động không nhỏ đến thị trường hàng hóa cũng như thị trường tài chính và hệ thống tiền tệ Đông Á.

Sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực trong những năm tới sẽ không kéo theo xung đột trong tranh chấp quyền lực mà sẽ tạo ra những đòi hỏi hợp tác, bắt tay chặt chẽ hơn giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc trong việc hoạch định lộ trình và dẫn dắt khu vực thị trường chung và thị trường tài chính – tiền tệ Đông Á phát triển.

Tất cả những xu hướng nêu trên đều có tác động rất nhạy cảm đến sự phát triển ổn định của các nền kinh tế và do vậy tác động rất nhạy cảm đến TTCK. Điều đó cũng đòi hỏi thị trường cần có những dự báo và có chiến lƣợc phát triển phù hợp, nhất là sự chủ động trong các kế hoạch, chiến lƣợc phát triển bền vững để tránh các rủi ro có thể xảy ra.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG MỞ CỬA HỘI NHẬP (Trang 227 - 230)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(355 trang)