Điều này thể hiện trên khía cạnh các khoản vay nợ từ các tổ chức tín dụng bắt đầu có xu hướng giảm xuống kể từ cuối những năm 1990s. Trong khi đó, các loại chứng khoán nợ tăng lên liên tục từ những năm 1970s; Bên
303
cạnh đó cổ phiếu cũng có xu hướng tăng lên mặc dù không giống như đối với chứng khoán nợ.
Nếu so sánh thời điểm tháng 3/1980 và tháng 3/2008, tỷ trọng các khoản vay nợ tín dụng đã giảm rất mạnh xuống còn ngang với chứng khoán nợ, trong khi đó chứng khoán vốn cũng tăng lên đang kể gần bằng với hai khoản trên. Điều này cho thấy TTCK Nhật Bản đã phát triển khá mạnh mẽ, mà một trong những nguyên nhân là hoạt động chứng khoán hoá đƣợc thúc đẩy.
304 Xu hướng chứng khoán hoá ở Nhật Bản giai đoạn 1979 - 2007
Lý do chính dẫn đến hoạt động chứng khoán hoá ở Nhật Bản đƣợc đẩy mạnh trong những năm vừa qua bao gồm:
- Chính phủ Nhật Bản đã nới lỏng các qui định về IPO trên TTCK;
- Sự bùng nổ hoạt động phát hành trái phiếu chính phủ để tài trợ cho các nhu cầu chi tiêu của Chính phủ;
- Hệ thống luật pháp liên quan đến các sản phẩm chứng khoán đƣợc hợp nhất và hoàn thiện.
- Yêu cầu về quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn về vốn của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) có sự thay đổi theo hướng chặt chẽ hơn.
Sự tăng trưởng trái phiếu chính phủ ở Nhật Bản giai đoạn 1975 - 2007
305
Với sự phát triển mạnh mẽ của TTCK Nhật Bản, cơ cấu các loại chứng khoán trên TTCK Nhật Ban tính đến hết năm tài khoá 2008 biểu đồ dưới.
Cơ cấu các loại chứng khoán ở Nhật Bản năm 2008
Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương (chiếm 48%), đứng thứ hai là cổ phiếu với 39%. Trong khi đó, tỷ trọng của chứng chỉ quĩ tín thác đầu tƣ vấn rất thấp (chỉ khoảng 5%). Điều này cho thấy sự phát triển của loại hình tín thác đầu tƣ vấn gặp nhiều khó khăn và điều này cũng cho thấy triển vọng phát triển bền vững TTCK Nhật Bản vẫn là một vấn đề.
Đối với hoạt độg giao dịch nắm tỷ trọng nắm giữ các loại chứng khoán của các loại nhà đầu tƣ trên TTCK Nhật Bản:
Các ngân hàng hầu nhƣ không nắm giữ cổ phiếu và chỉ nắm giữ khoảng xấp xỉ 10% trái phiếu vì độ an toàn và tính thanh khoản cao.
Các ngân hàng tín thác (một hình thức của công ty đầu tƣ) và quĩ tín thác đầu tƣ do chƣa thực sự phát triển ở Nhật Bản nên cũng chỉ nắm giữ khoảng trên dưới 5% đối với từng loại cổ phiếu và trái phiếu.
Các nhà đầu tƣ cá nhân chủ yếu nắm giữ cổ ohiếu với tỷ lệ khoảng 17% và hầu nhƣ không nắm giữ trái phiếu.
Các nhà đầu tư nước ngoài là nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu lớn nhất với trên 46% và học cũng nắm giữ tới gần 10% trái phiếu.
Trong khi đó các CTCK nắm giữ tới gần 27% cổ phiếu và là nhà đầu tƣ trái phiếu lớn nhất với xấp xỉ 54%.
306 Cơ cấu các nhà đầu tƣ chứng khoán ở Nhật Bản năm 2008
(Đơn vị: Nghìn tỷ Yên)
Nhà đầu tƣ Cổ phiếu Trái phiếu
Ngân hàng đô thị và nông thôn 1(0.09%) 335(9.80%)
Ngân hàng tín thác 53(4.96%) 209(6.12%)
Các tổ chức tài chính khác Không 152(4.45%)
Công ty bảo hiểm 3(0.28%) 42(1.23%)
Tín thác đầu tƣ 21(1.97%) 30(0.88%)
Doanh nghiệp 11(1.03%) 10(0.29%)
Nhà đầu tư nước ngoài 496(46.44%) 328(9.60%)
Cá nhân 178(16.67%) 1(0.03%)
Công ty chứng khoán 285(26.68%) 1838(53.79%)
Khác 20(1.87%) 471(13.78%)
Tổng cộng 1068(100.00%) 3417(100.00%)
Với những cải cách và thay đổi quan trọng, cũng nhƣ sự phát triển của thị trường sơ cấp, số lượng các CTNY trên các SGDCK Nhật Bản cũng tăng lên liên tục trong những năm qua. Nhất là các thị trường mới, trong đó JASDAQ - một hình thức tổ chức của thị trường thị trường OTC ở Nhật Bản đã thu hút một số lƣợng khá lớn các doanh nghiệp tham gia niêm yết.
Tăng trưởng công ty niêm yết giai đoạn 1949 - 2007