Những công trình nghiên cứu đầu tiên về nhóm

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC (Trang 44 - 56)

Chương 3. Nhóm cơ bản trong xã hội

C. Những công trình nghiên cứu đầu tiên về nhóm

Việc khám phá ra nhân tố con người, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, có thể được coi là đã manh nha khởi sự kể từ khi W. Matter ở Anh vào năm 1893 nhận thấy rằng khi giảm số giờ lao động trong tuần từ 54 giờ

1 Xem M. Grawitz, Méthodes des sciences sociales, 8ème édition, Paris, Dalloz, 1990, tr. 956.

2 Xem R. Boudon, F. Bourricaud, Dictionnaire critique de la sociologie, Paris, PUF, 1986, tr. 269.

3 Dẫn lại theo M. Grawitz, sách đã dẫn, tr. 955.

4 Xem R. Boudon và F. Bourricaud, sách đã dẫn, tr. 269.

xuống còn 48 giờ thì năng suất lao động gia tăng. Sau đó, trong thời kỳ Thế chiến thứ nhất, người ta cũng ghi nhận được rằng số vụ tai nạn lao động giảm hẳn đi một nửa khi giảm số giờ lao động mỗi ngày từ 15 giờ còn 10 giờ. Nhưng thời ấy, người ta mới chỉ mường tượng đây là hệ quả của một hiện tượng phức tạp mà người ta tạm gọi là sự mệt mỏi.1

Kể từ thập niên 1930, mối quan tâm về các nhóm nhỏ được khởi sự từ ngành tâm lý học xã hội, nhưng về sau cũng đã phát triển mạnh trong ngành xã hội học. Lúc đầu, lĩnh vực nghiên cứu này đi theo ba lối tiếp cận khác biệt nhau, nhưng về sau hòa lẫn vào nhau, đó là : (a) lối tiếp cận của Elton Mayo và đồng nghiệp của ông ở trường kinh doanh thuộc Đại học Harvard ; (b) lối tiếp cận của Jacob L. Moreno, và (c) lối tiếp cận của Kurt Lewin và các nhà tâm lý học thực nghiệm.2

Với những trào lưu nghiên cứu này, nhóm không còn chỉ là một

“trạm quan sát” (observatory) mà đã thực sự trở thành một “phòng thí nghiệm” (laboratory), nơi mà nhà nghiên cứu cần đi vào để tìm hiểu các quá trình tương giao giữa các cá nhân và các “luật chơi” trong nhóm xã hội.3

Năm 1930, nhằm chống lại một số hậu quả lệch lạc của thuyết Taylor (Taylorism)4 và cũng một phần do những phản ứng của các nghiệp đoàn đối với thuyết Taylor, George Elton Mayo (1880-1949), một nhà tâm lý học và xã hội học người Úc, bắt đầu tiến hành những cuộc nghiên cứu về ảnh hưởng của những nhân tố vật chất như ánh sáng và cường độ lao động đối với năng suất lao động của công nhân. Chính là nhờ những cuộc nghiên cứu này mà Mayo khám phá ra rằng những nhân tố tâm lý như mối quan tâm của công nhân hay mối quan hệ giữa họ với hệ thống điều hành nhà máy mới là những nhân tố tác động quan trọng hơn đối với hiệu suất lao

1 Xem M. Grawitz, sách đã dẫn, tr. 190.

2 Xem N. Abercrombie, S. Hill, và B. S. Turner, The Penguin Dictionary of Sociology, 2nd edition, London, Penguin Books, 1988, tr. 108.

3 Xem R. Boudon và F. Bourricaud, sách đã dẫn, tr. 272-273.

4 Thuyết Taylor (Taylorism) hay còn gọi là thuyết quản trị theo phương pháp khoa học (scientific management) là một lý thuyết về quản trị do Frederick Winslow Taylor, một kỹ sư cơ khí người Mỹ, đề xướng vào những thập niên 1880 và 1890 trong ngành công nghiệp chế biến, sau đó ảnh hưởng mạnh trong những thập niên 1910 và 1920. Mục tiêu của lý thuyết này là nhằm gia tăng hiệu quả kinh tế và nhất là năng suất lao động, bằng cách phân tích và hợp lý hóa các công đoạn sản xuất, tiêu chuẩn hóa các hành vi sản xuất tối ưu, chuyển từ sản xuất tiểu thủ công sang sản xuất hằng loạt...

động, so với mức độ chiếu sáng hay thời gian nghỉ ngơi của công nhân.1 Với công trình nghiên cứu công bố năm 1933, Elton Mayo được coi là người đầu tiên đã khám phá ra vai trò của các nhóm nhỏ trong nhà máy.2 Thoạt tiên, hãng Western Electric (Mỹ) mời Mayo đến khảo sát tại một số phân xưởng của công ty nằm tại quận Hawthorne vì các kỹ sư trong hãng gặp bối rối không hiểu chuyện xảy ra tại đây. Số là các kỹ sư đã được giao nhiệm vụ xem phải tăng hay giảm độ thắp sáng trong các phân xưởng. Sau khi quyết định là phải tăng, họ báo trước cho công nhân để thuận tiện cho công việc, rồi bắt đầu cho thử các mức độ thắp sáng khác nhau và đồng thời ghi chép mức năng suất của công nhân. Họ nhận thấy năng suất tăng khi tăng độ thắp sáng. Sau đó, họ giảm độ thắp sáng để làm một thí nghiệm ngược lại. Nhưng điều lạ lùng là năng suất không những không giảm, mà vẫn tăng lên chút ít. Chính vì không giải thích nổi hiện tượng này, nên họ đã phải nhờ đến các nhà tâm lý học.

Khi mới đến, Mayo đoán chừng là có điều gì đó đã xảy ra, nhưng ông không hề biết đó là cái gì. Ông quyết định chọn ra một nhóm công nhân để khảo sát lao động của họ trong những điều kiện thí nghiệm đặc biệt. Có sáu nữ công nhân tình nguyện tham gia ; người ta giải thích cho họ hiểu mục đích cuộc nghiên cứu này, và báo trước cho họ biết là thỉnh thoảng sẽ còn có những cuộc kiểm tra y tế để họ yên tâm. Người ta đưa họ vào làm việc tại một nơi riêng, trong đó trang bị đầy đủ công cụ khảo sát : từ thiết bị đo nhiệt độ, đo độ ẩm, cho tới những thiết bị kiểm tra tình trạng thể lực của công nhân, và thiết bị đo lường năng suất của công nhân. Kể cả những lời lẽ trao đổi giữa công nhân với nhau cũng được ghi chép lại. Mayo cũng đã sắp xếp một số thời gian nghỉ giữa giờ và kể cả cho thêm một bữa ăn nhẹ để giúp họ giải lao và lấy lại sức.

Thế nhưng cuộc thí nghiệm đã dẫn đến một chuyện mà không ai ngờ trước được. Thời gian đầu, người ta cho nhóm công nhân được nghỉ giữa giờ hai lần, kết quả là năng suất tăng ; rồi họ tăng lên bốn lần nghỉ giữa giờ, năng suất lại tăng thêm một chút. Sau đó, họ cho thêm những bữa ăn nhẹ, năng suất lại tiếp tục tăng lên. Lúc này, họ thử cắt đi những bữa ăn nhẹ, nhưng năng suất vẫn không hề giảm. Cuối cùng các nhà tâm lý học quyết định rút đi toàn bộ các điều kiện thí nghiệm, trả nhóm công nhân trở lại với

1 Xem M. Grawitz, sách đã dẫn, tr. 190-191.

2 Dẫn lại theo H. Mendras, Éléments de sociologie, Paris, Armand Colin, nouvelle édition refondue, 2003, tr. 42-44.

điều kiện sản xuất giống như ban đầu, thậm chí còn tồi tệ hơn. Thế mà năng suất lao động lúc này không những không giảm, mà còn tăng thêm một ít !

Sau khi ghi chép và thu thập biết bao nhiêu là con số, sau khi tính toán các hệ số tương quan giữa tất cả các biến số, nhóm nghiên cứu nhận thấy là chẳng có yếu tố nào liên quan tới yếu tố nào. Toàn bộ cuộc thí nghiệm tốn bao nhiêu công sức hình như vô ích vì chẳng đem lại được kết luận gì. Điều duy nhất ghi nhận được là năng suất lao động của nhóm tăng lên đều đặn mà không thấy có yếu tố nào giải thích cho hiện tượng này.

Nhóm nghiên cứu cảm thấy hình như đã xảy ra một chuyện gì đó mà các công cụ đo lường của họ không ghi nhận được.

Cuối cùng đến lúc ấy, Mayo mới khám phá ra một điều bất ngờ vì ông đã không lường được trước và đã không đưa vào hệ thống các chỉ tiêu khảo sát : đó là những mối quan hệ tập thể trong nội bộ nhóm công nhân được nghiên cứu.

Khi được tách ra để lập thành nhóm thí nghiệm, sáu nữ công nhân ấy đã nhanh chóng cảm thấy “ăn ý” với nhau, họ biết là đang được mọi người chú ý đến mình, thậm chí còn được chăm sóc. Họ có cơ hội thoát ra khỏi con mắt kiểm soát của người quản đốc, và có thể nói chuyện với nhau một cách thoải mái bất cứ cái gì họ muốn, lại còn được nhiều lần giải lao và ăn nhẹ trong buổi làm việc... Nói cách khác, họ đã được tạo điều kiện để có một bầu không khí nhóm lý tưởng để làm việc – chính điều này giải thích tại sao năng suất lao động lại tăng lên đều đặn.

Cuộc khảo sát của Mayo cho thấy hiệu ứng của việc sở thuộc vào một nhóm đối với các ứng xử cá nhân. Cách thức mà cá nhân phản ứng với môi trường lao động phụ thuộc phần lớn vào bầu không khí của nhóm và vào mức độ hài lòng xã hội của họ, và từ đó mới có thể dẫn tới một kết quả năng suất lao động cao hơn. Điều này chứng tỏ rằng không chỉ có các đòn bẩy kích thích kinh tế mà cả những yếu tố tưởng thưởng xã hội (thông qua sự hài lòng trong nhóm) cũng có tác dụng động viên, khuyến khích đối với người công nhân. Ngoài ra, còn một khám phá quan trọng thứ hai qua cuộc thí nghiệm này của Mayo : khi mà cấu trúc và tổ chức chính thức xem nhẹ các nhu cầu xã hội của người công nhân, thì các nhu cầu này sẽ được thỏa mãn thông qua một cấu trúc phi chính thức – vốn là một mạng lưới liên hệ tình cảm hình thành tự phát giữa con người với con người mà công ty không thể lường trước. Do vậy, vấn đề là làm sao đồng nhất được cấu trúc chính thức với cấu trúc phi chính thức, làm sao để một tổ lao động trở thành

một “nhóm” thực thụ, làm sao để người chỉ huy trở thành người thủ lãnh (leader), làm sao để người ta không còn phải nói đến việc tuân lệnh mà chỉ nói đến sự gắn bó và tán thành (adhesion), không nói đến quyền lực mà chỉ nói đến sự ảnh hưởng.1

Thoạt nhìn thì khám phá của Mayo có vẻ quá tầm thường. Nhưng đối với một công ty lớn, nơi mà người ta thường chỉ quan tâm tới các biện pháp kích thích bằng đồng lương (biện pháp kinh tế), chỉ chú ý cải thiện các điều kiện lao động mà thôi, thì khám phá này làm cho người ta ý thức lại về tầm quan trọng của những mối liên hệ tốt giữa các cá nhân với nhau trong các nhóm lao động. Khám phá của Mayo về tầm quan trọng của nhân tố con người, hơn là những nhân tố vật chất, đã mau chóng thu hút sự chú ý của giới quản trị doanh nghiệp, và khiến cho họ kể từ đó, ngoài các kỹ sư, bắt đầu phải nhờ đến sự tư vấn của các nhà tâm lý học xã hội (counsellors).2

Người thứ hai mở đường cho việc nghiên cứu về nhóm là nhà tâm bệnh học và tâm lý học xã hội người Mỹ gốc Rumani, Jacob Levy Moreno (1889-1974).

Trong thời gian phụ trách một trại tỵ nạn ở vùng Tyrol sau Thế chiến thứ nhất, Moreno nhận xét rằng các cá nhân sẽ thích nghi nhanh hơn và tìm được sự quân bình dễ dàng hơn nếu họ được tự mình lập ra những nhóm theo sở thích của họ, thay vì bị ghép thành nhóm một cách võ đoán hoặc ngẫu nhiên. Khi trở về Mỹ, ông đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu về nhóm, và ông ta kể lại rằng sở dĩ ông đã nảy ra ý tưởng về môn “trắc lượng học xã hội” (sociometry) chính là nhờ quan sát đám trẻ em chơi đùa trong một công viên.3

Moreno cho rằng phương pháp phân tích của Freud không đầy đủ, vì các hiện tượng tâm lý cá nhân đã không được xét đến trong môi trường của các “nhóm nhỏ”. Muốn hiểu các vấn đề tâm lý của một cá nhân, cần đặt người này trong tập thể của anh ta. Với môn trắc lượng học xã hội, tham vọng của Moreno là nghĩ rằng phương pháp này có thể áp dụng cho “tất cả những gì có thể đo lường trong ngành xã hội học”.4 Thực ra, ngày nay thuật ngữ sociometry được dùng theo nghĩa là một kỹ thuật phân tích áp dụng đặc

1 Xem H. Bloch et al. (Dir.), Dictionnaire fondamental de la psychologie. A-K, Paris, Larousse, 2002, tr. 391-392.

2 Xem M. Grawitz, sách đã dẫn, tr. 191.

3 Xem M. Grawitz, sách đã dẫn, tr. 977.

4 Dẫn lại theo H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 44.

thù cho các “nhóm nhỏ”. Với phương pháp trắc nghiệm trắc lượng xã hội (sociometric test), người ta hỏi mỗi thành viên trong một nhóm xem họ thích ai và không thích ai trong số các thành viên của nhóm. Sau khi cho mọi người trong nhóm trả lời cho bản trắc nghiệm này, người ta lập được một dạng sơ đồ về các mối quan hệ mà Moreno gọi là “sơ đồ xã hội”

(sociogram), trong đó người ta có thể thấy rõ những sợi dây tình cảm gắn bó hoặc không gắn bó giữa các cá nhân với nhau.1 Cách tiếp cận của Moreno dựa trên ý tưởng cho rằng mỗi nhóm xã hội là một hệ thống các lực tình cảm xã hội (système de gravitation socio-affective) vốn phụ thuộc vào cấu hình của các mạng lưới lực đẩy và lực hút mà nhà nghiên cứu có thể nhận diện thông qua cấu trúc của nhóm.2

Lấy thí dụ một nhóm bao gồm năm người A, B, C, D và E (xem Sơ đồ 1). Trên sơ đồ, nếu người này thích người kia, người ta kẻ một đường thẳng có mũi tên từ người này đến người kia. Nếu hai người cùng thích nhau thì kẻ đường thẳng có mũi tên cả hai chiều. Nếu người này không thích người kia thì vẽ đường thẳng đứt đoạn.

Sơ đồ 1 cho thấy cá nhân E đóng một vai trò đặc biệt trong nhóm : anh ta được mọi người trong nhóm chọn, vì thế có nhiều khả năng là anh ta là người lãnh đạo nhóm (người ta thường gọi đây là “ngôi sao”, star, do có hình dạng giống như ngôi sao trong sơ đồ). Có những người không được ai chọn ; nhưng cũng có những trường hợp chẳng hạn hai người chọn lẫn nhau – điều này cho phép hình dung những cặp cá nhân đặc biệt gắn bó với nhau trong nội bộ nhóm.3

Sơ đồ 1. Sơ đồ xã hội của một nhóm năm người

1 Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 44.

2 Xem H. Bloch et al. (Dir.), sách đã dẫn, tr. 392.

3 Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 44-45.

A

B C

D E

thích ai ghét ai Chú thích :

Nguồn : Henri Mendras, Éléments de sociologie, Paris, Armand Colin, nouvelle édition refondue, 2003, tr. 44.

Trong “sơ đồ xã hội” của một nhóm, mỗi người được đặc trưng bởi mức độ trải rộng của mình (expansivity), tức là số người mà anh ta chọn, và vị thế của mình, tức là số người chọn anh ta. Như vậy, chúng ta có thể nhận diện được ai là đóng vai trò trung tâm, ai là người lãnh đạo, ai là người bị cô lập hay bị ghét bỏ (không được ai chọn). Bên cạnh kỹ thuật lập sơ đồ, người ta cũng có thể lập một bảng dưới dạng ma trận trong đó trình bầy các mối liên hệ giữa các cá nhân trong một nhóm (gọi là “ma trận xã hội”, sociomatrix), với những ký hiệu như ++ (cả hai đều chọn lẫn nhau), – – (cả hai đều ghét nhau), 00 (bàng quan, tức cả hai đều không chọn nhau), – + hoặc + – (người này thích người kia, nhưng người kia lại không thích người này).1

Kỹ thuật vẽ “sơ đồ xã hội” có thể giúp chúng ta phân tích tình hình nội bộ các nhóm. Chẳng hạn, nếu một nhóm có bốn người mà trong đó có hai cặp cá nhân chỉ chọn lẫn nhau, thì nhóm này có nguy cơ dễ chia rẽ khi phải giải quyết những vấn đề quan trọng (nhóm 1 trong Sơ đồ 2). Còn một nhóm bốn người mà trong đó mọi người đều chọn lẫn nhau thì có nhiều khả năng là một nhóm vận hành trôi chảy, có hiệu quả (nhóm 2 trong Sơ đồ 2).

Sơ đồ 2. Sơ đồ xã hội của hai nhóm bốn người

1 Xem M. Grawitz, 1990, tr. 980.

x

Nhóm 2 Nhóm 1

x

x

x

x

x

x

x

Nguồn : Henri Mendras, Éléments de sociologie, Paris, Armand Colin, nouvelle édition refondue, 2003, tr. 45.

Tuy nhiên, trong kỹ thuật trắc nghiệm này, nếu người ta đặt ra những câu hỏi chi tiết hơn thì sẽ có những kết quả chính xác hơn. Chẳng hạn, câu trả lời có thể hoàn toàn khác cho câu hỏi “Ông/bà thích ai nhất ?”, so với câu hỏi “Ông/bà thích làm việc chung với ai nhất ?” hay câu hỏi “Ông/bà thích đi chơi với ai nhất trong nhóm sau giờ làm việc ?” Ngoài ra, chúng ta cũng có thể đặt ra một câu hỏi khác : “Theo ông/bà thì những ai thích ông/bà nhất ?”1

Như vậy, cùng một nhóm có thể có những cấu trúc khác nhau, tùy theo góc độ xem xét về mặt tình cảm hay về mặt công việc. Đây là một phương pháp rất thiết thực có thể áp dụng vào việc phân chia các nhóm trẻ em trong một lớp học, hoặc để sắp xếp những vị thực khách vào ngồi cùng một bàn ăn trong một bữa tiệc chẳng hạn. Trong Thế chiến thứ hai, người ta đã ứng dụng cách trắc nghiệm này để cấu tạo những phi hành đoàn máy bay ném bom : mỗi nhóm phi hành đoàn không thể bao gồm những người lúc nào cũng xung khắc nhau, nhưng đồng thời cũng không nên có mối liên hệ thân thiện với nhau quá mức.2

Lợi ích của phương pháp trắc lượng học xã hội của Moreno là giúp cho nhà nghiên cứu có được một lối tiếp cận khách quan đối với các hiện tượng chủ quan, xác định được mức độ gắn bó trong một nhóm, nhằm cải thiện sự gắn bó, nếu cần thiết, bằng cách thay đổi thành phần cấu tạo trong nhóm.3

Về sau, H. Jennings, một đệ tử của Moreno, còn cải tiến bản trắc nghiệm của Moreno bằng cách chia ra ba loại hoàn cảnh khác nhau : (a) muốn cư trú gần những ai ; (b) muốn làm việc với những ai ; (c) muốn chơi

1 Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 45.

2 Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 45.

3 Xem H. Bloch et al., sách đã dẫn, tr. 392.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC (Trang 44 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)