Chương 8. Chức năng, cấu trúc và con người tác nhân
E. Xây dựng mô hình và lý thuyết
1 Dẫn lại theo Claude Lévi-Strauss, Định chế tôtem hiện nay (1962), Nguyễn Tùng dịch, chú giải và giới thiệu, Hà Nội, Nxb Tri thức, 2017, tr. 243.
2 C. Lévi-Strauss, sách đã dẫn, tr. 244-246.
3 Xem J. Scott, G. Marshall, sách đã dẫn, tr. 738.
4 Xem bài “Ngôi nhà hay là thế giới đảo ngược” của Pierre Bourdieu, do Trần Hữu Quang dịch (9-2002) từ bài “La maison ou le monde renversé”, trích từ cuốn Le sens pratique của Pierre Bourdieu, Paris, Éditions de Minuit, 1980, tr.
441-461.
Như đã nói trên, trong phương pháp phân tích cấu trúc, nỗ lực của nhà xã hội học là xây dựng được một mô hình trừu tượng về thực tại, nhằm giải thích thực tại. Về khái niệm mô hình (tiếng Anh : model, tiếng Anh : modèle), Claude Lévi-Strauss viết như sau : “Nguyên tắc căn bản là khái niệm cấu trúc không có liên quan gì tới thực tại thường nghiệm, mà là liên quan tới một mô hình được xây dựng theo thực tại ấy.”1 Như vậy, cấu trúc hay mô hình không tương ứng với một thực tại nào cả ; chúng là những khái niệm trừu tượng được dùng để cắt nghĩa thực tại. Theo Lévi-Strauss, mô hình trước hết có tính chất hệ thống ; nó bao gồm nhiều yếu tố, và bất cứ thay đổi nào nơi một yếu tố sẽ làm thay đổi toàn bộ các yếu tố khác. Thứ hai, bất cứ mô hình nào cũng đều thuộc về một loại mô hình mà trong đó chúng có những kiểu thay đổi tuơng tự nhau. Thứ ba, do vậy, người ta có thể dự đoán mô hình sẽ chuyển biến thế nào mỗi khi có sự thay đổi nào đó nơi một trong các yếu tố của mô hình. Và cuối cùng, người ta phải xây dựng mô hình thế nào để sự vận hành của nó có thể giải thích được toàn bộ các sự kiện quan sát được.2
Như vậy, mô hình là cái có tham vọng thâu tóm được tổng thể xã hội đang được nghiên cứu, nhằm xây dựng được một lý thuyết (hiểu như một hệ thống những lập luận và khái niệm, được dùng như một công cụ trí tuệ nhằm giải thích thực tại). Theo H. Mendras, ta có thể kể ra đây mấy bước trong quá trình đi đến một lý thuyết.3
a. Trước hết là công việc định nghĩa và “mài dũa” các khái niệm.
Đôi khi công việc này dẫn đến những cuộc tranh luận hết sức chi tiết về một thuật ngữ nào đó, sôi nổi đến mức mà người ngoài ngành có thể cho là cầu kỳ hoặc vô bổ, nhưng thực ra đây là việc làm hết sức cần thiết đối với bất cứ ngành khoa học nào, nhằm tránh những sự lẫn lộn về sau.
b. Một khi các dữ kiện đã được thu thập và phân tích nhờ vào các khái niệm, thì công việc thứ hai của nhà nghiên cứu là lý giải : tức là bước đầu đưa ra những nhận định nhằm sắp xếp lại các dữ kiện theo một trật tự nào đó, cố gắng tìm ra ý nghĩa của trật tự ấy, nói cách khác là cố gắng giải thích. Ở đây, nếu ta có sẵn được một khuôn khổ lý thuyết tốt, thì không có vấn đề gì. Nhưng thông thường, ta dễ rơi vào chỗ hài lòng với một số lý giải cục bộ, chủ yếu dựa vào phương pháp loại suy, chứ không chứng minh cho
1 Dẫn lại theo H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 125.
2 Dẫn lại theo H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 125.
3 Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 125-126.
kết luận của mình, và từ đó tưởng là mình đã hiểu, đã nắm được toàn bộ vấn đề. Chẳng hạn, ta thường thấy có nhiều cách lý giải khác nhau về cùng một hiện tượng, và không ai kiểm chứng được là cách nào đúng nhất. Một thí dụ lấy từ một công trình nghiên cứu về người lính Mỹ trong Thế chiến thứ hai : xem xét mối tương quan giữa mức độ trầm uất về mặt tâm lý với trình độ học vấn.1
Bảng 3. Mối tương quan giữa mức độ trầm uất tâm lý và trình độ học vấn Mức độ trầm uất tâm lý
Nặng Nhẹ
Trình độ Cao 1 2
học vấn Thấp 3 4
Nguồn : Henri Mendras, Éléments de sociologie, Paris, Armand Colin, nouvelle édition refondue, 2003, tr. 126.
Dù chưa biết kết quả điều tra là thế nào, nhưng ta vẫn có thể hình dung những cách lý giải như sau. Nếu ô số 1 có một tỷ lệ cao, thì có thể nói là : thời gian dài được đi học ở nhà trường đã làm cho người lính khó thích ứng với những hoàn cảnh khó khăn cực khổ trong quân ngũ. Còn ngược lại, nếu tỷ lệ cao lại tập trung vào ô số 3, thì : do trình độ học vấn yếu, nên cá nhân đã không được chuẩn bị đầy đủ để thích ứng với môi trường mới trong quân ngũ. Cách giải thích nào nghe cũng có vẻ hợp lý, “xuôi tai” ; quả thực, khó mà phán đoán được cách lý giải nào đúng hơn hay tốt hơn. (Trong cuộc điều tra, thực tế là ô số 3 có tỷ lệ cao.)2
c. Trong nghiên cứu thực nghiệm, chúng ta thường tìm cách phát hiện ra những hiện tượng lặp đi lặp lại, để từ đó đi tới kết luận, chẳng hạn, mỗi lần có A thì có nhiều khả năng có B đi kèm theo. Đây là cách có thể gọi là việc khái quát hóa từ thực nghiệm (empirical generalization), tức là đưa ra một mệnh đề nhận xét mối liên hệ tương đối chặt chẽ giữa hai hoặc nhiều biến số. Phần lớn các công trình nghiên cứu khoa học xã hội thường đầy dẫy những mệnh đề theo kiểu này. Chẳng hạn, người ta thường nhắc tới định luật nổi tiếng của Ernst Engel3 : trong việc chi tiêu của một hộ gia đình, tỷ lệ chi cho lương thực thực phẩm nghịch biến với mức tăng của tổng ngân sách gia đình ; định luật này đúng với đa số các trường hợp, nhưng cũng có một số trường hợp thì lại không phải như vậy. Nhận định này có thể là nền tảng ban đầu giúp ta tiến đến chỗ xây dựng một lý thuyết, nhưng
1 Dẫn lại theo H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 126.
2 Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 126.
3 Dẫn lại theo H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 126.
bản thân nó chưa phải là lý thuyết, mà mới chỉ là một nhận định về một sự kiện lặp đi lặp lại trong thực tế.
d. Lý thuyết thực thụ là một tổng thể những mệnh đề nhất quán có liên hệ lô-gic với nhau, cho phép người nghiên cứu giải thích được nhiều sự kiện thực tế, và nhất là giải thích được cả những nhận định mang tính chất khái quát hóa thực nghiệm trên đây. Cho đến khi nào mà lý thuyết này không còn giải thích được thực tại nữa vì nảy sinh những sự kiện mới bác bỏ nó, thì người ta phải thay nó bằng một lý thuyết khác “đúng” hơn, phù hợp với thực tại hơn. Như vậy, lý thuyết là một công cụ mang tính chất tạm thời mà nhà nghiên cứu sử dụng để phác thảo các giả thuyết và xây dựng đối tượng nghiên cứu.1