Nhóm cơ bản và xã hội đại chúng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC (Trang 69 - 72)

Chương 3. Nhóm cơ bản trong xã hội

G. Nhóm cơ bản và xã hội đại chúng

Trong cuộc Thế chiến thứ hai, Bộ Chiến tranh Mỹ đã yêu cầu các nhà tâm lý học xã hội nghiên cứu xem làm cách nào nâng cao tinh thần chiến đấu của người lính Mỹ, chẳng hạn làm sao thuyết phục họ về lý tưởng bảo vệ nền dân chủ cũng như các giá trị của nền văn minh Tây Âu. Nhưng cuối cùng, các nhà nghiên cứu đã khám phá ra là điều quan trọng nhất đối với tâm lý người lính là những mối quan hệ cá nhân trong nội bộ từng tiểu

1 Dẫn lại theo N. Katz, et al., bài đã dẫn, tr. 320.

2 Xem P. Ansart, “Réseau”, trong A. Akoun, P. Ansart (Dir.), Dictionnaire de sociologie, Paris, Le Robert, Seuil, 1999, tr. 453.

đội, giữa người lính và người lính, giữa người lính với hạ sĩ quan và sĩ quan. Chính yếu tố này củng cố tinh thần kỷ luật cũng như tinh thần chiến đấu của người lính.1

Một cuộc nghiên cứu khác tương tự cũng đã được E. Shils và M.

Janowitz tiến hành đối với quân đội Đức quốc xã vào cuối cuộc Thế chiến.

Lúc ấy, quân đội Đồng minh đã thực hiện nhiều chiến dịch tuyên truyền đại quy mô nhắm vào hệ tư tưởng Quốc xã, nhằm kêu gọi binh lính Đức rã ngũ, vì cho rằng lính Đức bị tiêm nhiễm nặng bởi hệ tư tưởng này. Thế nhưng, khi khai thác những tù binh bắt được, người ta mới vỡ lẽ là những lập luận tuyên truyền của Đồng minh nhắm vào hệ tư tưởng Đức quốc xã chẳng có tác động nào đáng kể, mà chính là những lời kêu gọi như “Các bạn đã sai lầm vì đã đi theo những vị chỉ huy đưa các bạn tới thất bại...” mới làm cho họ nhụt chí. Chính những lời tuyên truyền liên quan tới hoàn cảnh cá nhân cũng như tới những vị chỉ huy trực tiếp của họ mới làm cho họ giao động và đầu hàng.

Hai kết quả nghiên cứu trên đây cho thấy là trong hai môi trường xã hội khác nhau rất xa về hệ tư tưởng cũng như về tổ chức xã hội, những nhân tố lý tưởng hay ý thức hệ đều chỉ có tác động trong chừng mực phụ thuộc vào cấu trúc của các nhóm cơ bản cũng như các mối quan hệ giữa cá nhân và cá nhân trong nhóm.2

Trước đây, người ta thường nghĩ rằng trong các “xã hội đại chúng” – vốn là đặc điểm của các xã hội công nghiệp phát triển –, các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình đều có những tác động trực tiếp đến đông đảo độc giả hay khán thính giả. Thế nhưng, công trình nghiên cứu của E. Katz và P. Lazarsfeld về mối quan hệ giữa thông tin và việc mua hàng tại một thành phố ở Mỹ đã cho thấy là : thông tin đại chúng không tác động trực tiếp đến các cá nhân, mà là luôn luôn thông qua trung gian của một số cá nhân nào đó ; những cá nhân này thường là những người “có uy tín” nhất định, nên họ thường đóng vai trò

“hướng dẫn dư luận” (opinion leader) đối với những nhóm cơ bản xung quanh họ. Việc một người quyết định đi coi phim gì, chọn tiệm giặt ủi nào hay chọn mua bộ vét-tông nào, cũng thường theo quy trình này : có thể anh ta cũng đã đọc được quảng cáo về những thứ này ở đâu đó, nhưng anh ta chỉ quyết định mua sau khi hỏi han, bàn bạc thêm với một số người mà anh

1 Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 53.

2 Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 53-54.

ta quen biết và tin tưởng.1

Nhiều cuộc điều tra trước đây ở nông thôn châu thổ sông Cửu Long cũng đã khám phá những kết luận tương tự. Khó mà thuyết phục được nông dân một vùng nào đó chịu trồng một giống lúa mới chẳng hạn, nếu trước đó người ta chưa thuyết phục được những bậc “lão nông tri điền” trồng thử cho mọi người thấy tận mắt hiệu quả.2

Tất nhiên, quá trình tác động của truyền thông đại chúng trong môi trường đô thị phức tạp hơn so với môi trường nông thôn, bởi lẽ ở đô thị, một người có thể là thành viên của nhiều nhóm cơ bản khác nhau (chứ không phải chỉ thuộc một hay hai nhóm như ở nông thôn). Nhưng sự tác động về cơ bản vẫn theo diễn trình như vậy, nghĩa là thông qua những tầng nấc trung gian trước khi ảnh hưởng đến quyết định cuối cùng của cá nhân.

Nói cách khác, các quá trình truyền thông đại chúng thường phải được tiếp nối bởi những quá trình truyền thông liên cá nhân thì mới đạt tới những hiệu ứng tác động nhất định đối với từng cá nhân. Điều này chứng tỏ vai trò quan trọng của các nhóm cơ bản đối với cá nhân trong đời sống xã hội.

Ngày nay, khái niệm nhóm đã trở thành một trong những khái niệm then chốt và xâm nhập vào hầu hết các ngành khoa học xã hội và nhân văn, bởi lẽ nó giúp cho nhà nghiên cứu khảo sát những mạng lưới cá nhân đã được định hình hoặc đang định hình trong xã hội. Các ngành nghiên cứu này đều phải đề cập tới khái niệm nhóm, nhất là khi phân tích các tập thể, các cộng đồng, tổ chức, hay kể cả khi phân tích ở cấp độ xã hội tổng thể.3 Thậm chí Mark Granovetter còn quan niệm rằng phương pháp phân tích mạng lưới xã hội có thể được sử dụng như một công cụ để nối kết giữa cấp độ phân tích lý thuyết xã hội học vi mô với cấp độ vĩ mô.4

Trong ngành xã hội học, lĩnh vực nghiên cứu nhóm là một lĩnh vực phong phú, cho phép tìm hiểu sâu mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau và giữa cá nhân với nhóm cơ bản của mình, tuy nhiên điều này vẫn không miễn trừ cho nhà xã hội học việc khảo sát và nắm bắt những thực tại rộng hơn trong đó diễn ra đời sống của các nhóm. Bởi lẽ tổng thể xã hội không phải chỉ là một tập hợp những nhóm nhỏ đặt cạnh nhau.5

1 Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 55.

2 Xem Trần Hữu Quang, “Người nông dân Nam bộ và sự đổi mới kỹ thuật”, Tập san Khoa học và Phát triển, số 15, tháng 4-1984, tr. 31-36

3 Xem B. Orfali, bài đã dẫn, tr. 248.

4 Xem M. Granovetter, bài đã dẫn, tr. 1360.

5 Xem R. Boudon và F. Bourricaud, sách đã dẫn, tr. 276-277.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)