Nghi thức và biểu tượng

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC (Trang 116 - 121)

Chương 6. Sự điều tiết xã hội : giá trị, chuẩn mực và nghi thức

D. Nghi thức và biểu tượng

Việc định chế hóa các giá trị và chuẩn mực còn được thực hiện thông qua các nghi thức và các biểu tượng. Nghi thức (ritual) là một khuôn mẫu

1 Xem Howard S. Becker, Outsiders: Studies in the Sociology of Deviance (1963), dẫn lại theo H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 106.

2 Umma trong tiếng Ả Rập có nghĩa là dân tộc hoặc cộng đồng, thường được dùng để nói về cộng đồng tín đồ đạo Islam. Sangha trong tiếng Phạn có nghĩa là hiệp hội hay cộng đồng, trong tiếng Việt là “tăng già” hay “tăng đoàn”, được dùng để nói về cộng đồng tu sĩ Phật giáo.

3 P. Berger, T. Luckmann, Sự kiến tạo xã hội về thực tại. Khảo luận về xã hội học nhận thức (1966), Trần Hữu Quang chủ biên dịch thuật, giới thiệu và chú giải, Hà Nội, Nxb Tri thức, 2015, tr. 231-232 (những chỗ nhấn mạnh là do hai tác giả).

ứng xử thường được lặp đi lặp lại mà người ta cử hành/thực hiện vào những thời điểm thích hợp, trong đó có thể bao gồm cả việc sử dụng một số biểu tượng.1 Còn biểu tượng (symbol) là một sự vật hay một hành vi tượng trưng cho một cái gì khác ; biểu tượng chính là đơn vị ý nghĩa nhỏ nhất của các nghi thức, các huyền thoại...2 (thí dụ chiếc nhẫn cưới trong nghi lễ hôn nhân, hay nước, muối, dầu ô-liu... trong các nghi lễ tôn giáo).

Theo P. Berger và T. Luckmann, việc lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác các “kiến thức” về truyền thống của một định chế nào đó và về các giá trị và chuẩn mực đối với từng vai trò trong định chế ấy, để đạt được hiệu quả, thì còn cần đến sự giúp sức hay hỗ trợ của các nghi thức và biểu tượng. “[Các] ‘kiến thức’ [ấy] có thể cần phải được tái khẳng định thông qua những vật biểu tượng (chẳng hạn linh vật, hoặc huy hiệu trong quân đội), và/hoặc những hành động biểu tượng (chẳng hạn nghi thức tôn giáo hay nghi thức quân đội). Nói cách khác, người ta có thể cần đến các đồ vật và hành động cụ thể để dễ ghi nhớ.”3 E. Goffman cho rằng nghi thức là

“một hành vi hình thức đã trở thành tập tục, thông qua đó một cá nhân biểu lộ sự tôn trọng và sự kính nể của mình đối với một đối vật có giá trị tuyệt đối, đối với chính đối vật này hoặc kẻ đại diện cho đối vật này.”4

Các nhà dân tộc học thường định nghĩa “nghi thức” (ritual) là một chuỗi hành vi cố định được thực hiện trong một bối cảnh tôn giáo hay ma thuật huyền bí. Thực ra, các nghi thức không chỉ có trong khung cảnh tôn giáo hay tín ngưỡng, mà kể cả trong nhiều lãnh vực của đời sống hàng ngày. Nhà dân tộc học Pháp Claude Lévi-Strauss (1908-2009) đã từng cảnh giác về chuyện các nhà dân tộc học đi đâu cũng thấy toàn là ma thuật và những điều cấm kỵ (taboo), bằng cách nói dí dỏm như sau : một nhà dân tộc học thuộc một hành tinh khác có lần đến trái đất này để khảo sát, và khám phá ra người dân trên trái đất thường tỏ ra kinh hãi một cách đầy mê tín dị đoan mỗi lần chạy xe đến gần lằn vạch vàng ở các ngã tư đường, nhất là khi bánh xe lỡ cán lên vạch này ; thực ra, chúng ta chỉ tôn trọng lằn vạch vàng theo nếp thói quen, chứ không hề có cảm xúc mê tín hay giá trị tình cảm gì trong đó cả...5

1 J. Scott, G. Marshall, sách đã dẫn, tr. 653.

2 J. Scott, G. Marshall, sách đã dẫn, tr. 750.

3 P. Berger, T. Luckmann, sách đã dẫn, tr. 108.

4 E. Goffman, La mise en scène de la vie quotidienne, tome 2, Les relations en public, traduit de l’anglais par Alain Kihm, Paris, Ed. Minuit, 1973, tr. 73.

5 Dẫn lại theo H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 109.

Erving Goffman (1922-1982), nhà xã hội học Mỹ gốc Canada, đã từng phân tích rất sâu và chi tiết những “nghi thức tương giao” (interaction rituals) trong đời sống hàng ngày, những quy tắc xử sự theo những nghi thức hết sức da dạng (chẳng hạn giữa người này với người khác khi đi lại trên đường phố, gặp nhau nơi công cộng, chào hỏi nhau …) mà nhờ đó các tác nhân trong xã hội hợp tác với nhau để cùng sống được với nhau trong một thực tại chung, và cũng nhờ đó mà mỗi tác nhân bảo tồn được ý thức về cái tôi của mình.1

Xã hội nào, dù là cổ truyền hay hiện đại, cũng đều có những nghi thức riêng của mình. Từ việc tổ chức lễ lạt, hay tiếp tân, tiếp khách, xã giao hàng ngày, cho đến cách ăn mặc, trang phục, hay trang hoàng nhà cửa, cách xếp đặt vị trí ngồi ăn, cách dọn bữa ăn và thứ tự các món ăn... (ngồi chiếu trên, chiếu dưới, mời ai cái đầu heo...). Chúng ta biết là các nghi lễ ngoại giao đều có những quy tắc nhất định phải tôn trọng. ở Anh, khi họp chính phủ thì các vị bộ trưởng ngồi ngang hàng với nhau xung quanh bàn họp chính phủ ; nhưng còn khi nào dự lễ đăng quang của Nữ hoàng, thì người ta lại sắp xếp chỗ ưu tiên cho hoàng gia, sau đó là theo thứ tự các phẩm trật quý tộc, còn các thành viên chính phủ thì bị xếp ra ngoài trật tự này. Mỗi nghi thức đều khẳng định vị trí của từng cá nhân trong một hệ thống xã hội.2

Ở Việt Nam thời xưa, chuyện địa vị hay ngôi thứ trong các làng xã cổ truyền là cũng là một điều rất hệ trọng, nhất là khi diễn ra những nghi thức của làng vào các dịp lễ lạt và mâm cỗ. Đào Duy Anh mô tả như sau :

“Một vấn đề mà người trong làng cho là quan trọng nhất là vấn đề ngôi thứ, khi làng họp ở đình để bàn việc công hay để ăn cỗ sau khi tế thần, thì người nào phải theo ngôi nấy mà ngồi, nếu ngồi sai thứ tự thì làng bắt vạ. Ở nhà quê người ta thường tranh nhau ‘ăn trên ngồi trước’ rất kịch liệt, hoặc dùng tiền bạc để mua ấm mua nhiêu với làng, hay quyên mua phẩm hàm với nhà nước, hoặc dùng thần thế hay mưu mô để giành lấy một chức dịch trong làng. Câu tục ngữ ‘Một miếng giữa làng bằng sàng xó bếp’ [hay ‘Miếng thịt làng, sàng thịt mua’] đủ miêu tả xác đáng cái tinh thần tranh ngôi thứ ở

1 Xem Erving Goffman, Interaction Ritual: Essays on Face-to-Face Behaviour, 1967, dẫn lại theo J. Scott, G. Marshall (Eds.), A Dictionary of Sociology, 3rd edition revised, New York, Oxford University Press, 2009, tr. 653. Về tư tưởng của Erving Goffman, có thể xem thêm Nguyễn Xuân Nghĩa, “Một số chủ đề cơ bản trong tư tưởng xã hội học của Erving Goffman : tương tác, căn tính và trật tự xã hội”, Tạp chí Khoa học xã hội (TP.HCM), số 1 (161), 2012, tr. 60-71.

2 Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 110.

hương thôn.”1

Ngay trong hoạt động thể thao ngày nay, ta thấy cũng có những nghi thức rất rõ rệt. Trong một cuộc chạy đua marathon ở New York hay bất cứ thành phố nào khác, hoặc trong một trận bóng đá, người ta thấy các vận động viên đều phải mặc một thứ trang phục phù hợp nhất định, kể cả những người cổ võ (fan) cho một đội bóng nào đó... Rồi việc trao giải cho những người về nhất, hoặc cho đội bóng giành được chức vô địch… cũng có những nghi thức nhất định (thượng cờ, trao cúp, trỗi lên âm nhạc…), sau đó là đủ loại nghi thức của công chúng ngoài đường phố để ăn mừng chiến thắng của “đội nhà”…2

Nhà dân tộc học người Pháp gốc Đức Arnold van Gennep (1873- 1957) đã nghiên cứu về những nghi thức chuyển đổi trong vòng đời (rites of passage). Ông cho rằng mỗi người không phải chỉ được sinh ra trong xã hội một lần là xong, mà còn cần được tái tạo thông qua những nghi thức chuyển đổi trong từng chặng của cuộc đời.3 Đây là những nghi thức mà xã hội nào cũng có, để đánh dấu những bước chuyển tiếp của cá nhân từ vị trí này sang vị trí khác, từ nhóm xã hội này sang nhóm xã hội khác : chào đời, trưởng thành, hôn nhân, và qua đời. Nghi thức nào cũng gồm có ba giai đoạn : giai đoạn tách ra, giai đoạn khởi sự, và giai đoạn gia nhập. Các nghi thức đánh dấu sự trưởng thành (thường vào tuổi dậy thì) đáng chú ý nhất vì chúng đánh dấu bước gia nhập của một đứa trẻ vào xã hội đàn ông hay vào xã hội đàn bà. Đứa con trai để trở thành một người đàn ông phải rời bỏ thế giới đàn bà (của mẹ nó) để gia nhập vào thế giới đàn ông, và chính nó cũng phải ý thức rằng nó không còn là trẻ con nữa, mà là một người lớn, một người đàn ông. Nghi lễ có ba giai đoạn : trước hết, là tách rời khỏi phụ nữ và trẻ em ; giai đoạn khởi sự, thường là giả chết, hoặc rút lui vào trong rừng sâu một thời gian (biến mất khỏi thế giới này) ; cuối cùng là tái sinh vào thế giới của những người lớn và những người đàn ông.4

Nơi một số dân tộc, người ta hoặc là có tục lệ cắt bì cho con trai (lúc mới sinh, lúc dậy thì, hoặc khi đã lớn), hoặc là cắt âm vật cho con gái (họ giải thích rằng có làm vậy thì mới thực sự trở thành phụ nữ, vì âm vật có vẻ như là dấu vết của dương vật). Cũng có một số tập tục khác như cắt bỏ

1 Đào Duy Anh, Việt Nam văn hóa sử cương (1938), Sài Gòn, Nxb Bốn phương (tái bản), 1951, tr. 129.

2 Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 110.

3 Xem J. Scott, G. Marshall, sách đã dẫn, tr. 653.

4 Dẫn lại theo H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 111.

ngón tay út, nhổ một cái răng, cắt móng tay, cắt tóc hay cạo đầu… Đấy đều là những biểu tượng mang ý nghĩa quan trọng, và có tác dụng để phân biệt với những người khác. Những người chưa cắt bì thì không phải là tín đồ ; những phụ nữ nào chưa cắt âm vật thì chưa thực sự là phụ nữ…1 Nhiều xã hội hiện đại không còn những tập tục tương tự, nhưng lại nảy sinh những tập tục mới, với những biểu tượng mới.

Các nghi thức và biểu tượng đều gắn liền với vũ trụ quan, nhân sinh quan, với các giá trị và chuẩn mực của xã hội. Nghi thức có tác dụng củng cố thêm vai trò của các định chế. Lễ cưới chẳng hạn, phản ánh đầy đủ định chế gia đình, với mọi quy tắc và chuẩn mực (ở Việt Nam chẳng hạn, rước dâu : người phụ nữ rời bỏ gia đình cha mẹ mình ; lễ gia tiên ở nhà trai : gia nhập vào gia tộc người chồng...).

Vì thế, các nghi thức và lễ lạt thường được giữ gìn theo đúng các thủ tục đã định, bởi lẽ, phủ nhận một nghi lễ, thì điều này cũng tương tự như phủ nhận cả một trật tự xã hội. Theo H. Mendras, việc phủ nhận hôn nhân của những thế hệ thanh niên Pháp sau năm 1968 (hiện tượng nam nữ yêu nhau sống chung với nhau, chứ không làm đám cưới) được coi như bao hàm một thái độ chính trị và một thái độ bác bỏ tình trạng thống trị của nam giới trong xã hội.2

Tuy nhiên, trong nhiều xã hội cổ truyền, đôi khi cũng có những nghi thức thoạt nhìn thì có vẻ như chế riễu hay nhạo báng trật tự chính thức, nhưng thực ra lại có chức năng là củng cố trật tự xã hội. Chẳng hạn nơi tộc người Zulu (một tộc người ở Nam Phi), hằng năm thường có một nghi lễ kéo dài bốn ngày, trong đó phụ nữ, vốn đóng vai trò rất mờ nhạt trong cuộc sống thường nhật, nhưng lúc này lại tỏ ra rất chủ động và hành xử ngược với các quy tắc thông thường ; họ trần truồng đi lại nghênh ngang trong làng, hoặc ngược lại, ăn mặc như đàn ông, mang vũ khí, coi sóc gia súc, và buộc cánh đàn ông cư xử như đàn bà và phải ở lại trong các túp lều, trong lúc họ chiếm lãnh trung tâm ngôi làng. Nhưng một khi nghi lễ kết thúc, tất cả lại đâu vào đấy, mỗi giới trở về vị trí của mình, và điều kỳ lạ là trật tự xã hội càng được củng cố sau những ngày trải qua nghi lễ cổ truyền ấy. Nói cách khác, những nghi thức mang tính nổi loạn này có tác dụng “trừ tà” đối với mọi ý định nhen nhúm lật đổ trật tự xã hội.3

1 Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 111.

2 Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 112.

3 Xem H. Mendras, sách đã dẫn, tr. 112-113.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)