Chương 7. Định chế xã hội
B. Quá trình định chế hóa
Định chế là một sản phẩm của đời sống xã hội. Nó được định hình theo thời gian, khi mà một số ứng xử nào đó của con người được lập đi lập
1 P. Berger, Invitation to Sociology – A Humanistic Perspective, New York, Anchor Books, Doubleday, 1963, tr. 121. Xem thêm P. Berger, Lời mời đến với xã hội học : một góc nhìn nhân văn (1963), Phạm Văn Bích dịch, Hà Nội, Nxb Tri thức, 2016, tr. 220-221.
2 Xem P. Berger, Lời mời đến với xã hội học : một góc nhìn nhân văn (1963), Phạm Văn Bích dịch, Hà Nội, Nxb Tri thức, 2016, tr. 162. Theo chúng tôi, có thể dịch lại câu này như sau : các định chế “cung cấp những thể thức thủ tục để qua đó đưa hành vi con người vào khuôn khổ, phù hợp với khuôn mẫu, và buộc phải đi theo những lối mòn mà xã hội mong muốn” (bản gốc : “… institutions provide procedures through which human conduct is patterned, compelled to go, in grooves deemed desirable by society” [P. Berger, Invitation to Sociology – A Humanistic Perspective, New York, Anchor Books, Doubleday, 1963, tr.
87]).
3 Có thể xem thêm về sự phân biệt giữa các định chế xã hội chính thức và các định chế xã hội phi chính thức trong Trần Hữu Quang, “Định chế xã hội phi chính thức : Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn xã hội ở Tây nguyên”, Tạp chí Khoa học xã hội (TP.HCM), số 2 (210), 2016, tr. 12-24.
lại, rồi dần dần biến thành tập quán, biến thành cái mà chúng ta thường gọi là lề thói, nề nếp hay phong tục – tức là vô hình trung trở thành những chuẩn mực và quy tắc của ứng xử.
Định chế hóa (institutionalization) chính là quá trình định hình (hay xác lập) của những chuẩn mực mà con người ở mỗi vị trí và vai trò nhất định trong xã hội phải tuân theo trong cung cách ứng xử của mình. Chuẩn mực (norm) là điều mà xã hội mong mỏi và đòi hỏi cá nhân phải tôn trọng khi ứng xử trong tư thế của một vị trí và vai trò nào đó.
Một cuộc ẩu đả trong quán nhậu là một loại ứng xử ngoài định chế ; nhưng một trận thi đấu trong võ đường thì lại bao gồm những cung cách và tác phong đã được định chế hóa. Các mối quan hệ xã hội có thể được định chế hóa khi (a) một hệ thống các vị trí và vai trò đã được phát triển và định hình, và (b) hệ thống các chuẩn mực tương ứng với các vị trí và vai trò đó được đại đa số mọi người trong xã hội thừa nhận.
Theo P. Berger và T. Luckmann, quá trình định chế hóa diễn ra qua các bước như sau : sự tập quán hóa, sự điển hình hóa, và từ đó là sự xuất hiện của các vai trò, và cuối cùng là sự ra đời của một định chế.
Khởi sự là tiến trình tập quán hóa (habitualization): “Bất cứ hành động nào được lặp đi lặp lại thường xuyên cũng sẽ đến lúc được đúc thành một khuôn mẫu [pattern], khuôn mẫu này sau đó có thể được sao chép lại mà không tốn nhiều công sức.”1 Lấy thí dụ về việc một người tiến hành chế tạo một chiếc xuồng trên một hòn đảo hoang, Berger và Luckmann nhận xét rằng chính nhờ tiến trình tập quán hóa mà mỗi buổi sáng, người này có thể tiếp tục công việc mà mình đã làm từ ngày hôm trước, thay vì phải thắc mắc đặt lại câu hỏi là mình phải bắt đầu từ đâu, và trong số hàng trăm cách có thể có để chế tạo chiếc xuồng, thì anh ta chỉ chọn theo một cách mà thôi.2 Hai tác giả này viết : “[S]ự tập quán hóa khiến cho người ta không còn cần phải định nghĩa lại từ đầu và từng bước một đối với mỗi tình huống. [...] Do vậy, người ta có thể tiên liệu được những việc cần làm trong những tình huống này. Ngay cả những khả năng chọn lựa cách xử sự cũng có thể đã được ấn định theo những tiêu chuẩn có sẵn. Những quá trình tập quán hóa này diễn ra trước bất cứ quá trình định chế hóa nào.”3
1 P. Berger, T. Luckmann, sách đã dẫn, tr. 83.
2 P. Berger, T. Luckmann, sách đã dẫn, tr. 83.
3 P. Berger, T. Luckmann, sách đã dẫn, tr. 84.
Tiếp theo là tiến trình điển hình hóa (typification). Theo Berger và Luckmann, trong đời sống thường nhật, chúng ta thường nhìn nhận người khác thông qua “những lược đồ điển hình hóa” và dựa trên đó mà chúng ta
“‘đối xử’ trong những lần gặp gỡ trực diện.”1 Chẳng hạn, nếu tôi là một nhân viên bán hàng người Mỹ, tôi có thể nhìn một khách hàng mới tới nào đó như “một người đàn ông”, “một người Âu châu”, và “một người vui tính”, và thế là tôi quyết định sẽ dẫn anh ta đến một nơi giải trí vui vẻ ở thị trấn trước khi tìm cách bán cho anh ta món hàng của tôi. Nhưng sau đó, tôi mới vỡ lẽ ra rằng tuy anh ta là “một người đàn ông” và “một người Âu châu”, nhưng anh ta cũng là một nhà đạo đức bảo thủ, và sự vui tính bề ngoài lúc đầu của anh ta thực ra là một biểu hiện của thái độ khinh thường đối với người Mỹ nói chung và đối với nhân viên bán hàng người Mỹ nói riêng. “Lẽ dĩ nhiên, đến lúc ấy, lược đồ điển hình hóa của tôi sẽ phải được sửa đổi lại, và chương trình buổi tối sẽ được dự liệu khác đi cho phù hợp với sự sửa đổi này. Tuy nhiên, cho dù gặp những trường hợp bị thách thức tương tự, thì những điều đã được điển hình hóa ấy sẽ vẫn có hiệu lực cho đến khi vấp phải chuyện gì khác, và sẽ vẫn định đoạt các hành động của tôi trong tình huống này.”2
Do vậy, theo Berger và Luckmann, “trong đa số trường hợp, những cuộc gặp gỡ của tôi với tha nhân trong đời sống thường nhật thường mang tính chất điển hình [typical] theo hai nghĩa – tôi nhìn nhận tha nhân như một mẫu điển hình [type], và tôi tương giao với anh ta trong một tình huống tự nó cũng mang tính chất điển hình [typical].”3
Berger và Luckmann viết : “Sự định chế hóa diễn ra mỗi khi có một sự điển hình hóa hỗ tương4 đối với những hành động đã-được-tập-quán-hóa của một số loại điển hình tác nhân nào đó.”5 Những “điển hình tác nhân”
này chính là những vai trò xã hội. Hai tác giả này viết tiếp : “Những sự điển hình hóa [...] luôn luôn là những sự điển hình hóa mà mọi người đều chia sẻ. Mọi thành viên của nhóm xã hội cụ thể hữu quan đều biết đến chúng, và ngay chính định chế cũng điển hình hóa cả các tác nhân cá thể cũng như các
1 P. Berger, T. Luckmann, sách đã dẫn, tr. 51.
2 P. Berger, T. Luckmann, sách đã dẫn, tr. 51-52.
3 P. Berger, T. Luckmann, sách đã dẫn, tr. 52.
4 Tức là người này nhìn nhận người khác thông qua một số “lược đồ điển hình hóa” nào đó, và ngược lại, người khác cũng nhìn nhận người này qua một số
“lược đồ điển hình hóa”.
5 P. Berger, T. Luckmann, sách đã dẫn, tr. 85.
hành động cá thể. Định chế đặt định rằng những hành động theo điển hình X sẽ được thực hiện bởi những tác nhân thuộc điển hình X [tức vai trò X].
Chẳng hạn, định chế pháp luật đặt định rằng phải chặt đầu theo những cách thức đặc thù nào đó trong những hoàn cảnh đặc thù nào đó, và những điển hình cá nhân đặc thù nào đó sẽ thi hành việc chặt đầu (chẳng hạn các đao phủ, hoặc các thành viên của một đẳng cấp ô uế, hoặc những trinh nữ dưới một độ tuổi nào đó, hoặc những người đã được chỉ định bởi một lời sấm truyền).”1
Một định chế xã hội được hình thành khi các vị trí và vai trò đã được
“định chế hóa” bằng các chuẩn mực. Nói cách khác, mỗi vai trò, một khi đã được định chế hóa, đều được quy định bởi một loạt chuẩn mực về ứng xử (từ đó mới có khái niệm “khuôn mẫu ứng xử” – behavior pattern).
Tuy nhiên, định chế xã hội không phải là một thực tại cố định hay bất biến. Nó luôn luôn nằm trong quá trình biến chuyển và đổi thay. Theo Cao Huy Thuần, định chế là “một quá trình biện chứng” bao hàm cả cái “đã được định chế” (institué) lẫn cái “đang định chế” (instituant) : “Định chế không phải là một tổng thể đã hoàn thành, có cấu trúc mạch lạc, bền vững, mà là một cái gì đang hoàn thành, luôn luôn đang hoàn thành. Đó không phải là một ‘sự vật’, mà là một ‘thực tiễn’.”2
Lấy thí dụ trong phong tục cưới hỏi ở nước ta ngày xưa, ông bà thường quan niệm phải “môn đăng hộ đối”. Mặt khác, với quan niệm “nam nữ thụ thụ bất thân”, con trai và con gái không được phép tự mình làm quen với nhau. Vì thế, trong chuyện cưới xin, phải theo quy tắc “cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy” : ai không làm theo phong tục này thì sẽ bị họ hàng làng xóm chê cười hoặc lên án. Nhưng ngày nay, chúng ta thấy phần lớn thanh niên khi lập gia đình không còn theo kiểu ấy nữa, mà ngược lại, thường tự mình chọn lựa “ý trung nhân” tương lai của mình chứ không còn dựa trên ý kiến của cha mẹ (tuy đôi lúc cũng có “xin phép” cha mẹ), và hầu như cũng không còn quan tâm bao nhiêu tới quan niệm “môn đăng hộ đối” nữa khi chọn lựa người chồng hay người vợ tương lai của mình... Đó là những dấu hiệu chứng tỏ rằng định chế hôn nhân hiện nay có lẽ đang thay đổi, và một số chuẩn mực và quy tắc mới đang dần dần được “định chế hóa”, nghĩa là đang (hay đã) trở thành khuôn mẫu, thay thế những chuẩn mực và quy tắc
1 P. Berger, T. Luckmann, sách đã dẫn, tr. 85.
2 Cao Huy Thuần, “Định chế : cái ‘đã’ và cái ‘đang’”, Tạp chí Thời đại (Paris), số 5, 2001, tr. 4.
cũ ngày xưa.
R. Boudon và F. Bourricaud đưa ra hai thí dụ sau đây để cho thấy tiến trình định chế hóa vẫn không ngừng diễn ra trong bất cứ xã hội nào và vào bất cứ giai đoạn nào. Trong các xã hội tư bản chủ nghĩa trước đây, mối quan hệ giữa giới chủ doanh nghiệp với giới công nhân thường hay xảy ra những vụ xung đột, đình công... thậm chí nhiều lúc còn mang tính chất bạo động. Do vậy, những cơ quan trọng tài đã đưa ra cho cả hai phía một số đề nghị về biện pháp và chính sách vì lợi ích chung nhằm hóa giải xung đột, chẳng hạn những chính sách an sinh xã hội dành cho công nhân (mức lương cơ bản, thời gian lao động tối đa, nhà ở, bảo hiểm y tế...), các điều kiện tuyển dụng nhân công, các tiêu chuẩn cho việc đề bạt, thăng tiến... Hai phía, tức giới chủ và giới thợ, dần dà từng bước đạt được những thỏa thuận, và xây dựng được những quy trình nhằm thực thi những điều đã thỏa thuận ấy.
Đây chính là những kết quả của tiến trình định chế hóa trong doanh nghiệp tư bản chủ nghĩa. Một thí dụ khác : chuyện “cứu giúp người nghèo” trước đây trong các xã hội Tây Âu chỉ là một bổn phận mang tính chất thuần túy tôn giáo. Nhưng tình hình đã thay đổi kể từ khi mà, thay vì phó mặc cho
“lòng tốt” của từng cá nhân, chuyện ấy được bảo đảm bởi những chính sách bảo hiểm xã hội và những chế độ thuế khóa mà mọi người bắt buộc phải đóng. Trong cả hai thí dụ vừa nêu, sự định chế hóa đã diễn ra xuất phát từ lãnh vực đạo đức và tôn giáo, rồi thông qua những quá trình thương lượng tập thể, để cuối cùng trở thành những điều luật và những nghĩa vụ mà mọi người trong xã hội buộc phải tuân thủ.1