Kiểm định độ tin cậy các thang đo

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tương thích tài trợ, chất lượng mối quan hệ và dự định tài trợ thể thao tại việt nam (Trang 104 - 111)

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4. Nghiên cứu định lượng sơ bộ

3.4.3. Kiểm định độ tin cậy các thang đo

Sử dụng hệ số Cronbach’s alpha để đo lường độ tin cậy thang đo các yếu tố

trong mô hình nghiên cứu. Hệ số Cronbach’s alpha thể hiện tính nhất quán của các biến quan sát trong cùng một thang đo. Thang đo phải có tối thiểu từ 3 biến quan sát trở lên, không thể tính độ tin cậy cho từng biến quan sát. Hệ số Cronbach’s alpha có

giá trị biến thiên từ giá trị 0 đến 1. Về lý thuyết, hệ số Cronbach’s alpha càng cao thì thang đo càng có giá trị cao, nhưng trong thực tế nếu hệ số Cronbach’s alpha có giá

trị quá cao (lớn hơn 0,95) là có hiện tượng trùng lắp trong đo lường, nhiều biến trong thang đo là không khác biệt nhau (Nguyễn Đình Thọ, 2011).

Thang đo có độ tin cậy tốt khi hệ số Cronbach’s alpha biến thiên trong khoảng từ 0,7 đến 0,8. Nếu Cronbach’s alpha lớn hơn hoặc bằng 0,6 thì thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy. Các biến quan sát trong một thang đo dùng để cùng đo lường một yếu tố nghiên cứu nên phải có sự tương quan chặt chẽ với nhau. Sử dụng hệ số

tương quan biến tổng để kiểm tra từng biến đo lường. Hệ số tương quan biến tổng lớn hơn hoặc bằng 0,3 thì biến đó đạt yêu cầu (Nunually và Bernstein, 1994, theo Nguyễn Đình Thọ, 2011).

3.4.3.1. Kiểm định độ tin cậy thang đo dự định tài trợ

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo dự định tài trợ trình bày trong Bảng 3.10.

Thang đo dự định tài trợ là thang đo đơn hướng được đo lường bởi 3 biến quan sát.

Kết quả kiểm định độ tin cậy trong Bảng 3.10 cho thấy, hệ số Cronbach’s alpha bằng 0,922 lớn hơn 0,6 nên đạt yêu cầu. Cronbach’s alpha nếu loại biến DĐTT1 sẽ đạt giá

trị là 0,942, nhưng nội dung biến DĐTT1 có ý nghĩa quan trọng nên giữ lại biến DĐTT1 là hợp lý (Công ty chúng tôi dự định tài trợ cho đối tượng nhận tài trợ X).

Hệ số tương quan biến tổng của các biến mang giá trị biến thiên từ 0,779 đến 0,929 và đều lớn hơn 0,3. Như vậy, thang đo dự định tài trợ đạt yêu cầu về độ tin cậy.

Bảng 3.10: Đánh giá độ tin cậy thang đo dự định tài trợ.

Dự định tài trợ

Trung bình thang đo nếu

loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến

tổng

Cronbach α nếu loại biến

Cronbach’s alpha = 0,922

DĐTT1 10,00 13,581 0,779 0,942

DĐTT2 9,78 12,187 0,929 0,814

DĐTT3 10,65 14,783 0,833 0,900

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) 3.4.3.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo tương thích tài trợ

Kết quả phân tích Cronbach’s alpha thang đo tương thích tài trợ trình bày trong Bảng 3.11. Thang đo tương thích tài trợ được đo lường bởi 6 biến quan sát có ký hiệu từ TTTT1 đến TTTT6 và là thang đo đơn hướng.

Hệ số Cronbach’s alpha bằng 0,612 và lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến tổng của biến TTTT6 có giá trị bằng -0,234 và nhỏ hơn 0,3 nên không đạt yêu cầu. Xem xét giá trị nội dung của biến TTTT6 (công ty chúng tôi tài trợ cho đối tượng nhận tài trợ X là hợp lý), nội dung phát biểu này ít gần với ý nghĩa tương thích, nên dễ gây nhầm lẫn cho người trả lời. Hơn nữa, các nội dung về tương thích đã mô tả đầy đủ

trong các biến quan sát còn lại. Việc loại biến quan sát TTTT6 không ảnh hưởng đến giá trị nội dung, nên tác giả quyết định loại biến quan sát này và tiến hành kiểm định Cronbach’s alpha lần 2 đối với thang đo tương thích tài trợ.

Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s alpha lần 2 của thang đo tương thích tài trợ được trình bày chi tiết trong Bảng 3.11. Hệ số Cronbach’s alpha đạt giá trị bằng 0,860

và lớn hơn 0,6. Đồng thời, tương quan biến tổng của các biến còn lại đều đạt giá trị

lớn hơn 0,3 và biến thiên từ 0,648 đến 0,702. Như vậy, thang đo tương thích tài trợ sau khi điều chỉnh loại bớt biến TTTT6 đã đạt yêu cầu về độ tin cậy cần thiết.

Bảng 3.11: Đánh giá độ tin cậy thang đo tương thích tài trợ.

Tương thích tài trợ

Trung bình thang

đo nếu loại biến Phương sai thang

đo nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach α nếu loại biến Cronbach’s alpha = 0,612 (Lần 1)

TTTT1 21,21 10,535 0,575 0,489

TTTT2 21,34 9,914 0,561 0,478

TTTT3 21,11 10,502 0,636 0,475

TTTT4 20,99 10,547 0,599 0,484

TTTT5 21,20 9,892 0,543 0,483

TTTT6 23,17 15,213 -0,234 0,860

Cronbach’s alpha = 0,860 (Lần 2)

TTTT1 18,58 10,285 0,689 0,828

TTTT2 18,70 9,453 0,702 0,825

TTTT3 18,48 10,575 0,688 0,829

TTTT4 18,36 10,625 0,648 0,838

TTTT5 18,57 9,449 0,677 0,833

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) 3.4.3.3. Kiểm định độ tin cậy thang đo chất lượng mối quan hệ

Thang đo hài lòng

Phân tích Cronbach’s alpha thang đo hài lòng trong Bảng 3.12. Thang đo HAIL được cấu thành bởi 4 biến quan sát và đây là thang đo đơn hướng. Hệ số Cronbach’s alpha bằng 0,672 và lớn hơn 0,6. Tương quan biến tổng của các biến mang giá trị

biến thiên từ 0,157 đến 0,648. Trong đó biến HAIL1 có tương quan biến tổng bằng 0,157 và nhỏ hơn 0,3. Xem xét giá trị nội dung của biến quan sát HAIL1 như sau: Về tổng thể chúng tôi hài lòng với đối tượng nhận tài trợ X. Phát biểu này là tổng hợp

nội dung của các biến quan sát HAIL 2 (chúng tôi hài lòng với những đề xuất tài trợ từ đối tượng nhận tài trợ X), HAIL3 (chúng tôi hài lòng về mối quan hệ giao tiếp với đối tượng nhận tài trợ X) và HAIL4 (khách hàng của chúng tôi hài lòng về các chương trình của đối tượng nhận tài trợ X). Quyết định loại bỏ biến HAIL1 là hợp lý vì không làm giảm ý nghĩa nội dung của thang đo này. Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s alpha thang đo hài lòng lần 2 trong Bảng 3.12 đạt các yêu cầu về độ tin cậy.

Bảng 3.12: Đánh giá độ tin cậy thang đo hài lòng.

Hài lòng

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach α nếu loại biến Cronbach’s alpha = 0,672 (Lần 1)

HAIL1 12,07 6,596 0,157 0,820

HAIL2 11,85 4,753 0,621 0,479

HAIL3 11,90 5,970 0,520 0,572

HAIL4 11,82 5,514 0,648 0,494

Cronbach’s alpha = 0,820 (Lần 2)

HAIL2 8,04 2,661 0,707 0,733

HAIL3 8,09 3,505 0,653 0,777

HAIL4 8,01 3,419 0,689 0,744

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Thang đo tin tưởng

Hệ số Cronbach’s alpha thang đo tin tưởng bằng 0,712 và lớn hơn 0,6 (Bảng 3.13). Tuy nhiên, hệ số tương quan biến tổng của biến TINT2 bằng 0,209 và nhỏ hơn 0,3. Sau khi kiểm tra lại giá trị nội dung biến TINT2 (Đối tượng nhận tài trợ X luôn quan tâm đến sự thành công của chúng tôi), tác giả quyết định loại biến TINT2, vì biến này cũng có nội hàm gần với biến TINT3 (chúng tôi tin tưởng rằng đối tượng nhận tài trợ X luôn đặt lợi ích của chúng tôi lên hàng đầu). Thang đo tin tưởng đạt yêu cầu sau khi kiểm định độ tin cậy sau lần kiểm định thứ 2, vì thang đo này có hệ

số Cronbach’s alpha bằng 0,820 và lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến còn lại của thang đo mang giá trị biến thiên từ 0,657 đến 0,698 và đều lớn hơn 0,3 (Bảng 3.13).

Bảng 3.13: Đánh giá độ tin cậy thang đo tin tưởng.

Tin tưởng

Trung bình thang

đo nếu loại biến Phương sai thang

đo nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach α nếu loại biến Cronbach’s alpha = 0,712 (Lần 1)

TINT1 11,48 4,887 0,654 0,558

TINT2 11,32 6,258 0,209 0,820

TINT3 11,44 5,031 0,582 0,600

TINT4 11,63 4,694 0,619 0,572

Cronbach’s alpha = 0,820 (Lần 2)

TINT1 7,51 3,089 0,698 0,730

TINT3 7,46 3,075 0,670 0,757

TINT4 7,66 2,929 0,657 0,772

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Thang đo cam kết

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo cam kết trong Bảng 3.14. Hệ số

Cronbach’s alpha bằng 0,881, lớn hơn 0,6 và đạt yêu cầu. Đồng thời, hệ số tương quan biến tổng của các biến đều lớn hơn 0,3 và có giá trị biến thiên từ 0,763 đến 0,776. Như vậy, thang đo cam kết đạt yêu cầu về độ tin cậy cần thiết.

Bảng 3.14: Đánh giá độ tin cậy thang đo cam kết.

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) 3.4.3.4. Kiểm định độ tin cậy thang đo rủi ro tài trợ

Thang đo rủi ro tài trợ là thang đo đơn hướng, được cấu thành bởi 4 biến quan sát có ký hiệu từ RRTT1 đến RRTT4. Kết quả kiểm định hệ số Cronbach’s alpha được trình bày trong Bảng 3.15.

Cam kết Trung bình thang

đo nếu loại biến Phương sai thang

đo nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach α nếu loại biến Cronbach’s alpha = 0,881

CAMK1 7,14 3,352 0,776 0,827

CAMK2 7,18 3,420 0,763 0,838

CAMK3 7,15 3,429 0,771 0,831

Bảng 3.15: Đánh giá độ tin cậy thang đo rủi ro tài trợ.

Rủi ro tài trợ

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach α nếu loại biến Cronbach’s alpha = 0,853

RRTT1 8,43 15,990 0,753 0,789

RRTT2 8,16 16,244 0,754 0,789

RRTT3 8,15 16,915 0,645 0,835

RRTT4 8,07 17,190 0,632 0,840

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) Kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo rủi ro tài trợ cho thấy hệ số Cronbach’s alpha bằng 0,853 và đạt yêu cầu lớn hơn 0,6. Tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát có giá trị biến thiên từ 0,632 đến 0,754 và đều lớn hơn 0,3. Thang đo rủi ro tài trợ đạt yêu cầu về độ tin cậy.

3.4.3.5. Kiểm định độ tin cậy thang đo danh tiếng tài trợ

Kết quả phân tích Cronbach’s alpha thang đo danh tiếng tài trợ được trình bày trong Bảng 3.16.

Bảng 3.16: Đánh giá độ tin cậy thang đo danh tiếng tài trợ.

Danh tiếng tài trợ

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach α nếu loại biến Cronbach’s alpha = 0,825

DTTT1 27,52 23,846 0,672 0,783

DTTT2 27,72 22,366 0,788 0,758

DTTT3 27,90 24,578 0,395 0,846

DTTT4 27,51 23,684 0,537 0,810

DTTT5 27,82 24,379 0,598 0,797

DTTT6 27,58 22,894 0,647 0,785

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả)

Theo Bảng 3.16, hệ số Cronbach’s alpha của thang đo danh tiếng tài trợ có giá

trị bằng 0,825 lớn hơn 0,6. Đồng thời, tương quan biến tổng của 6 biến quan sát trong thang đo này đều lớn hơn 0,3 nên đạt yêu cầu. Biến quan sát DTTT3 có hệ số tương quan biến tổng hơi thấp (0,395), nếu loại biến DTTT3 thì hệ số Cronbach’s alpha sẽ tăng từ 0,825 lên 0,846. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả chắc chắn, tác giả quyết định giữ lại biến DTTT3 và tiếp tục theo dõi ở bước kiểm định tiếp theo.

3.4.3.6. Kiểm định độ tin cậy thang đo thu hút truyền thông

Hệ số Cronbach’s alpha thang đo thu hút truyền thông có giá trị bằng 0,821 lớn hơn 0,6. Hệ số tương quan biến tổng của các biến có giá trị biến thiên từ 0,361 đến 0,750 và đều lớn hơn 0,3, nên đảm bảo độ tin cậy. Biến quan sát THTT1 có hệ số

tương quan biến tổng không cao (0,361). Nếu loại biến THTT1 thì hệ số Cronbach’s alpha sẽ tăng từ 0,821 lên 0,854 (Bảng 3.17). Tuy nhiên, để có kết quả chắc chắn, tác giả quyết định giữ lại biến THTT1 và tiếp tục theo dõi ở bước kiểm định CFA.

Bảng 3.17: Đánh giá độ tin cậy thang đo thu hút truyền thông.

Thu hút truyền

thông

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu

loại biến

Tương quan biến tổng

Cronbach α nếu loại

biến Cronbach’s alpha = 0,821

THTT1 28,21 22,940 0,361 0,854

THTT2 27,77 22,235 0,663 0,778

THTT3 27,68 21,909 0,741 0,764

THTT4 27,81 21,306 0,750 0,759

THTT5 28,17 22,780 0,476 0,818

THTT6 27,48 22,400 0,669 0,777

(Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả) 3.4.3.7. Kiểm định độ tin cậy thang đo động cơ tài trợ

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo động cơ tài trợ được trình bày trong Bảng 3.18. Thang đo động cơ tài trợ là thang đo đơn hướng với hệ số Cronbach’s alpha bằng 0,912, lớn hơn 0,6 và tương quan biến tổng của tất cả các biến quan sát đều có giá trị lớn hơn 0,3 và biến thiên từ 0,729 đến 0,857 là đạt các yêu cầu kiểm định.

Bảng 3.18: Đánh giá độ tin cậy thang đo động cơ tài trợ.

Động cơ tài trợ

Trung bình thang

đo nếu loại biến Phương sai thang đo

nếu loại biến Tương quan biến tổng

Cronbach α nếu loại biến Cronbach’s alpha = 0,912

ĐCTT1 17,01 29,635 0,857 0,875

ĐCTT2 17,03 33,391 0,815 0,887

ĐCTT3 16,63 32,816 0,732 0,902

ĐCTT4 17,51 33,211 0,778 0,893

ĐCTT5 17,56 31,018 0,729 0,905

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa tương thích tài trợ, chất lượng mối quan hệ và dự định tài trợ thể thao tại việt nam (Trang 104 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(346 trang)