CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4. Kiểm định mô hình lý thuyết bằng SEM
4.4.6. Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu
Căn cứ kết quả kiểm định mô hình lý thuyết trong Hình 4.5, hệ số hồi quy trong Bảng 4.13, và hiệu quả tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp trong Bảng 4.15, tác giả tiến hành kiểm định các giả thuyết đã được đề xuất theo mô hình lý thuyết.
Giả thuyết H1: Yếu tố tương thích tài trợ được giả thuyết là tác động trực tiếp và cùng chiều lên dự định tài trợ trong giả thuyết H1. Với kết quả kiểm định hệ số
hồi quy ước lượng mối quan hệ của hai yếu tố trong giả thuyết này đạt mức ý nghĩa P-value bằng 0,000 và nhỏ hơn 0,05 (Bảng 4.13). Hiệu quả tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng hợp của tương thích tài trợ lên dự định tài trợ, được trình bày trong Bảng 4.15, cũng đạt giá trị bằng 0,355. Các phân tích trên là cơ sở để kết luận sự phù hợp của giả thuyết H1 với dữ liệu thị trường.
Giả thuyết H2: Kết quả thống kê dữ liệu thị trường chứng minh tương quan giữa chất lượng mối quan hệ và dự định tài trợ như sau: Hệ số hồi quy ước lượng về mối quan hệ của hai yếu tố này đạt giá trị dương 0,196 ở mức ý nghĩa P-value bằng 0,003 và nhỏ hơn 0,05 là đạt yêu cầu (Bảng 4.13). Điều này giúp khẳng định sự phù hợp của giả thuyết H2. Tức là, chất lượng mối quan hệ tác động trực tiếp và cùng chiều lên dự định tài trợ.
Giả thuyết H3: Hệ số hồi quy ước lượng về mối quan hệ của tương thích tài trợ và chất lượng mối quan hệ đạt giá trị dương 0,201 ở mức ý nghĩa P-value bằng 0,003 và nhỏ hơn 0,05 (Bảng 4.13). Như vậy, tương thích tài trợ tác động trực tiếp và cùng chiều lên chất lượng mối quan hệ.
Giả thuyết H4a: Giả thuyết H4a đã được đề xuất: Rủi ro tài trợ tác động trực tiếp và ngược chiều lên tương thích tài trợ. Với giá trị hệ số hồi quy ước lượng mối quan hệ của rủi ro tài trợ và tương thích tài trợ là -0,157 ở mức ý nghĩa P-value bằng 0,001 và nhỏ hơn 0,05 (Bảng 4.13) đã chứng tỏ mối quan hệ của hai yếu tố này là ngược chiều và có ý nghĩa. Kết luận sự phù hợp của dữ liệu thị trường với giả thuyết H4a.
Giả thuyết H4b: Kết quả ước lượng hệ số hồi quy của mối quan hệ giữa rủi ro tài trợ và chất lượng mối quan hệ có giá trị bằng 0,009 với mức ý nghĩa P-value bằng
0,856 và lớn hơn 0,05 là không đạt yêu cầu (Bảng 4.13). Điều này trùng với quan điểm cho rằng những quốc gia có chỉ số tránh sự không chắc chắn thấp như Việt Nam thường có thái độ thoải mái hơn với sự không chắc chắn (Hofstede-insights, 2018).
Hơn nữa, tác giả đã tham khảo ý kiến của 5 chuyên gia tài trợ tại Việt Nam và đều nhận được sự đồng thuận kết quả ảnh hưởng thấp của rủi ro tài trợ lên chất lượng mối quan hệ. Lý giải vấn đề này các chuyên gia cho rằng, họ ít quan tâm đến vấn đề rủi ro trong việc thiết lập và duy trì mối quan hệ. Hơn nữa, các mối quan hệ chủ yếu dựa trên nền tảng “duy tình” hơn là “duy lý”. Như vậy, đặc điểm môi trường văn hóa xã
hội tại Việt Nam ảnh hưởng đến nhận thức về rủi ro của nhà tài trợ trong mối quan hệ tài trợ. Giả thuyết nghiên cứu H4b bị bác bỏ.
Giả thuyết H5a: Danh tiếng tài trợ tác động trực tiếp và cùng chiều lên tương thích tài trợ là nội dung đề xuất của giả thuyết H5a. Ước lượng hệ số hồi quy của hai yếu tố danh tiếng tài trợ và tương thích tài trợ đạt giá trị dương 0,166 với mức ý nghĩa P-value bằng 0,000 và nhỏ hơn 0,05 là đạt yêu cầu ý nghĩa thống kê. Đồng thời, giả
thuyết H5a đã được chấp nhận.
Giả thuyết H5b: Nội dung giả thuyết H5b xây dựng như sau: Danh tiếng tài trợ tác động trực tiếp và cùng chiều lên chất lượng mối quan hệ. Giả thuyết này cũng phù
hợp với dữ liệu thị trường vì đạt được các giá trị thống kê theo mô hình SEM. Cụ thể, hệ số tương quan ước lượng đạt giá trị dương 0,406 với mức ý nghĩa P-value bằng 0,000 và nhỏ hơn 0,05 (Bảng 4.13).
Giả thuyết H6a: Thu hút truyền thông tác động trực tiếp và cùng chiều lên tương thích tài trợ. Hệ số hồi quy ước lượng theo mô hình kiểm định SEM của hai yếu tố trong giả thuyết này đạt giá trị dương và có giá trị bằng 0,292 ở mức ý nghĩa P-value bằng 0,000 và nhỏ hơn 0,05 (Bảng 4.13).
Giả thuyết H6b: Giả thuyết H6b được chấp nhận, thu hút truyền thông tác động trực tiếp và cùng chiều lên chất lượng mối quan hệ. Hệ số hồi quy ước lượng của hai yếu tố này có giá trị dương 0,184 ở mức ý nghĩa P-value bằng 0,001 và nhỏ hơn 0,05 (Bảng 4.13).
Giả thuyết H7a: Theo kết quả kiểm định hồi quy trong Bảng 4.13, hệ số hồi quy của mối quan hệ giữa động cơ tài trợ và tương thích tài trợ có giá trị bằng 0,443 với mức ý nghĩa P-value bằng 0,000 và nhỏ hơn 0,05 là đạt yêu cầu và giả thuyết nghiên cứu H7a được chấp nhận.
Giả thuyết H7b: Hệ số hồi quy ước lượng của mối quan hệ giữa động cơ tài trợ và chất lượng mối quan hệ là đạt các yêu cầu về ý nghĩa thống kê, với giá trị bằng 0,360 ở mức ý nghĩa P-value bằng 0,000 và nhỏ hơn 0,05 (Bảng 4.13). Kết luận giả
thuyết H7b là phù hợp.
Bảng 4.16: Tóm tắt kết quả kiểm định các giả thuyết.
Giả thuyết Kết quả
H1: Tương thích tài trợ tác động trực tiếp và cùng chiều lên dự định tài
trợ. Chấp nhận
H2: Chất lượng mối quan hệ tác động trực tiếp và cùng chiều lên dự
định tài trợ. Chấp nhận
H3: Tương thích tài trợ tác động trực tiếp và cùng chiều lên chất lượng
mối quan hệ. Chấp nhận
H4a: Rủi ro tài trợ tác động trực tiếp và ngược chiều lên tương thích tài
trợ. Chấp nhận
H4b: Rủi ro tài trợ tác động trực tiếp và ngược chiều lên chất
lượng mối quan hệ. Bác bỏ
H5a: Danh tiếng tài trợ tác động trực tiếp và cùng chiều lên tương thích
tài trợ. Chấp nhận
H5b: Danh tiếng tài trợ tác động trực tiếp và cùng chiều lên chất lượng
mối quan hệ. Chấp nhận
H6a: Thu hút truyền thông tác động trực tiếp và cùng chiều lên tương
thích tài trợ. Chấp nhận
H6b: Thu hút truyền thông tác động trực tiếp và cùng chiều lên chất
lượng mối quan hệ. Chấp nhận
H7a: Động cơ tài trợ tác động trực tiếp và cùng chiều lên tương thích
tài trợ. Chấp nhận
H7b: Động cơ tài trợ tác động trực tiếp và cùng chiều lên chất lượng
mối quan hệ. Chấp nhận