AND THEORICAL OF THE THESIS
3.2. Nghiên cứu định tính hiệu chỉnh thang đo
Chương trình nghiên cứu định tính hiệu chỉnh thang đo thông qua thảo luận tay đôi với 10 chuyên gia tài trợ và thu được kết quả là thang đo của 7 yếu tố nghiên cứu với 41 biến quan sát. Trong đó, có 7 biến quan sát được khám phá mới được bổ sung vào thành phần các thang đo. Kết quả hiệu chỉnh các thang đo như sau:
Bảng 3.1: Thang đo các yếu tố nghiên cứu.
Ký
hiệu Biến quan sát Nguồn
Thang đo dự định tài trợ (DĐTT) DĐTT
1
Công ty chúng tôi dự định tài trợ cho đối tượng nhận tài trợ X.
Ajzen (2002) DĐTT
2
Công ty chúng tôi sẽ cố gắng tài trợ cho đối tượng nhận tài trợ X.
DĐTT 3
Công ty chúng tôi có kế hoạch tài trợ cho đối tượng nhận tài trợ X.
Thang đo tương thích tài trợ (TTTT)
TTTT1 Công ty chúng tôi có sự tương thích về nguồn lực với đối tượng nhận tài trợ X.
Khám phá từ nghiên cứu
định tính TTTT2 Có sự liên kết logic giữa công ty chúng tôi và
đối tượng nhận tài trợ X.
Speed và Thompson
(2000) TTTT3 Hình ảnh của công ty chúng tôi và hình ảnh đối
tượng nhận tài trợ X là tương đồng.
TTTT4 Công ty chúng tôi có sự tương thích chặt chẽ với đối tượng nhận tài trợ X.
TTTT5 Công ty chúng tôi và đối tượng nhận tài trợ X cùng đại diện cho những điều tương tự.
TTTT6 Công ty chúng tôi tài trợ cho đối tượng nhận tài trợ X là hợp lý.
Thang đo hài lòng (HAIL) HAIL1 Về tổng thể, chúng tôi hài lòng với đối tượng
nhận tài trợ X.
Liu và cộng sự (2011)
HAIL2 Chúng tôi hài lòng với những đề xuất tài trợ từ đối tượng nhận tài trợ X.
HAIL3 Chúng tôi hài lòng về mối quan hệ giao tiếp với đối tượng nhận tài trợ X.
HAIL4 Khách hàng của chúng tôi hài lòng về các chương trình của đối tượng nhận tài trợ X.
Khám phá từ nghiên cứu
định tính Thang đo tin tưởng (TINT)
TINT1 Đối tượng nhận tài trợ X luôn giữ đúng lời hứa.
Ulaga và Eggert (2006) TINT2 Đối tượng nhận tài trợ X luôn quan tâm đến sự
thành công của chúng tôi.
TINT3 Chúng tôi tin tưởng rằng đối tượng nhận tài trợ X luôn đặt lợi ích của chúng tôi lên hàng đầu.
TINT4 Đối tượng nhận tài trợ X đáng tin cậy.
Thang đo cam kết (CAMK) CAMK1 Công ty chúng tôi có sự cam kết với đối tượng
nhận tài trợ X.
Morgan và Hunt (1994) CAMK2 Công ty chúng tôi dự định duy trì mối quan hệ
lâu dài với đối tượng nhận tài trợ X.
CAMK3 Công ty chúng tôi sẽ nỗ lực tối đa để duy trì mối quan hệ với đối tượng nhận tài trợ X.
Thang đo rủi ro tài trợ (RRTT) RRTT1 Đối tượng nhận tài trợ X thiếu chuyên nghiệp.
Yang và cộng sự (2008) RRTT2 Thành tích của đối tượng nhận tài trợ X không
ổn định.
RRTT3 Chúng tôi lo ngại bị hủy hợp đồng với đối tượng nhận tài trợ X.
RRTT4
Các scandal liên quan đến đối tượng nhận tài trợ X làm ảnh hưởng xấu đến thương hiệu công ty chúng tôi.
Khám phá từ nghiên cứu
định tính Thang đo danh tiếng tài trợ (DTTD)
DTTT1 Đối tượng nhận tài trợ X có thành tích tốt.
DTTT2 Đối tượng nhận tài trợ X có bề dày truyền thống.
Jang và cộng sự (2015) DTTT3 Đối tượng nhận tài trợ X có khả năng tài chính
mạnh.
DTTT4 Đối tượng nhận tài trợ X quan tâm đến người hâm mộ.
DTTT5 Đối tượng nhận tài trợ X có khả năng quản lý tốt.
DTTT6 Đối tượng nhận tài trợ X có trách nhiệm xã hội cao.
Thang đo thu hút truyền thông (THTT) THTT1 Đối tượng nhận tài trợ X luôn gây sự chú ý của
truyền thông nói chung.
Van Heerden (2001) THTT2 Đối tượng nhận tài trợ X được nhiều phương
tiện truyền thông đưa tin.
THTT3 Đối tượng nhận tài trợ X có khả năng ứng phó với các thông tin bất lợi.
THTT4 Đối tượng nhận tài trợ X có kế hoạch truyền thông tốt.
THTT5 Đối tượng nhận tài trợ X có tần suất xuất hiện
liên tục trên truyền thông. Khám phá từ nghiên cứu
định tính THTT6 Đối tượng nhận tài trợ X có khả năng tương tác
tốt trên mạng xã hội.
Thang đo động cơ tài trợ (ĐCTT)
ĐCTT1 Chúng tôi muốn hỗ trợ cho thể thao nước nhà thông qua việc tài trợ cho đối tượng X.
Apostolopoulou và Papadimitriou
(2004) ĐCTT2
Chúng tôi muốn tài trợ cho đối tượng nhận tài trợ X nhằm xây dựng mối quan hệ với các cơ quan chính quyền.
ĐCTT3 Chúng tôi muốn thúc đẩy sự phát triển của công ty thông qua việc tài trợ cho đối tượng X.
ĐCTT4 Việc tài trợ cho đối tượng X sẽ mang lại lợi ích
vật chất và tinh thần cho tôi. Khám phá từ nghiên cứu
định tính ĐCTT5 Chúng tôi tài trợ cho đối tượng X vì có sự giới
thiệu của cấp trên hoặc lãnh đạo chính quyền.
3.3. Nghiên cứu định lượng sơ bộ
3.3.1. Kiểm định độ tin cậy các thang đo
Kích thước mẫu của chương trình nghiên cứu định lượng sơ bộ là 149. Sử dụng hệ số Cronbach’s alpha để kiểm định sơ bộ độ tin cậy của các thang đo. Kết quả loại bỏ bớt 3 biến quan sát. Các thang đo dự định tài trợ (α = 0,922) , cam kết (α = 0,881), rủi ro tài trợ (α = 0,853), danh tiếng tài trợ (α = 0,825), thu hút truyền thông (α =0,821) và động cơ tài trợ (α = 0,912) đạt yêu cầu độ tin cậy ở lần kiểm định đầu tiên.
Các thang đo còn lại đạt yêu cầu độ tin cậy ở lần kiểm định thứ 2. Cụ thể: (1) Tương thích tài trợ: Loại bỏ biến quan sát TTTT6 (công ty chúng tôi tài trợ cho đối tượng nhận tài trợ X là hợp lý). Lần 1: α = 0,612 và lần 2: α = 0,860. (2) Hài lòng: Loại bỏ biến quan sát HAIL1 (Về tổng thể, chúng tôi hài lòng với đối tượng nhận tài trợ X). Lần 1: α = 0,672 và lần 2: α = 0,820. (3) Và tin tưởng: Loại bỏ biến quan sát TINT2 (Đối tượng nhận tài trợ X luôn quan tâm đến sự thành công của chúng tôi). Lần 1: α = 0,712 và lần 2: α = 0,820.
3.3.2. Kiểm định giá trị thang đo bằng EFA
Các bước tiến hành và kết quả phân tích EFA như sau:
- Phân tích EFA các yếu tố độc lập trong mô hình: Rủi ro tài trợ, danh tiếng tài trợ, động cơ tài trợ và thu hút truyền thông. Loại bỏ biến quan sát DTTT3 (Đối tượng nhận tài trợ X có khả năng tài chính mạnh) và biến THTT1 (Đối tượng nhận tài trợ X luôn gây sự chú ý của truyền thông nói chung), vì mức tải nhân tố không đạt yêu cầu (0,473 và 0,443).
- Tiếp theo, phân tích EFA riêng biệt từng yếu tố phụ thuộc trong mô hình (Tương thích tài trợ, chất lượng mối quan hệ và dự định tài trợ) đều đạt yêu cầu.