Các công trình nghiên cứu phân cấp quản lý nhà nước trên một số ngành, lĩnh vực

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương (Trang 27 - 31)

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

1.1.2. Các công trình nghiên cứu phân cấp quản lý nhà nước trên một số ngành, lĩnh vực

1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu phân cấp quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch

Tác giả Lê Viết Thái có công trình: “Phân cấp trong lĩnh vực quy hoạch và kế hoạch ở Việt Nam – Thực trạng và giải pháp” [2012] đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề phân cấp; thực trạng phân cấp trong lĩnh vực quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thông qua thể chế, chính sách của Nhà nước. Bài viết chỉ ra những hạn chế trong phân cấp quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội như: hạn chế trong tư duy về vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước; hạn chế trong nội dung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các ở cấp;

hạn chế trong phối hợp ở lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Từ đó, tác giả đề xuất một số định hướng, giải pháp để khắc phục những hạn chế trong lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Tác giả Đinh Lâm Tấn, Đánh giá kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam, Luận án Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội, 2015. Trong chương 2 của Luận án, tác giả đã dành một tiết bàn về phân cấp trong quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.

Bài viết của Phạm Sỹ Liêm “Quản lý thực hiện quy hoạch gắn với phân cấp quản lý nhà nước về quy hoạch” đã hệ thống hóa khung pháp lý về quy hoạch; thể chế về phân công và phân cấp tổ chức quản lý thực hiện quy hoạch; đồng thời đề xuất một số kiến nghị về phân cấp quản lý thực hiện quy hoạch.

Hướng nghiên cứu về lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là khá ít so với vai trò của lĩnh vực này.

1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu phân cấp quản lý NSNN

Hoạt động nghiên cứu trên thế giới về phân cấp quản lý NSNN đáng chú ý có các công trình của nhóm tác giả như: M. Govinda Rao, T. R. Raghunandan, Manish Gupta, Polly Datta, Pratap Ranjan Jena, Amarnath H. K: “Fiscal Decentralization to

17

Rural Local Governments in India: Selected Issues and Reform Options” (Phân cấp tài chính cho chính quyền địa phương nông thôn ở Ấn Độ: Các vấn đề được lựa chọn và tùy chọn cải cách) [2011], đã khái quát việc phân cấp tài chính cho chính quyền địa phương khu vực nông thôn ở Ấn Độ và so sánh với các cơ chế quản lý tài chính truyền thống. Qua đó, các tác giả đề xuất những giải pháp và công cụ để tăng cường quản lý tài chính ở nông thôn Ấn Độ khi được phân cấp. Theo hướng này có nghiên cứu của Francesco Porcelli: “Fiscal Decentralisation and eciency of government” (Phân cấp tài chính và hiệu quả chính phủ) [2009] đã làm rõ lý thuyết phân cấp tài chính truyền thống và những phát triển về phân cấp tài chính những năm gần đây; phân tích thực nghiệm liên quan đến hiệu quả của chính phủ trong phân cấp và những nguy cơ trong phân cấp tài chính.

Bài viết: “Phân cấp tài chính và hiệu quả của dịch vụ công” (Fiscal Decentralization and the Efficiency of Public Service Delivery) của nhóm tác giả:

Mousse Sow, Mr. Ivohasina Fizara Razafimahefa, (IMF Working papers 15/59, 2015), đã tìm hiểu tác động của phân cấp tài chính và hiệu quả của các dịch vụ công. Nó sử dụng một phương pháp ngẫu nhiên để ước tính hệ số hiệu quả thời gian khác nhau và phân tích tác động của phân cấp tài chính trên những hệ số hiệu quả.

Những phát hiện này chỉ ra rằng, phân cấp tài chính có thể cải thiện hiệu quả của các dịch vụ công nhưng chỉ trong điều kiện cụ thể. Đầu tiên, quá trình phân cấp đòi hỏi môi trường chính trị và thể chế phù hợp. Thứ hai, một mức độ đầy đủ về phân cấp chi tiêu dường như cần thiết để có được kết quả thuận lợi. Thứ ba, phân cấp chi tiêu cần phải được đi kèm với đầy đủ phân cấp của doanh thu.

Ở Việt Nam, xu hướng phân cấp quản lý NSNN bắt đầu rõ nét từ những năm 1990 với việc ban hành Nghị quyết số 186/HĐBT ngày 27 tháng 11 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về phân cấp quản lý ngân sách địa phương. Luật ngân sách năm 1996 là văn bản luật đầu tiên quy định rõ về phân cấp quản lý NSNN, tạo thế chủ động, độc lập tương đối cho chính quyền địa phương trong mối quan hệ với chính quyền trung ương về quản lý và sử dụng NSNN. Đặc biệt, Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 đã tăng cường quyền lực của chính quyền địa phương trong quyết định dự toán ngân sách, tăng thêm khoản thu cho ngân sách địa phương, với mục tiêu nâng cao năng lực và chủ động cho các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, các nghiên cứu về phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam chủ yếu đánh giá thực

18

trạng phân cấp quản lý NSNN nhằm tìm ra các giải pháp cải thiện hệ thống phân cấp quản lý NSNN trong từng giai đoạn nhất định.

Đáng chú ý nhóm công trình nghiên cứu về phân cấp NSNN có tác giả Đào Xuân Liên với công trình: “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách nhà nước cho các cấp chính quyền địa phương” [2007], đã trình bày lý luận, phân tích thực trạng và nêu giải pháp hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách ở Việt Nam hiện nay. Tiếp đó, có nghiên cứu chuyên sâu hơn của Lê Toàn Thắng, “Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay” [2013], trình bày lý luận về phân cấp quản lý ngân sách; thực trạng phân cấp quản lý ngân sách ở Việt Nam; nêu định hướng và giải pháp phân cấp ngân sách ở Việt Nam. Nghiên cứu về phân cấp trong lĩnh vực kinh tế có nghiên cứu của Mai Đình Lâm, “Tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam” [2012] làm rõ cơ sở lý luận của phân cấp tài khóa và tác động đến tăng trưởng kinh tế; phân tích thực trạng phân cấp tài khóa tại Việt Nam và phân tích thực nghiệm tác động của phân cấp tài khóa đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Bên cạnh đó, có nghiên cứu tổng quan và mang tính thực nghiệm của Vũ Thành Tự Anh, “Phân cấp quản lý kinh tế ở Việt Nam: Nhìn từ góc độ thể chế” [2012] đánh giá tổng quan về phân cấp quản lý kinh tế tại Việt Nam trên các phương diện cơ sở lý thuyết, bản chất, những nguyên tắc của phân cấp; thực trạng phân cấp kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua và những hệ quả của nó; từ đó, đưa ra những khuyến nghị về đổi mới chính sách phân cấp. Sách tham khảo của Đặng Đức Đạm, “Phân cấp quản lý kinh tế” [2002] trình bày cơ sở lý luận và phương pháp luận của phân cấp quản lý; một số bài học kinh nghiệm quốc tế về phân cấp quản lý kinh tế; chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước trong kinh tế thị trường;

cải cách hành chính và phân cấp quản lý kinh tế ở Việt Nam, nguyên tắc và giải pháp tăng cường phân cấp quản lý kinh tế. Sách chuyên khảo của Lê Chi Mai,

Phân cấp ngân sách cho chính quyền địa phương – thực trạng và giải pháp”

[2006] giới thiệu cơ sở lý luận về phân cấp ngân sách; thực trạng phân cấp ngân sách đối với chính quyền địa phương hiện nay; một số giải pháp nhằm tăng cường phân cấp NSNN cho chính quyền địa phương. Tác giả Nguyễn Xuân Thu, “Phân cấp quản lý ngân sách địa phương ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2014, đã nghiên cứu nghiêm túc, có những phân tích định lượng khoa học để chứng minh thực trạng, tác động của phân cấp quản lý ngân

19

sách đến quản trị địa phương Việt Nam; qua đó, tác giả đề xuất những khuyến nghị về quản lý ngân sách địa phương ở Việt Nam hiện nay. Bài viết của Lê Thị Thu Thủy, “Một số vấn đề pháp lý về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, Luật học, 26 (2010) 34-43. Bài viết nghiên cứu sâu thực trạng pháp luật về phân cấp quản lý NSNN ở Việt Nam, đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này. Cụ thể: bài viết đã đưa ra một số giải pháp sau: (i) cần có các quy định thể hiện sự phân cấp quản lý về ngân sách nhiều hơn, rộng hơn cho các cấp chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền cấp xã; (ii) pháp luật cần quy định cụ thể phương thức bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới theo nguyên tắc nhiệm vụ chi thuộc địa phương nào, thì địa phương đó phải sắp xếp kinh phí để thực hiện, nếu còn thiếu thì ngân sách cấp trên mới hỗ trợ để thực hiện mục tiêu trên; (iii) để thu hẹp khoảng cách thu, chi ngân sách, cần sửa đổi luật thuế, cơ cấu lại các nguồn thu, cải cách chế độ thu thuế, tránh tình trạng NSNN phụ thuộc quá nhiều vào các nguồn thu không mang tính chất bền vững như thu từ hoạt động dầu mỏ, thuế nhập khẩu; (iv) quy định về thời hạn của NSNN là trung hạn (5 năm) thay vì một năm như hiện nay.

1.1.2.3. Các công trình nghiên cứu phân cấp quản lý nhà nước về TCBM và CBCC

Tiếp cận phân cấp theo lĩnh vực TCBM và CBCC có công trình của Riitta - Liisa Kolehmainen-Aitken, MD, DrPH: “Phân cấp quản lý và nguồn nhân lực:

Những ảnh hưởng và tác động” (Decentralization and Human Resources:

Implications and Impact) [2009], phân tích xu thế phân cấp quản lý trong lĩnh vực y tế trên thế giới và vai trò của nguồn nhân lực để phục vụ quá trình phân cấp trong lĩnh vực y tế. Tác giả đã đưa ra 5 khuyến nghị để thực hiện tốt phân cấp quản lý nguồn nhân lực y tế. “Quản lý nguồn nhân lực trong bối cảnh phân cấp, trích giới thiệu bài của tác giả Amanda E. Green (chuyên gia của Ngân hàng Thế giới) về vấn đề quản lý nguồn nhân lực trong bối cảnh phân cấp qua phân tích thực trạng và kinh nghiệm của một số nước Đông Á. Tác giả Trần Anh Tuấn, “Hoàn thiện thể chế quản lý công chức ở Việt Nam trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, [2007] đã nghiên cứu có hệ thống thể chế quản lý công chức ở Việt Nam từ trước tới năm 2007. Tác giả đã

20

phân tích, đánh giá thực trạng thể chế quản lý công chức ở Việt Nam; đề xuất quan điểm, nguyên tắc, nội dung, giải pháp hoàn thiện thể chế quản lý công chức trong điều kiện phát triển và hội nhập quốc tế.

Theo hướng nghiên cứu này, đặc biệt có công trình của tác giả Hoàng Mai,

Phân cấp quản lý nhân sự hành chính nhà nước”, Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công, Học viện Hành chính quốc gia, Hà Nội, 2010 đã góp phần hoàn thiện lý luận và thực tiễn về phân cấp quản lý nhân sự hành chính nhà nước; đề xuất giải pháp cụ thể thông qua việc xây dựng mô hình phân cấp quản lý nhân sự, trong đó, xác định rõ vai trò, thẩm quyền của ba nhóm cụ thể: Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước đối với nhân sự hành chính nhà nước và cơ quan trực tiếp sử dụng nhân sự. Bên cạnh đó, tác giả Hoàng Mai còn công bố các bài viết trên các tạp chí như: “Phân cấp tuyển dụng công chức hành chính – Một cách tiếp cận để hoàn thành công tác tuyển dụng”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 160/2009; “Để góp phần thực hiện phân cấp quản lý nhân sự hành chính ở nước ta hiện nay, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 4/2005; “Kinh nghiệm về phân cấp quản lý nhân sự ở một số nước”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 149/2008.

Nghiên cứu về phân cấp TCBM có cuốn sách của Bùi Đức Kháng, “Phân cấp quản lý trong hệ thống hành chính nhà nước của chính quyền địa phương”, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội, 2006 đã trình bày những vấn đề chung về phân cấp quản lý hành chính; thực trạng phân cấp quản lý hành chính trên một số lĩnh vực tại địa phương; một số giải pháp để đẩy mạnh phân công, phân cấp quản lý trong hệ thống hành chính nhà nước của chính quyền địa phương. Bên cạnh đó có công trình “Phân cấp quản lý hành chính - Chiến lược cho các nước đang phát triển” (Sách tham khảo nội bộ), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 đã phân tích những mặt mạnh, măt yếu của các mô hình thiết kế hành chính trên cơ sở những nguyên tắc khoa học quản lý hành chính và đưa ra những ví dụ cụ thể về phân cấp quản lý hành chính đang áp dụng ở một số nước.

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)