Chương 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA TRUNG ƯƠNG VỚI CHÍNH QUYỀN THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
4.3. NHÓM GIẢI PHÁP PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA
4.3.3. Phân cấp quản lý nhà nước về TCBM và CBCC
Thứ nhất, cần hoàn thiện thể chế phân cấp quản lý nhà nước về TCBM giữa trung ương và chính quyền các thành phố trực thuộc trung ương theo hướng phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền cho chính quyền các thành phố trực thuộc trung ương.
Mặc dù thẩm quyền quản lý TCBM đã được phân cấp cho chính quyền địa phương các cấp. Tuy nhiên, các thẩm quyền này còn ở khuôn mẫu chung theo cấp hành chính mà chưa đề cao hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, nhất là ở các thành phố trực thuộc trung ương. Điều này là do thể chế quy định về
164
TCBM nhà nước còn hạn chế như: vẫn chưa thật đồng bộ và hoàn thiện, nhiều quy định còn chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu thống nhất. Một số văn bản pháp luật không thuộc chuyên ngành về TCBM nhưng vẫn có quy định làm phát sinh TCBM mới hoặc dẫn đến tăng biên chế. Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ giữa trung ương với thành phố trực thuộc trung ương về quản lý TCBM còn chưa rõ, chồng chéo, trùng lặp, bó hẹp phương thức, mô hình quản lý. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. TCBM thành phố trực thuộc trung ương vẫn được tổ chức như các địa phương khác do được điều chỉnh chung bởi một khuôn khổ thể chế thống nhất. Điều này đòi hỏi thời gian tới cần hoàn thiện, ban hành khuôn khổ pháp lý mới về quản lý TCBM đối với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương.
Khuôn khổ pháp lý mới về quản lý TCBM nhà nước ở thành phố trực thuộc trung ương cần thể hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trong quản lý TCBM. Chính phủ chỉ quản lý vĩ mô thông qua việc ban hành thể chế, tiêu chí để quản lý. Đề cao tính đặc thù, tính hiệu quả trong mô hình tổ chức của thành phố trực thuộc trung ương. Ví dụ: cần sửa đổi, bổ sung một số điều liên quan đến quy định khung số lượng cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện nhằm tạo điều kiện đẩy mạnh phân cấp, trao quyền chủ động cho chính quyền địa thành phố trực thuộc trung ương; bỏ thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc quyết định các tiêu chí, điều kiện thành lập hoặc giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện; thành lập Ban của HĐND cấp xã; cơ cấu thành viên của UBND cấp tỉnh, cấp huyện; quy định thẩm quyền quyết định việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp xã…
Nội dung phân cấp TCBM cần quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền trung ương, chính quyền thành phố trực thuộc trung ương khi được hân cấp;
đảm bảo nguyên tắc phân định thẩm quyền rõ ràng, không chồng chéo giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Đồng thời, phải bảo đảm tính nhất quán, bám sát mục tiêu, quan điểm, định hướng về đổi mới TCBM, sắp xếp tinh gọn, hiệu lực của cơ quan hành chính nhà nước của cơ quan thành phố trực thuộc trung ương. Để xây dựng được nội dung khuôn khổ pháp lý mới về phân cấp
165
TCBM đối với thành phố trực thuộc trung ương cần rà soát, cần tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về TCBM nhà nước trên tinh thần Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa XII của Đảng.
Thứ hai, xác định được tính đặc thù của các thành phố trực thuộc trung ương để phân cấp thẩm quyền cho phù hợp với đặc điểm, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi thành phố. Do đó, bộ máy hành chính nhà nước ở các thành phố trực thuộc trung ương phải mang tính tập trung thống nhất, vận hành thông suốt, nhanh nhạy và không thể bị cắt khúc theo kiểu cát cứ ở nông thôn; có cơ cấu tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả.
Ngoài ra, TCBM cần được tổ chức phù hợp với đặc điểm của thành phố trực thuộc trung ương, trong quá trình hoạt động thành phố trực thuộc trung ương cần được trao quyền quyết định bộ máy giúp việc, quy định chức năng, nhiệm vụ các bộ phận giúp việc và được phân cấp cho chính quyền cấp dưới thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương.
Thứ ba, tiếp tục nghiên cứu những vấn đề phân cấp quản lý TCBM thành phố trực thuộc trung ương đặt trong môi trường quản lý hiện đại, ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, xây dựng chính quyền điện tử và đô thị thông minh. Thành phố trực thuộc trung ương là những đô thị lớn, áp lực về quản trị đô thị thích ứng với quy mô và tốc độ đô thị hóa cao nên quản lý đô thị cần được thích ứng với những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ tiên tiến.
Đồng thời, mô hình TCBM và quản lý cũng cần được tổ chức và hoạt động phù hợp với đặc điểm của thành phố trực thuộc trung ương. Do đó, khi phân cấp cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương về TCBM cần tính đến các yếu tố trên nhằm phát huy tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước.
4.3.3.2. Phân cấp quản lý nhà nước về CBCC
Thẩm quyền quản lý CBCC có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát huy tính năng động, sáng tạo, tự chủ của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Bởi vì, suy đến cùng mọi cơ chế, chính sách, thẩm quyền được phân cấp đều tùy thuộc vào đội ngũ CBCC thực hiện trên thực tế tốt hay kém. Đo đó, việc tăng cường phân cấp cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương trong lĩnh vực CBCC là yêu cấp thiết để phát huy sức sáng tạo, đóng góp, cống hiến trí tuệ, năng lực cho sự
166
nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Theo đó, cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện thể chế về quản lý CBCC nói chung và chính sách phân cấp về CBCC đối với thành phố trực thuộc trung ương. Khuôn khổ thể chế quản lý CBCC và các chính sách phân cấp về quản lý CBCC đối với thành phố trực thuộc trung ương cần thể hiện tính chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Chính phủ chỉ giữ vai trò ban hành tiêu chuẩn, tiêu chí để quản lý đảm bảo trình độ, năng lực của CBCC. Các nội dung quản lý CBCC cụ thể cần được phân cấp cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Khuôn khổ thể chế mới về quản lý CBCC cần đồng bộ với thể chế về thành phố trực thuộc trung ương (Luật về thành phố trực thuộc trung ương như đề xuất ở trên). Theo đó nhấn mạnh đến:
Thứ hai, đối với quản lý đội ngũ CBCC, thành phố trực thuộc trung ương cần được quyền quyết định số lượng công chức, quyết định biên chế, hình thức làm việc, chế độ làm việc của công chức nhằm tạo ra môi trường làm việc năng động, cạnh tranh để nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, trong sạch nền công vụ. Chính quyền thành phố trực thuộc trung ương cần được quyền quản lý công chức ở các khâu: tổ chức thi tuyển, thi nâng ngạch công chức, quyết định chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp, chính sách thu hút nhân tài... Trao quyền chủ động hơn đối với người đứng đầu, thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp công lập.
Thứ ba, tăng cường thực hiện phân cấp tổ chức thi tuyển CBCC theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và các quy định của Chính phủ. Cần đẩy mạnh phân cấp tuyển dụng, sử dụng và quản lý CBCC về cho thành phố trực thuộc trung ương nhằm tăng sự chủ động và chịu trách nhiệm của thành phố trực thuộc trung ương;
từng bước gắn thẩm quyền tuyển dụng với thẩm quyền sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công vụ. Việc tiếp nhận, tuyển dụng công chức trong trường hợp không qua thi tuyển; việc thi nâng ngạch từ cán sự lên ngạch chuyên viên; nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn ngạch chuyên viên cao cấp… nên giao thành phố trực thuộc trung ương, không phải chờ ý kiến của Bộ Nội vụ như hiện nay.
Thứ tư, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cần trao quyền quyết định hình thức đào tạo, nội dung đào tạo và chương trình đạo tạo, đánh giá kết quả đào
167
tạo cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC vẫn theo chương trình khung của Bộ Nội vụ ban hành. Cơ quan có chức năng đào tạo bồi dưỡng CBCC vẫn do cơ sở đào tạo của Bộ Nội vụ. Tuy nhiên, trên thực tế công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC chưa hiệu quả do chương trình, nội dung, phương thức đào tạo chưa phù hợp. Điều này xuất phát từ nguyên nhân giữa cơ sở đào tạo và địa phương sử dụng CBCC chưa có sự thống nhất về nhu cầu đào tạo, nhu cầu đào tạo theo vị trí việc làm. Chính vì vậy, chính quyền thành phố trực thuộc trung ương cần được giao thẩm quyền này để chủ động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ tại thành phố trực thuộc trung ương.
Thứ năm, trong công tác thuyên chuyển, điều động CBCC: Để bảo đảm tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương, tùy thuộc vào tình hình thực tế của mình có thể quy định thêm các điều kiện tiếp nhận, thuyên chuyển thành phố trực thuộc trung ương nhưng vẫn phải bảo đảm tuân thủ các quy định của trung ương về cơ quan, trình tự, thời hạn giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết thuyên chuyển, tiếp nhận phải niêm yết công khai, đầy đủ thủ tục hành chính về công tác thuyên chuyển, tiếp nhận, về hồ sơ, quy trình và thời gian thực hiện
Thứ sáu, trong công tác đánh giá CBCC: đề xuất hoàn thiện mô hình phân cấp trong đánh giá công chức theo hướng trao nhiều quyền hơn cho các cơ quan trực tiếp sử dụng công chức, đảm bảo được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Do người lãnh đạo đơn vị là người giao và kiểm soát công việc vì vậy mới có khả năng nắm bắt được hoạt động của công chức và có trách nhiệm cá nhân với kết quả đánh giá. Các cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp sử dụng công chức cần được trao quyền chủ động theo các nội dung sau: Quyết định các tiêu chí và nội dung đánh giá cụ thể dựa vào các “tiêu chí cứng” do Đảng, Chính phủ quy định và dựa vào các tiêu chí do bộ quản lý ngành hoặc địa phương quy định; quyết định phương pháp và chủ thể đánh giá công chức; tăng cường trách nhiệm người đứng đầu cơ quan trực tiếp sử dụng CBCC trong việc đánh giá; xây dựng quy trình đánh giá phù hợp với thực tiễn cơ quan; trao quyền tự quyết cho cơ quan hành chính nhà nước trong xử lý kết quả đánh giá. Cơ quan sử dụng CBCC phải được quyền sử dụng kết quả đánh giá để khen thưởng, kỷ luật, bổ nhiệm, đào tạo. Các nội dung này cần được phân
168
cấp cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương để tăng cường trách nhiệm, chủ động thay thế những CBCC kém năng lực và phẩm chất.
Thứ bảy, cần rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách đối với CBCC theo hướng khuyến khích CBCC nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức công vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ; lấy bản lĩnh chính trị, phẩm chất, đạo đức, năng lực, hiệu quả thực thi nhiệm vụ để đánh giá, đề bạt bổ nhiệm cán bộ. Xây dựng cơ chế, chính sách đãi ngộ, thu hút, trọng dụng nhân tài. Đội ngũ CBCC cần được sắp xếp theo hướng tinh giản, có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu theo vị trí việc làm; xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp, thậm chí thuê những người có tài năng đảm nhận công việc thay thế những bộ phận công việc cần thiết. Nội dung này đã được trung ương phân cấp đặc thù cho một số thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, nó chưa đồng bộ, thống nhất, trở thành thể chế chính thức cùng vận hành chung với thể chế về thành phố trực thuộc trung ương. Do đó, các chính sách đãi ngộ CBCC tại các thành phố trực thuộc trung ương nên cần được tiếp tục nghiên cứu và đề xuất.