Chương 3. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA
3.2. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
3.2.1. Thực trạng phân cấp thẩm quyền ban hành pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn và định mức NSNN
96
Thực trạng phân cấp thẩm quyền ban hành pháp luật, chính sách quản lý NSNN
Trong công tác quản lý NSNN thì những quy định về pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn, định mức NSNN có vai trò quan trọng. Quy định pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn, định mức NSNN không chỉ là những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán NSNN, kiểm soát thu chi ngân sách mà còn là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quản lý và điều hành NSNN của trung ương và địa phương.
Thẩm quyền ban hành pháp luật, chính sách quản lý NSNN được quy định cụ thể trong Luật Ngân sách nhà nước. Thẩm quyền trung ương: bao gồm thẩm quyền của Quốc hội và Chính phủ và các bộ ngành trung ương. Thẩm quyền địa phương: bao gồm các cơ quan nhà nước là HĐND và UBND cấp tỉnh.
Ở cấp trung ương, cơ quan có quyền ban hành pháp luật, chính sách quản lý NSNN là Quốc hội. Khoản 4 Điều 69 Hiến pháp năm 2013 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội trong quản lý tài chính – Ngân sách quốc gia: “Quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế; quyết định phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi giữa ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; quyết định mức giới hạn an toàn nợ quốc gia, nợ công, nợ chính phủ; quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước”. Thẩm quyền của Quốc hội trong lĩnh vực NSNN được cụ thể hoá tại Điều 19 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015: Làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực tài chính - ngân sách. Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội trong lĩnh vực tài chính – ngân sách. Thẩm quyền của Chính phủ được quy định tại Điều 24 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015: “ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài chính - ngân sách theo thẩm quyền”. Bên cạnh đó, thẩm quyền của Bộ Tài chính cũng được quy định tại Điều 26 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015: “ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực tài chính - ngân sách theo thẩm quyền”.
Ở cấp địa phương, thẩm quyền ban hành pháp luật, chính sách quản lý NSNN thuộc về HĐND và UBND. HĐND các thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền quyết định dự toán và phân bổ ngân sách, phê chuẩn quyết toán ngân sách cấp mình trên cơ sở khả năng thu và nhu cầu chi, giám sát việc thực hiện ngân sách đã được quyết định. Hoạt động giám sát của HĐND trọng tâm vào những nội dung
97
như kế hoạch, chu trình ngân sách, quản lý nhà nước đối với các hoạt động đầu tư của thành phố, thẩm tra báo cáo của UBND về thực hiện dự toán thu chi ngân sách trên phương diện tuân thủ pháp luật và phù hợp với đặc điểm phát triển của mỗi thành phố. Là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở các thành phố trực thuộc trung ương, HĐND các thành phố trực thuộc trung ương có những thẩm quyền trong việc ban hành một số chế độ thu phí, lệ phí, phụ thu theo qui định của Chính phủ, xây dựng dự án vay vốn trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở vượt khả năng nguồn thu khi được Chính phủ phê chuẩn. Bên cạnh HĐND, UBND các thành phố trực thuộc trung ương cũng được giao nhiệm vụ thực hiện quản lý, điều hành ngân sách trong phạm vi thẩm quyền luật định và trên cơ sở những nhiệm vụ về kinh tế, ngân sách do các cơ quan quyền lực đề ra.
Trong nhiều năm qua, việc ban hành pháp luật và chính sách về tài chính – ngân sách đã tạo khuôn khổ pháp lý để quản lý NSNN thống nhất theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Chính sách thu ngân sách, định mức phân bổ chi NSNN, các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn về chi NSNN do trung ương thống nhất ban hành, áp dụng trong phạm vi cả nước, thu ngân sách được tập trung vào Kho bạc nhà nước và thực hiện phân cấp nguồn thu giữa các cấp ngân sách theo luật định. Dự toán ngân sách được xây dựng từ cơ sở, được tổng hợp trình Quốc hội, HĐND các cấp ở địa phương xem xét, quyết định. Do vậy, đã đảm bảo công tác quản lý NSNN chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, công khai minh bạch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chi an sinh xã hội, đầu tư cho kết cấu hạ tầng đã có bước phát triển tích cực; đảm bảo quốc phòng, an ninh; thực hiện cải cách hành chính trong tất cả các khâu của quy trình NSNN.
Thực trạng phân cấp thẩm quyền ban hành định mức quản lý NSNN
Định mức NSNN bao gồm định mức phân bổ NSNN và định mức chi tiêu NSNN. Định mức phân bổ NSNN là căn cứ để xây dựng và phân bổ ngân sách cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các địa phương. Định mức chi tiêu NSNN là những chế độ, tiêu chuẩn làm căn cứ để thực hiện chi tiêu và kiểm soát chi tiêu ngân sách (Lê Toàn Thắng, 2013). Trong quản lý NSNN, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức có vai trò hết sức quan trọng. Đó không chỉ là một trong những căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán,
98
phân bổ ngân sách và kiểm soát chi tiêu, mà còn là một trong những tiêu chuẩn đánh giá chất lượng quản lý và điều hành ngân sách của các cấp chính quyền.
Theo Luật Ngân sách nhà nước năm 2015 thì toàn bộ hệ thống chế độ, tiêu chuẩn định mức do các cơ quan nhà nước ở trung ương ban hành. Điều 19 quy định Quốc hội làm luật và sửa đổi luật trong lĩnh vực NSNN. Điều 25 quy định Chính phủ ban hành các văn bản pháp quy về NSNN theo thẩm quyền. Điều 26 quy định Bộ Tài Chính chủ trì phối hợp với các bộ, ngành trong việc xây dựng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NSNN trình Chính phủ quyết định hoặc quyết định theo phân cấp Chính phủ để thi hành thống nhất trong cả nước. Điều 30 quy định HĐND cấp tỉnh có quyền quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp nhưng lại theo quy định của pháp luật. Điều này đảm bảo sự tập trung thống nhất trong cả nước, tạo điều kiện dễ tính toán cân đối NSNN thống nhất, dễ kiểm tra, kiểm soát địa phương trong việc chi tiêu và chấp hành chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức.