Chương 3. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC GIỮA
3.1. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
3.1.3. Một số kết quả thực hiện thẩm quyền, nhiệm vụ phân cấp quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Phân cấp quản lý nhà nước về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng đối với sự phát triển đồng bộ, đột phá và hiệu quả của các thành phố trực thuộc trung ương. Ở Việt Nam, trong nhiều thập kỷ qua công tác quy hoạch, kế hoạch nói chung và quy hoạch kế hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội nói riêng luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Để khắc phục tình trạng quy hoạch chồng quy hoạch, quy hoạch cấp trên chồng chéo quy hoạch của cấp dưới, quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội chồng chéo quy hoạch ngành... Luật Quy hoạch năm 2017 ra đời là kết quả đổi mới về thể chế quy hoạch từ trước đến nay. Trước hết là ở phương pháp tiếp cận về công tác quy hoạch: Phương pháp tiếp cận tổng hợp, mang tính tích hợp quy hoạch và phối hợp đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực có liên quan đến kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch trên một phạm vi lãnh thổ xác định nhằm đạt được mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững (Điều 3, Luật Quy hoạch năm 2017).
Luật Quy hoạch năm 2017 là căn cứ pháp lý quan trọng để khắc phục sự tùy tiện, dễ thay đổi, điều chỉnh có tính nhiệm kỳ, không đồng nhất về tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược, thiếu tính kế thừa đã tạo thành một lực cản, gây lãng phí cho sự phát triển của từng địa phương và cả nước. Tại khoản 1 Điều 4 Luật Quy hoạch quy định những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch: Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ.
Thực tế trong nhiều thập kỷ vừa qua, sự phát triển của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các ngành, của đất nước đã dựa trên các quy hoạch, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội được lập và phê duyệt. Đặc biệt là quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đã lập từ cả nước cho tới cấp huyện. Đây là những cơ sở định hướng, mục tiêu cho các cấp, các ngành, Chính phủ phủ quản lý và điều hành kinh tế đất nước. Tuy vậy, chi phí đầu tư cho công tác quy hoạch, kế hoạch cũng không phải là nhỏ, song hiệu quả cũng chưa được như kỳ vọng và như
93
chính mục tiêu của các bản quy hoạch, kế hoạch. Theo Vụ Quản lý quy hoạch, Bộ Kế hoạch và Đầu tư: trong giai đoạn 2011 - 2020 Việt Nam mất khoảng 8 ngàn tỷ đồng để triển khai thực hiện gần 20 ngàn quy hoạch của các cấp, các ngành. Trong đó, có không ít quy hoạch được lập ra nhưng không thực hiện gây khó khăn cho doanh nghiệp, người dân trong việc đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Theo các chuyên gia, thực hiện Luật Quy hoạch dự kiến có khoảng 8.400 quy hoạch các cấp: quốc gia, vùng, tỉnh, huyện sẽ được loại bỏ. Luật đi vào thực hiện sẽ đơn giản hồ sơ thủ tục cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong thực hiện các công trình, dự án [xem: 100]. Dự tính số quy hoạch ở cấp quốc gia giảm từ 270 xuống còn 41 quy hoạch. Quy hoạch ở cấp vùng giảm từ 76 xuống còn 6 quy hoạch và quy hoạch ở cấp tỉnh giảm từ 3.308 quy hoạch xuống còn 63 quy hoạch và loại bỏ 708 quy hoạch tổng thể ở cấp huyện vì được tích hợp vào quy hoạch tỉnh [xem:
100].
Theo đánh giá của các chuyên gia và lãnh đạo địa phương: ng Nguyễn Hữu Nguyên, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư tỉnh Đồng Nai cho rằng: “Lâu nay khi thực hiện dự án hay đề án về sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp, cá nhân phải mất rất nhiều thời gian, chi phí chờ các sở, ngành, địa phương phê duyệt quy hoạch. Nhưng khi luật mới có hiệu lực sẽ bỏ được việc phải đi các sở, ngành, địa phương xin quy hoạch ngành vì những quy hoạch còn giữ lại đều tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh” [xem: 100].
Bảng 3.2. Danh mục quy hoạch đã được phê duyệt và triển khai của thành phố trực thuộc trung ương thời kỳ 2010-2020, tầm nhìn 2030 Thành phố Quy hoạch
Năm phê duyệt/điều
chỉnh
Quy hoạch 2021- 2030, tầm nhìn 2050
Hà Nội
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- Phê duyệt 2011 - Phê duyệt điều chỉnh cục bộ 2018
Đang triển khai
Hải Phòng
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn 2030
Phê duyệt năm
2013 Đang triển khai
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2025, định hướng 2030
Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung năm 2018
94 Đà Nẵng
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
Phê duyệt
2010 Đang triển khai
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020, tầm nhìn 2030
Phê duyệt điều chỉnh năm 2020 Tp. Hồ Chí
Minh
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
Phê duyệt năm
2013 Đang triển khai
Cần Thơ
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Phê duyệt năm
2013 Đang triển khai
Nguồn: Tổng hợp của tác giả, năm 2020 Theo báo cáo tình kinh tế - xã hội của cả nước năm 2011 – 2015, kế hoạch phát triển năm 2015 – 2020 của Chính phủ: Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 259 quy hoạch và các Bộ, ngành phê duyệt 231 quy hoạch. Điều chỉnh bổ sung quy hoạch 6 vùng kinh tế - xã hội, 4 vùng kinh tế trọng điểm, 41 quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, thành phố [9]. Hiện nay, tính đến 05/2020, hầu hết 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025, đồng thời tiến hành xây dựng Chương trình hành động thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm 2021 - 2025 để phê duyệt và triển khai thực hiện ngay khi Kế hoạch được cấp có thẩm quyền thông qua.
Thực hiện thẩm quyền quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành đã được phân cấp các thành phố trực thuộc trung ương đã triển khai quy thực hiện thẩm quyền được phân cấp. Ví dụ: Tp. Hồ Chí Minh đã và đang nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung thành phố. Triển khai thực hiện công tác nghiên cứu, rà soát chuẩn bị nội dung lập điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo định hướng đổi mới. Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng thành phố Hồ Chí
95
Minh, thành phố đã chỉ đạo thực hiện việc nghiên cứu dự kiến sẽ tích hợp nhiều nội dung đa ngành như môi trường, kho bãi, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng dịch vụ, hạ tầng xã hội, quy hoạch cao độ nền vào nhiệm vụ và đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố. Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2025. Triển khai có hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong việc công bố thông tin quy hoạch trên mạng interent và điện thoại thông minh, góp phần cải thiện công khai minh bạch và cải cách hành chính. Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý quy hoạch và góp phần xây dựng nền tảng của đô thị thông minh và quá trình chuyển đổi số của thành phố [xem: 82].
Tính đến năm 2020, Thành phố Hải Phòng hoàn thành điều chỉnh Đề án điều chỉnh cục bộ Quy hoạch phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Đề án cơ cấu lại ngành du lịch thành phố đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đồng thời đề ra định hướng: Hoàn thành và triển khai đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.
Thực hiện nghiêm quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị chug thành phố Hải Phòng. Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, kiểm soát phát triển đô thị... Hoàn thiện việc trình duyệt kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2021 – 2025 của thành phố, hướng dẫn lập và thẩm định kế hoạch sử dụng đất năm 2020 cấp huyện. [xem: 81].
Năm 2011, Hà Nội đã được Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung năm 2018. Tháng 6/2020 UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 10/CT-UBND về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 – 2025 yêu cầu phải phù hợp với mục tiêu Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.