Những vấn đề kế thừa và giá trị tham khảo của các công trình nghiên cứu đã công bố

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương (Trang 39 - 43)

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐƯỢC KẾ THỪA VÀ TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU

1.3.1. Những vấn đề kế thừa và giá trị tham khảo của các công trình nghiên cứu đã công bố

Nghiên cứu về phân cấp giữa trung ương và địa phương đã có bề dày lịch sử trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Những công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã cho thấy sự công phu, đa dạng trong thống nhất là đều hướng đến phân cấp, phân quyền nhằm tăng quyền tự quản (tự chủ, tự chịu trách nhiệm) của chính quyền địa phương. Nội dung của các công trình đã đáp ứng nhu cầu lý luận và giải quyết những vấn đề phân cấp, phân quyền cụ thể. Trên cơ sở đó cung cấp những vấn đề lý luận và thực tiễn để các nghiên cứu tiếp theo kế thừa và phát triển, gắn với

29

bối cảnh cụ thể. Giá trị của mỗi nhóm công trình ở trong và ngoài nước đều có những đóng góp quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn:

(1) Đối với những công trình nghiên cứu của các tác giả ở nước ngoài: Giá trị của nhóm công trình nghiên cứu ở nước ngoài chủ yếu có nội dung về phân cấp, phân quyền, tự quản địa phương, xây dựng, quản lý đô thị của một số quốc gia dưới góc độ nghiên cứu chung nhất. Từ đó, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm, sự kế thừa trong quá trình xác định mô hình phân cấp, phân quyền, xây dựng chính quyền nhà nước nói chung phù hợp với đặc điểm về chính trị, văn hóa, lãnh thổ, dân cư... của Việt Nam. Những công trình nghiên cứu trên thế giới đã cung cấp cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn cho đề tài luận án trong việc nhận định, đánh giá, so sánh các vấn đề phân cấp giữa trung ương và địa phương nói chung, thành phố trực thuộc trung ương nói riêng; mức độ phân cấp của chính quyền trung ương cho chính quyền địa phương, nhất là các thành phố lớn, các đặc khu ở một số quốc gia;

cơ cấu tổ chức các cơ quan và mối quan hệ giữa các cơ quan chính quyền... Những bài học thành công hay thất bại trong quá trình phân cấp, phân quyền của một số quốc gia là kinh nghiệm quý báu cho việc nghiên cứu và thực hiện phân cấp ở Việt Nam hiện nay.

Các học giả nước ngoài nghiên cứu về phân cấp, phân quyền, chính quyền địa phương, chính quyền thành phố trực thuộc trung ương không chỉ ở những nước phát triển mà cả những nước đang phát triển, kém phát triển, qua đó cung cấp cho chúng ta cái nhìn đa chiều về phân cấp, phân quyền, mô hình phân cấp cho chính quyền đô thị lớn, đặc biệt ở một số quốc gia và kinh nghiệm phân cấp, phân quyền, tổ chức của chính quyền đô thị ở một số nước trên thế giới, những nước phát triển, đang phát triển và những nước có đặc điểm tương đồng với Việt Nam. Tuy nhiên, những nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở khung lý thuyết chung về phân cấp, phân quyền, chính quyền địa phương và quản lý đô thị, chưa đi vào nghiên cứu trường hợp điển hình.

Đặc biệt các nghiên cứu ở nước ngoài chưa có sự nghiên cứu, đánh giá và đề xuất giải pháp để thực hiện phân cấp giữa chính quyền trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương; mô hình phân cấp nào phù hợp cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương... Do sự khác nhau về chính trị, văn hóa, xã hội và cơ chế phân cấp khác nhau nên giữa các công trình có nhiều cách đánh giá, kết luận về nội dung nghiên cứu. Vì vậy, kết quả của mỗi công trình chưa thể được xem là giải

30

pháp tối ưu để giải quyết vấn đề phân cấp giữa trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương, nhất là gắn với bối cảnh ở Việt Nam. Đây là vấn đề của những công trình nghiên cứu ở trong nước nói chung và nội dung đề tài luận án hướng đến nghiên cứu nhằm giải quyết những vấn đề đặt ra cả lý luận và thực tiễn trong nước.

(2) Đối với những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước: Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam ít nhiều đã đề cấp tới việc phân cấp, phân quyền, tự quản địa phương, phân cấp quản lý trong tổ chức và hoạt động của chính quyền ở địa phương với những bất cập hiện tại và đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý, đáp ứng mục tiêu cải cách nền hành chính. Đó là kết quả nghiên cứu nghiêm túc và công phu của các tác giả về phân cấp, phân quyền, tổ chức hoạt động của chính quyền địa phương.

i) Hướng nghiên cứu của các tác giả trong nước đối với những vấn đề lý luận chung về phân cấp quản lý nhà nước đã nghiên cứu tương đối có hệ thống về lý luận phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước. Các công trình đã có nhiều hướng tiếp cận khác nhau về phân cấp, phân quyền; đánh giá, so sánh việc phân cấp giữa chính quyền trung ương với chính quyền địa phương và trong nội bộ tổ chức chính quyền địa phương. Trên cơ sở lý thuyết, các tác giả đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường phân cấp giữa trung ương và địa phương, giữa chính quyền cấp trên với chính quyền cấp dưới trong tổ chức chính quyền địa phương.

Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố trong nước là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích và trực tiếp cho đề tài luận án. Tuy nhiên, hạn chế của nhóm công trình này là chưa có nội dung nghiên cứu chuyên sâu, có hệ thống, đánh giá thực trạng dựa trên nghiên cứu trường hợp điển hình nhằm đề xuất giải pháp, mô hình phân cấp cụ thể. Đặc biệt, hướng nghiên cứu phân cấp quản lý nhà nước giữa chính quyền trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ) chưa được tập trung nghiên cứu đúng mức, có trọng tâm và cần thiết. Trong khi đó, đây là vấn đề quan trọng và cấp thiết để “cởi trói” nhằm thúc đẩy các thành phố lớn phát triển năng động.

ii) Nhóm công trình nghiên cứu về phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương đã có những đóng góp nhất định về

31

lý luận phân cấp giữa trung ương và chính quyền địa phương, đặc biệt là chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Đây là những kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo đối với đề tài của luận án khi tiếp cận nghiên cứu các lĩnh vực phân cấp quan trọng giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên, các nghiên cứu theo hướng này cũng mới chỉ dừng lại ở những vấn đề lý luận về phân cấp của các lĩnh vực, có đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp để đẩy mạnh phân cấp, nâng cao hiệu quả phân cấp của lĩnh vực nghiên cứu giữa trung ương và chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Các công trình nghiên cứu điển hình về phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và chính quyền các thành phố trực thuộc trung ương còn ít. Khi nghiên cứu về thành phố trực thuộc trung ương, hầu hết các công trình nghiên cứu đều hướng đến nghiên cứu về chính quyền đô thị. Trên thực tế, để phân cấp cho các thành phố trực thuộc trung ương cần có những chính sách đột phá mạnh mẽ. Song, cơ sở lý luận, pháp lý và khoa học để thực hiện phân cấp các lĩnh vực trên chưa hoàn thiện và có tính đột phá, vượt trước.

Đây là những vấn đề còn nhiều khoảng trống mà đề tài luận án tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện và đề xuất.

iii) Các quan điểm chuyên gia, học giả và nhóm công trình nghiên cứu, bài báo khoa học công bố về cơ chế phân cấp đặc thù cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương từ trước đến nay không nhiều về số lượng, nhưng bước đầu đã khởi xướng sự quan tâm về sự cần thiết phải đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Kết quả nghiên cứu của các tác giả đều gắn với nhu cầu và đòi hỏi thực tiễn của thành phố trực thuộc trung ương. Hiện nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về mặt lý luận và thực tiễn; từ thực trạng phân cấp và giải pháp tối ưu, cũng như lộ trình đảm bảo thực hiện phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Các đề tài, công trình nghiên cứu đều mang tính khái quát cao, tập trung phản ánh chủ yếu ở cấp quản lý hành chính nhà nước mà chưa đặt vấn đề một cách cụ thể, gắn với thẩm quyền của chính quyền thành phố trực thuộc trung ương. Quá trình nghiên cứu cơ chế phân cấp đặc thù cho thành phố trực thuộc trung ương còn hạn chế, hầu như chỉ dừng lại ở những bài tham luận ngắn trong hội thảo khoa học, tạp chí. Trong khi đó, việc phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương là nội dung phức tạp. Do đó, những nghiên cứu về phân cấp quản

32

lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương là hoàn toàn mới, đặt ra nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và giải đáp có tính hệ thống, chuyên sâu và khoa học. Theo đó, nhiều vấn đề đặt ra như: cơ sở khoa nào làm căn cứ để đề ra chủ trương, chính sách phân cấp cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương? Cơ sở pháp lý nào để đẩy mạnh phân cấp, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền thành phố trực thuộc trung ương? Và giải pháp nào để tăng cường phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương?...

Một phần của tài liệu Phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương với chính quyền thành phố trực thuộc trung ương (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(224 trang)